Bismuth(III) chloride

Bismuth(III) chloride
Mẫu bismuth(III) chloride
Cấu trúc của bismuth(III) iodide
Danh pháp IUPACBismuth chloride
Tên khácBismuth trichloride
Trichlorobismuth
Trichlorobismuthhin
Nhận dạng
Số CAS7787-60-2
PubChem24591
Số RTECSEB2690000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Bi](Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/Bi.3ClH/h;3*1H/q+3;;;/p-3
Thuộc tính
Công thức phân tửBiCl3
Khối lượng mol315,3381 g/mol (khan)
351,36866 g/mol (2 nước)
Bề ngoàitinh thể vàng nhạt
Khối lượng riêng4,75 g/cm³
Điểm nóng chảy 227 °C (500 K; 441 °F)
Điểm sôi 447 °C (720 K; 837 °F)
Độ hòa tan trong nướcthủy phân (xem bảng tính tan)
Độ hòa tantan trong metanol, ether, aceton
tạo phức với amonia, thiourê
MagSus-26.5·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Bismuth(III) chloride, còn được đề cập với dưới cái tên bơ của bismuth là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố là bismuthchlor, với công thức hóa học được quy định là BiCl3. Hợp chất này là nguồn phổ biến của ion Bi3+. Hợp chất này tồn tại dưới dạng khí và tinh thể đều sử dụng một cấu trúc hình chóp, phù hợp với lý thuyết VSEPR.

Điều chế

Bismuth(III) chloride có thể được tổng hợp trực tiếp bằng cách cho dòng khí chlor đi qua kim loại bismuth.

2Bi + 3Cl2 → 2BiCl3

hoặc bằng cách hòa tan kim loại bismuth trong nước thủy ngân, làm bay hơi hỗn hợp để tạo ra BiCl3·2H2O, có thể được chưng cất để tạo thành hợp chất bismuth(III) chloride khan.[1]

Ngoài ra, nó có thể được điều chế bằng cách thêm acid hydrochloric vào bismuth(III) oxide và làm bay hơi dung dịch.

Bi2O3 + 6HCl → 2BiCl3 + 3H2O

Ngoài ra, hợp chất có thể được điều chế bằng cách hòa tan bismuth trong acid nitric đặc và sau đó thêm natri chloride dạng rắn vào dung dịch này.[2]

Bi + 6HNO3Bi(NO3)3 + 3H2O + 3NO2 → Bi(NO3)3 + 3NaCl → BiCl3 + 3NaNO3

Hợp chất khác

BiCl3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như BiCl3·½NH3 là chất rắn đỏ, BiCl3·2NH3 là chất rắn lục nhạt-xám không tinh khiết hay BiCl3·3NH3 là chất rắn không màu.[3]

BiCl3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như BiCl3·2CS(NH2)2 là chất rắn màu vàng[4], 3BiCl3·7CS(NH2)2 là tinh thể vàng, D = 2,52 g/cm³ hay BiCl3·3CS(NH2)2 là tinh thể vàng (rutil, D = 2,3 g/cm³), cam (ba nghiêng, D = 2,37 g/cm³). Dạng ⅔ nước có màu cam, D = 2,37 g/cm³.[5]

Tham khảo

  1. ^ Godfrey, S. M.; McAuliffe, C. A.; Mackie, A. G.; Pritchard, R. G. (1998). Nicholas C. Norman (biên tập). Chemistry of arsenic, antimony, and bismuth. Springer. tr. 90. ISBN 0-7514-0389-X.
  2. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  3. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-vi Part V (J.newton Friend; 1936), trang 167. Truy cập 3 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Colorimetric Methods of Analysis: Inorganic (Foster Dee Snell, Cornelia Tyler Snell; D. Van Nostrand Company, 1948), trang 165. Truy cập 24 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 tháng 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 3 tháng 4 năm 2021.