Molybden(III) chloride

Molybden(III) chloride
Danh pháp IUPACMolybdenum(III) chloride
Molybdenum trichloride
Tên khácMolybden trichloride
Nhận dạng
Số CAS13478-18-7
PubChem83515
Số EINECS236-775-9
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Mo](Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/3ClH.Mo/h3*1H;/q;;;+3/p-3
UNII9D9PY7688B
Thuộc tính
Công thức phân tửMoCl3
Khối lượng mol202,3081 g/mol (khan)
256,35394 g/mol (3 nước)
Bề ngoàichất rắn màu đỏ đậm
thuận từ
Khối lượng riêng3,58 g/cm³
Điểm nóng chảy 410 °C (683 K; 770 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tankhông tan trong ethanol, ether
tạo phức với amonia, ure, thioure
MagSus+43,0·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácMolybden(III) fluoride
Molybden(III) bromide
Molybden(III) iodide
Cation khácChromi(III) chloride
Wolfram(III) chloride
Nhóm chức liên quanMolybden(II) chloride
Molybden(IV) chloride
Molybden(V) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Molybden(III) chloride là một hợp chất vô cơcông thức hóa học MoCl3. Nó tạo thành các tinh thể màu tím.[1]

Tổng hợp và cấu trúc

Molybden(III) chloride được tổng hợp bằng cách khử molybden(V) chloride với hydro.[2] Hiệu suất cao hơn được tạo ra bằng cách khử molybden(V) chloride nguyên chất với thiếc(II) chloride khan làm chất khử.[3]

Molybden(III) chloride tồn tại dưới dạng hai dạng đa hình: alpha (α) và beta (β). Cấu trúc alpha tương tự như cấu trúc của nhôm chloride (AlCl3). Trong cấu trúc này, molybden có dạng hình học phối trí bát diện và thể hiện sự bao bọc hình khối trong cấu trúc tinh thể của nó. Tuy nhiên, cấu trúc beta thể hiện sự bao bọc hình lục giác.[4]

Phức THF

Molybden(III) chloride tạo ra phức hợp MoCl3(THF)3 (THF = tetrahydrofuran). Chất rắn màu cam nhạt này được tổng hợp bằng cách khử dung dịch THF của MoCl4(THF)2 với bột thiếc. Phức chất có dạng hình học bát diện. Phổ IR không có dải cường độ cao trong dải 900–1000 cm−1, một đặc điểm của các oxomolybden.[5]

Hexa(tert-butoxy)đimolybden(III) được điều chế bằng phản ứng tạo muối từ MoCl3(THF)3:[6]

2MoCl3(THF)3 + 6LiOBu-t → Mo2(OBu-t)6 + 6LiCl + 6THF

Hợp chất khác

MoCl3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như MoCl3·3NH3 là chất rắn màu vàng sáng.[7] MoCl3·6NH3 được cho là tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng.[8]

MoCl3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như MoCl3·3CO(NH2)2 là tinh thể vàng, tan trong nước.[9]

MoCl3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như MoCl3·3CS(NH2)2 là tinh thể vàng cam, tan trong N,N-dimethylformamide với sự phân hủy, tan ít trong nướcpyridin, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường.[9]

Tham khảo

  1. ^ Perry, Dale L. (2011). Handbook of Inorganic Compounds (ấn bản thứ 2). Boca Raton: Taylor & Francis. tr. 279. ISBN 978-1-4398-1461-1.
  2. ^ Couch DE, Brenner A (1959). “Preparation of Trichloride and Tetrachloride of Molybdenum”. Journal of Research of the National Bureau of Standards. Section A, Physics and Chemistry. 63A (2): 185–188. doi:10.6028/jres.063A.013. PMC 5287202. PMID 31216151.
  3. ^ Larson, Melvin L. (1970). “Preparation of Some Metal Halides- Anhydrous Molybdenum Halides and Oxide Halides - A Summary”. Inorganic Syntheses, Volume 12. tr. 178–181.
  4. ^ Hillebrecht H, Schmidt PJ, Rotter HW, Thiele G, Zönnchen P, Bengel H, Cantow HJ, Magonov SN, Whangbo MH (1997). “Structural and scanning microscopy studies of layered compounds MCl3 (M = Mo, Ru, Cr) and MOCl2 (M = V, Nb, Mo, Ru, Os)”. Journal of Alloys and Compounds. 246 (1–2): 70–79. doi:10.1016/S0925-8388(96)02465-6.
  5. ^ Dilworth, Jonathan R.; Richards, Raymond L. (1990). “The Synthesis of Molybdenum and Tungsten Dinitrogen Complexes”. Inorganic Syntheses. 28: 33–43. doi:10.1002/9780470132593.ch7.
  6. ^ Broderick, Erin M.; Browne, Samuel C.; Johnson, Marc J. A. (2014). “Dimolybdenum and Ditungsten Hexa(Alkoxides)”. Inorganic Syntheses. 36: 95–102. doi:10.1002/9781118744994.ch18.
  7. ^ Inorganic Syntheses, Tập 32 (John Wiley & Sons, 22 tháng 9, 2009 - 368 trang), trang 205. Truy cập 9 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Jorgensen, C. K. (2 tháng 12 năm 2012). Inorganic Complexes (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 77. ISBN 978-0-323-15969-2.
  9. ^ a b Bulletin of the Chemical Society of Japan, Tập 38,Trang 1-1054 (Nihon Kagakkai; Chemical Society of Japan., 1965), trang 124–125. Truy cập 25 tháng 4 năm 2021.