Kẽm chloride

Kẽm chloride
Mẫu kẽm chloride ngậm nước
Cấu trúc của kẽm chloride
Danh pháp IUPACZinc chloride
Tên khácKẽm(II) chloride
Kẽm đichloride
"Kẽm bơ"
Kẽm muriat
Nhận dạng
Số CAS7646-85-7
PubChem3007855
Số EINECS231-592-0
ChEBI49976
ChEMBL1200679
Số RTECSZH1400000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Zn]Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/2ClH.Zn/h2*1H;/q;;+2/p-2
ChemSpider5525
UNII86Q357L16B
Thuộc tính
Công thức phân tửZnCl2
Khối lượng mol136,2954 g/mol (khan)
154,31068 g/mol (1 nước)
163,31832 g/mol (1,5 nước)
181,3336 g/mol (2,5 nước)
190,34124 g/mol (3 nước)
208,35652 g/mol (4 nước)
298,43292 g/mol (9 nước)
Bề ngoàichất rắn tinh thể màu trắng
hút ẩm và dễ chảy nước
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng2,907 g/cm³
Điểm nóng chảy 290 °C (563 K; 554 °F)[1]
Điểm sôi 732 °C (1.005 K; 1.350 °F)[1]
Độ hòa tan trong nước432 g/100 mL (25 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tanhòa tan trong etanol, glycerolaceton
tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
Độ hòa tan trong cồn430 g/100 mL
MagSus-65,0·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Tọa độTứ diện, tuyến tính khi ở dạng khí
Dược lý học
Các nguy hiểm
Phân loại của EURất độc (T+)
Ăn mòn (C)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
NFPA 704

0
3
0
 
Chỉ dẫn RR22, R34, R50/53
Chỉ dẫn S(S1/2), S26, S36/37/39, S45, S60, S61
PELTWA 1 mg/m³ (khói)[2]
LC501260 mg/m³ (chuột, 30 phút)
1180 mg-min/m³[3]
LD50350 mg/kg (đường miệng, chuột)
350 mg/kg (chuột, oral)
200 mg/kg (guinea pig, oral)
1100 mg/kg (đường miệng, chuột)
1250 mg/kg (chuột, oral)[3]
RELTWA 1 mg/m³ ST 2 mg/m³ (khói)[2]
IDLH50 mg/m³ (khói)[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khácKẽm fluoride
Kẽm bromide
Kẽm iodide
Cation khácCadmi(II) chloride
Thủy ngân(II) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kẽm chloride là tên của các hợp chất với công thức hóa học ZnCl2 và các dạng ngậm nước của nó. Kẽm chloride, với tối đa ngậm 9 phân tử nước, là chất rắn không màu hoặc màu trắng, hòa tan rất mạnh trong nước.[cần dẫn nguồn] ZnCl2 khá hút ẩm và thậm chí dễ chảy nước. Do đó, các mẫu vật của muối này nên được bảo vệ tránh các nguồn ẩm, kể cả hơi nước có trong không khí xung quanh. Kẽm chloride có ứng dụng rộng rãi trong quá trình xử lý vải, thông lượng luyện kim và tổng hợp hóa học. Không có khoáng chất nào có thành phần hóa học này được biết đến ngoại trừ simonkolleit, một khoáng chất rất hiếm, chứa muối kiềm của kẽm chloride, với công thức Zn5(OH)8Cl2·H2O.

Cấu trúc và tính chất

Bốn dạng tinh thể (đa hình) của ZnCl2: α, β, γ, và δ đã được biết tới, và trong từng dạng đa hình các ion Zn2+ đều được kết nối tứ diện với 4 nguyên tử clo.[4]

Điều chế và tinh chế

ZnCl2 khan có thể được điều chế từ kẽm và axit clohydric.

Zn (r) + 2 HCl → ZnCl2 + H2 (k)

Các dạng hydrat và các dung dịch nước có thể được điều chế tương tự bằng cách cho Zn kim loại tác dụng với axit clohydric. Kẽm oxitkẽm sulfide phản ứng với HCl:

ZnS (rắn) + HCl (dung dịch) → ZnCl2 (dung dịch) + H2S (bay hơi)

Không giống như nhiều nguyên tố khác, kẽm chủ yếu chỉ tồn tại trong một trạng thái oxy hóa, +2, làm đơn giản hoá việc tinh chế chloride.

Các mẫu thương mại của kẽm chloride thường chứa nước và các sản phẩm tạp chất từ thủy phân. Các mẫu này có thể được tinh chế bằng cách kết tinh lại từ đioxan nóng. Các mẫu khan có thể được tinh chế bằng cách thăng hoa trong một dòng khí hydro chloride, tiếp theo là làm nóng tới 400 ℃ trong một dòng khí nitơ. Cuối cùng, phương pháp đơn giản nhất là xử lý kẽm chloride với thionyl chloride.[5]

Hợp chất khác

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như ZnCl2·NH3 là tinh thể trắng[6], ZnCl2·2NH3 là bột không màu[7], ZnCl2·4NH3 là bột màu trắng[8], ZnCl2·5NH3·H2O là tinh thể trắng dễ chảy[9] hay ZnCl2·6NH3 là chất rắn màu trắng.[10]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như ZnCl2·2N2H4 là chất rắn màu trắng.[11]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như ZnCl2·2NH2OH là chất rắn màu trắng.[12]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như ZnCl2·2CO(NH2)2 là tinh thể không màu, D = 1,91 g/cm³.[13]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như ZnCl2·CON3H5 và ZnCl2·2CON3H5 đều là tinh thể không màu, D = 2,08 g/cm³.[13]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CON4H6, như ZnCl2·2CON4H6 là tinh thể không màu.[14]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như ZnCl2·2CS(NH2)2 là tinh thể không màu, D = 1,976 g/cm³ (đo), 1,978 g/cm³ (tính toán).[15]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như ZnCl2·CSN3H5 là tinh thể không màu, D = 2,25 g/cm³[16] hay ZnCl2·2CSN3H5 là tinh thể trắng, nóng chảy ở 145 °C (293 °F; 418 K).[17]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CSN4H6, như ZnCl2·2CSN4H6 là tinh thể không màu.[18]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CSeN3H5, như ZnCl2·CSeN3H5 là tinh thể trắng, tan trong nước, cồn, không tan trong etanol.[19]

ZnCl2 còn tạo một số hợp chất với CSeN4H6, như ZnCl2·2CSeN4H6 là tinh thể không màu.[20]

Tham khảo

  1. ^ a b O'Neil, M. J.; và đồng nghiệp (2001). The Merck index: an encyclopedia of chemicals, drugs, and biologicals. N. J.: Whitehouse Station. ISBN 0911910131.
  2. ^ a b c “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0674”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  3. ^ a b “Zinc chloride fume”. Nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng hoặc sức khỏe. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  4. ^ Wells, A. F. (1984). Structural Inorganic Chemistry. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-855370-6.
  5. ^ Pray, A. P. (1990). Inorganic Syntheses. 28. New York: J. Wiley & Sons. tr. 321–322. ISBN 0-471-52619-3. Describes the formation of anhydrous LiCl, CuCl2, ZnCl2, CdCl2, ThCl4, CrCl3, FeCl3, CoCl2, and NiCl2 from the corresponding hydrates.
  6. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 48. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ Trpimir Ivšić, David Wenhua Bi, Arnaud Magrezb – New refinement of the crystal structure of Zn(NH3)2Cl2 at 100 K. Acta Crystallogr E Crystallogr Commun. 75 (9): 1386–1388 (ngày 30 tháng 8 năm 2019). doi:10.1107/S2056989019011757.
  8. ^ Peters, W. (ngày 26 tháng 7 năm 1912). Die Gültigkeit der Wernerschen Theorie der Nebenvalenzen für das Gebiet der Ammoniakate. Zeitschrift Für Anorganische Chemie, 77 (1), 137–190. doi:10.1002/zaac.19120770112 (liên kết Google Sách).
  9. ^ Chemical Guide-book (Chemical Markets, 1934), trang 622. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Chemisches Zentralblatt (L. Voss, 1912), trang 2025. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang 188. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 21 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1976), trang 1170. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 26,Trang 925-1820 (Chemical Society, 1981), trang 1163. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ Crystal Data; Determinative Tables, Tập 1 (Joseph Désiré Hubert Donnay, American Crystallographic Association; American Crystallographic Association, 1963 - 1302 trang), trang 516. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ L. Cavalca, M. Nardelli, G. Branchi – The crystal structure of monothiosemicarbazide-zinc chloride. Acta Cryst. 13, 688-693 (ngày 4 tháng 1 năm 1960). doi:10.1107/S0365110X60001679.
  17. ^ Journal of the Indian Chemical Society, Tập 54 (Indian Chemical Society, Calcutta; University Press, 1977), trang 136. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ Gary R. Burns – Metal complexes of thiocarbohydrazide. Inorg. Chem. 1968, 7, 2, tr. 277–283 (ngày 1 tháng 2 năm 1968). doi:10.1021/ic50060a022.
  19. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 14,Phần 1 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1969), trang 198. Truy cập 2 tháng 4 năm 2021.
  20. ^ Metallkomplexe des Selenocarbohydrazids (K.-H. Linke, R. Turley). Z. Naturforsch., 1969 (24B): 821–823.

Sách tham khảo

  • N. N. Greenwood, A. Earnshaw, Chemistry of the Elements, 2nd ed., Butterworth-Heinemann, Oxford, UK, 1997.
  • Lide, D. R. biên tập (2005). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 86). Boca Raton (FL): CRC Press. ISBN 0-8493-0486-5.
  • The Merck Index, 7th edition, Merck & Co, Rahway, New Jersey, USA, 1960.
  • D. Nicholls, Complexes and First-Row Transition Elements, Macmillan Press, London, 1973.
  • J. March, Advanced Organic Chemistry, 4th ed., p. 723, Wiley, New York, 1992.
  • G. J. McGarvey, in Handbook of Reagents for Organic Synthesis, Volume 1: Reagents, Auxiliaries and Catalysts for C-C Bond Formation, (R. M. Coates, S. E. Denmark, eds.), pp. 220–3, Wiley, New York, 1999.

Liên kết ngoài