Neodymi(III) chloride

Neodymi(III) chloride
Tên khácNeodymi trichloride
Nhận dạng
Số CAS10024-93-8
PubChem66204
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Nd](Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/3ClH.Nd/h3*1H;/q;;;+3/p-3
ChemSpider59589
UNII25O44EQD4O
Thuộc tính
Công thức phân tửNdCl3
Khối lượng mol250,6001 g/mol (khan)
268,61538 g/mol (1 nước)
358,69178 g/mol (6 nước)
Bề ngoàiBột màu tím hoa cà
hút ẩm
Khối lượng riêng4,13 g/cm³ (khan)
2,282 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 758 °C (1.031 K; 1.396 °F)
Điểm sôi 1.600 °C (1.870 K; 2.910 °F)
Độ hòa tan trong nước0,967 kg/L ở 13 ℃, xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tan trong etanol0,445 kg/L
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Neodymi(III) chloride, còn được gọi với cái tên neodymi trichloride là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố neodymiclo với công thức hóa học được quy định là NdCl3. Hợp chất khan này là một chất rắn có màu tím hoa cà, hấp thụ nước khi tiếp xúc với không khí để tạo thành dạng ngậm nước hexahydrat có màu tím, NdCl3·6H2O. Neodymi(III) chloride được sản xuất từ ​khoáng chất ​monazite và bastnäsite, thông qua một quá trình phức tạp chiết xuất đa tầng. Hợp chất này có một số ứng dụng quan trọng như là một hóa chất trung gian để sản xuất kim loại neodymi và các laze dựa trên neodymi và các sợi quang học. Các ứng dụng khác bao gồm đóng vai trò một chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ và phân hủy các nhân tố gây ô nhiễm nước thải, chống ăn mòn nhôm và các hợp kim, và đánh dấu bằng huỳnh quang các phân tử hữu cơ (DNA).

Các vấn đề sức khỏe

Neodymi(III) chloride dường như không độc đối với người và động vật (tương đương với muối ăn). LD50 (liều có tỷ lệ tử vong 50%) đối với động vật khoảng 3,7 g/kg trọng lượng cơ thể (chuột, đường miệng), 0,15 g/kg (thỏ, tiêm tĩnh mạch). Kích ứng nhẹ da xảy ra khi tiếp xúc với 500 mg trong suốt 24 giờ (Thử nghiệm Draize trên thỏ).[1][2] Các chất có LD50 trên 2 g/kg được coi là không độc hại.[3]

Hợp chất khác

NdCl3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như NdCl3·NH3, NdCl3·2NH3, NdCl3·4NH3, NdCl3·5NH3, NdCl3·8NH3 và NdCl3·11NH3 đều là các chất rắn màu hoa hồng[4] hay NdCl3·12NH3 là bột màu hoa hồng.[5]

NdCl3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như NdCl3·3N2H4·2H2O là tinh thể không màu, d20 ℃ = 2,59 g/cm³ (đo), 2,6 g/cm³ (tính toán).[6]

Tham khảo

  1. ^ “Neodymium Chloride”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ “MSDS”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  3. ^ Donald E. Garrett (1998). Borates. Academic Press. tr. 385. ISBN 978-0-12-276060-0.
  4. ^ Chemical News and Journal of Industrial Science, Tập 93-94 (Chemical news office, 1906), trang 269. Truy cập 23 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x - trang 81, [1].
  6. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 21 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1976), trang 1410. Truy cập 19 tháng 3 năm 2021.