Lương Đức

Nghệ sĩ nhân dân
Nguyễn Lương Đức
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Lương Đức
Ngày sinh
15 tháng 7, 1939 (85 tuổi)
Nơi sinh
Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1964 – 2020
Đào tạoĐại học Điện ảnh và Vô tuyến truyền hình Leipzig
Thể loại
Tác phẩm
  • Chú ý! Thuốc trừ sâu
    Cá mè đẻ nhân tạo
    Đất tổ nghìn xưa
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2012)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1973
Đạo diễn xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1977
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1988
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1988
Đạo diễn xuất sắc

Nguyễn Lương Đức (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1939) là một nhà đạo diễn, biên kịch, nhà quay phim và viết lời bình phim tài liệu khoa học của điện ảnh Việt Nam, ông được mệnh danh là "người nghệ thuật hóa dòng phim khoa học" hay "ông vua phim khoa học". Trong sự nghiệp của mình, ông đã tham gia sản xuất hơn 100 bộ phim khoa học và phim tài liệu, trong số đó, ông đạo diễn hơn 50 phim khoa học, 7 phim tài liệu và phim video "Bỉ vỏ", nhiều bộ phim đoạt giải thưởng cao trong các kỳ Liên hoan phim Việt Nam.[1][2]

Tiểu sử

Nguyễn Lương Đức, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1939 ở làng Phượng Đình, xã Hoằng Anh, huyện Hoằng Hóa (nay là phố Thượng Đình, phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa).[2] Năm 14 tuổi, Lương Đức được nhận học bổng toàn phần cùng 24 kg gạo mỗi tháng, mong muốn ban đầu của ông chỉ là được làm công nhân lái máy cày.[1][3] Đầu năm 1955, Lương Đức được gọi ra Hà Nội vừa học phổ thông, vừa học chính trị, ông được tuyển đi học tại Việt Nam học xá ở Trung Quốc.[3] Ông đăng ký học chuyên ngành quay phim nhưng không thành vì nhà trường đã hết chỉ tiêu. Năm 1956, ông nằm trong số 35 người đạt điểm cao nhất được cử đi học tại Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức.[2] Đưa ông trở thành người đầu tiên của ngành điện ảnh Việt Nam được đào tạo chính quy ở Đông Âu.[4][5]

Sự nghiệp

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Điện ảnh và Vô tuyến truyền hình,[5] năm 1962, dù đủ tiêu chuẩn để ở lại Đông Đức học tiếp nhưng Lương Đức lại từ chối các lời mời của Bộ Ngoại giao Đức mà trở về nước làm việc.[6][7] Ông theo đuổi dòng phim khoa học. Từng được đi và học hỏi cách làm phim nhiều nơi trên thế giới, ông nhận thấy ở Việt Nam dòng phim khoa học lúc bấy giờ chưa được định hình cụ thể, cách làm còn lạc hậu, nội dung còn nghèo nàn.[1][7] Lương Đức được cử đi công tác đào tạo điện ảnh cho Vương quốc Lào trong vòng hai năm,[5] được xem là người đặt nền móng đầu tiên cho dòng phim khoa học của Lào.[4][2] Năm 1964,[2] ông về công tác tại Xưởng phim Thời sự Tài liệu Việt Nam[5] và từng có thời gian giữ vai trò là Xưởng trưởng.[7][3]

Khi Lương Đức về nước, trong bối cảnh dòng phim khoa học đã xuất hiện tại Việt Nam từ thập niên 1950, nhưng nội dung còn nghèo nàn, thủ pháp đơn điệu, thiên về cách làm phim thời sự.[5] Để tăng sức hấp dẫn cho phim khoa học, Lương Đức đã tận dụng thủ pháp của phim hoạt hình, kịch, phim tài liệu.[5] Với các tác phẩm “Cá mè đẻ nhân tạo” năm 1965 và “Chú ý thuốc trừ sâu”, “Bệnh đạo ôn hại lúa”, ông đã tìm ra những phương pháp mới cho dòng phim khoa học vốn được coi là khô cứng, khuôn phép.[1] Bộ phim tài liệu Đất Hạ Long do ông đạo diễn năm 1985 đã giành được Giải đặc biệt lại Liên hoan phim quốc tế Moskva[7][8] và 3 giải cho âm nhạc, lời bình và quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7.[9]

Cuối năm 1989, Lương Đức cùng các đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Vũ Lệ MỹLê Mạnh Thích làm 4 tập phim video “Bỉ vỏ” dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyên Hồng. Đây là một trong những bộ phim đạt danh thu cao nhất của Điện ảnh Việt Nam vào năm 1990 – 1991.[2] Ông đặt ra 3 tiêu chí trong sản xuất phim: tận dụng yếu tố bi – hài; Tạo tình huống gây chú ý, hưng phấn cho người xem; quan tâm tới thẩm mỹ, mỗi khuôn hình là một chủ đề.[1]

Năm 1997, Lương Đức được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[1] Năm 2012, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho lĩnh vực Điện ảnh với hai tác phẩm do ông làm đạo diễn: Chú ý thuốc trừ sâuĐất Tổ nghìn xưa.[10][11][12]

Năm 2020, Lương Đức nghỉ hưu.[4] Tại Lễ trao giải Cánh diều 2019, Ban tổ chức đã chiếu phim tôn vinh ông, cùng với đạo diễn Trần Văn Thủy, vì những đóng góp cho dòng phim khoa học và phim tài liệu.[13] Dù nghỉ hưu nhưng Lương Đức vẫn tiếp tục giảng dạy tại trường Đại học Sân khấu Điện ảnh.[4][14] Lương Đức là thành viên Ban giám khảo hạng mục Phim tài liệu / khoa học của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất,[15] lần thứ 17,[16] chương trình Táo truyền hình 2010,[17] Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ 7,[18] chủ tịch Ban giám khảo hạng mục Phim tài liệu / khoa học giải Cánh diều 2017, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.[19][20][21]

Đời tư

Trong thời gian học tập ở Đức, trong một cuộc giao lưu với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Potsdam nhân dịp Quốc khánh Việt Nam, Lương Đức tình cờ gặp được Rosemarie Fischer. Vì du học sinh Việt Nam bị cấm quan hệ với công dân của nước sở tại nên tình cảm của hai người cũng cần phải giấu kín. Nhưng Fischer lại công khai mối tình với mục đích giữ chân người yêu khi Lương Đức sắp kết thúc chương trình học. Ông Phạm Ngọc Thuần, Đại sứ của Việt Nam tại Đức rất thông cảm cho hai người.[6]

Fischer là cháu một cán bộ ngoại giao cao cấp của Đức, bà tìm mọi cách tháo gỡ những vướng mắc pháp lý ở cả hai nước để tổ chức lễ cưới. Mẹ của Fischer cũng rất nhiệt tình muốn giữ chân Lương Đức ở lại. Trước khi về nước, Lương Đức được tin ông và bà Fischer có con với nhau. Sau năm 1975, Fischer vẫn đơn thân nuôi con, bà luôn có ý định sang Việt Nam nhưng Lương Đức tìm cách khuyên nhủ bà đi bước nữa. Sau khi bà kết hôn với người chồng mới, ông vẫn giữ liên lạc với hai mẹ con bà.[6]

Tác phẩm

Ấn bản

  • Chuyện đời, chuyện nghề (Tự truyện - 2000 - Nhà xuất bản Thế Giới)[4]

Điện ảnh

  • Bỉ vỏ (Phim video - 1989) - đồng đạo diễn: Vũ Lệ Mỹ, Lê Mạnh Thích
  • Nơi chiến tranh đi qua (Phim ngắn - 1997)[4]
  • Vì cuộc sống bình yên (Phim ngắn - 2000)[4]

Phim khoa học

  • Cá mè đẻ nhân tạo (1965)
  • Hóc đường thở (1967)
  • Bệnh đạo ôn hại lúa
  • Chớ coi thường (1985)
  • Năng lượng khí sinh vật
  • Vì tính mạng con người (1961)
  • Chú ý thuốc trừ sâu (1969 - Biên kịch, đạo diễn)
  • Làng tranh Đông Hồ (1986)
  • Vườn chim Minh Hải (1981)
  • Rừng Cúc Phương (1984)
  • Đất Hạ Long (1984)
  • Cá trôi Ấn (1988)
  • Tuổi thơ trong lòng hợp tác (1968)
  • Đánh cá đèn
  • Nuôi trai cấy ngọc

Phim tài liệu

  • Tôi thật lòng hối hận
  • Nỗi đau sau cuộc chiến (Nhà sản xuất)
  • Mỏ Vàng Danh những ngày cuối năm
  • Quảng Ninh - Hội tụ và lan toả (2013)
  • Đảo khỉ
  • Mỹ Lai
  • Nhịp cầu hữu nghị Việt - Đức (2015)
  • Hạt gạo đầu tiên
  • Đồng khởi
  • Vào cửa không mất tiền
  • Pônpốt là ai
  • 725 năm chiến thắng Bạch Đằng (2013)
  • Xuân về hoa nở
  • 20 năm sau - chất độc da cam
  • Tổ quốc Việt Nam nhìn từ vũ trụ (1981)
  • Làng quan họ
  • Ngư dân Vịnh Mốc
  • Phụ nữ ba đảm đang
  • Tây Hồ
  • Đường qua Tây Nguyên (1991)
  • Phi công mặc áo ngủ (1967)
  • Đường chúng ta đi (1977 - Quay phim)
  • Thành đồng Tổ quốc
  • Đất tổ ngàn xưa
  • Vì cuộc sống bình yên (2000 - Nhà sản xuất)
  • Vì âm thanh cuộc sống (1976)
  • Nói và làm
  • Yên trí không sao (1973)
  • Tôi sử dụng ngày công như thế nào
  • Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam
  • Hươu sao
  • Bệnh viêm não Nhật Bản (2002, Kịch bản: Lương Đức, Đạo diễn: Phạm Bình)
  • Cộng tác cùng hãng phim Heynoski: Thành đồng Tổ quốc, Chiến dịch Phượng Hoàng, Khi ngày đó đã đến, Sơn Mỹ, Campuchia chết và hồi sinh, Angkar...
  • Giải thưởng

    Vinh danh

    Giải thưởng cho tác phẩm

    Các tác phẩm của Lương Đức đã giành được 2 Bông sen Vàng, 8 Bông sen Bạc, Cánh diều Bạc và nhiều giải quốc tế.[14]

    Năm Sự kiện Đề cử / Hạng mục Tác phẩm Kết quả
    1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ I Phim khoa học Hóc đường thở Bông sen Bạc [24]
    Cá mè đẻ nhân tạo Bông sen Bạc [7]
    1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Chú ý! Thuốc trừ sâu Bông sen Vàng [3][25]
    1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Vì âm thanh cuộc sống Bông sen Bạc [26]
    Chớ coi thường Bông sen Bạc [27][7]
    1980 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 Học văn học vần Bông sen Bạc [27][7]
    1983 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 Đất tổ nghìn xưa Bông sen Vàng [7][28]
    1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 Sơn mài Việt Nam Bông sen Bạc [7][27]
    1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Cá trôi Ấn Bông sen Bạc [29][30]
    1997 Liên hoan phim quốc tế Freiburg Giải thưởng Lớn - Phim ngắn Nơi chiến tranh đi qua Đoạt giải [4]
    2000 Liên hoan phim toàn cầu Phim ngắn Nơi chiến tranh đi qua Giải nhì [4]
    2001 Liên hoan phim Canada Phim ngắn Vì cuộc sống bình yên Giải đặc biệt [4]
    Liên hoan phim Fica III Giải nhất [31][4]
    Liên hoan phim Việt Nam Noi theo đạo nhà Cánh diều Bạc
    Liên hoan phim quốc tế Moskva Đất Tổ ngàn xưa Giải đặc biệt [8]
    Đất Hạ Long Giải Đặc biệt [8][7]
    2010 Liên hoan phim môi trường Việt Nam Giải B [32]

    Giải thưởng cá nhân

    Năm Giải thưởng Đề cử Tác phẩm Kết quả Chú thích
    1971 Liên hoan phim báo chí Warsaw Báo chí quốc tế Đoạt giải [7]
    1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Đạo diễn xuất sắc Chú ý thuốc trừ sâu Đoạt giải [33]
    1975 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Quay phim xuất sắc Vì âm thanh cuộc sống Đoạt giải [26]
    1977 Đường chúng ta đi Đoạt giải [34]
    1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Đạo diễn xuất sắc Cá trôi Ấn Đoạt giải [7][8]

    Tham khảo

    1. ^ a b c d e f Phương Thúy (2 tháng 4 năm 2022). “NSND Lương Đức người tiên phong của dòng phim khoa học Việt Nam”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
    2. ^ a b c d e f Đăng Vân (18 tháng 6 năm 2021). “NSND Lương Đức: Một đời cho phim khoa học”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    3. ^ a b c d Hà Anh (22 tháng 9 năm 2011). “NSND Lương Đức: Thương cho dòng phim khoa học”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    4. ^ a b c d e f g h i j k Đặng Thủy (9 tháng 8 năm 2022). “Nghệ sĩ nhân dân Lương Đức: Nhớ một thuở làm phim”. Tạp chí Người Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    5. ^ a b c d e f Khánh Thư (21 tháng 9 năm 2022). “Người tạo nền móng "nghệ thuật hóa" phim khoa học”. Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    6. ^ a b c Liên Việt (7 tháng 2 năm 2017). “Yêu bằng cái đầu, làm việc bằng cả trái tim”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    7. ^ a b c d e f g h i j k l Thảo Vy (5 tháng 2 năm 2014). “NSND Lương Đức – "Ông vua" phim khoa học”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    8. ^ a b c d Bảo Trân (16 tháng 1 năm 2022). “Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Lương Đức: Phim khoa học hay ngoài sự chính xác phải có rung cảm”. hanoimoi.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    9. ^ “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    10. ^ a b K. Huyền (15 tháng 5 năm 2012). “Công bố giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, danh hiệu NSND, NSƯT”. Quân đội Nhân dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    11. ^ “Danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2012 -”. Trang thông tin của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang. 18 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    12. ^ “Văn bản danh sách gốc”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    13. ^ Bảo Anh (11 tháng 2 năm 2020). “Khởi động giải thưởng Cánh diều 2019: Đang nhận tác phẩm tham dự”. Thể thao Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    14. ^ a b Phạm Ngọc (12 tháng 1 năm 2014). "Tôi mê Vịnh Hạ Long muôn màu, muôn sắc, mộng mơ và huyền ảo". Báo Quảng Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    15. ^ “Nhớ về Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất: Hồi ức về viên gạch đầu tiên...”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. 7 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
    16. ^ (theo báo Nhân Dân) (15 tháng 12 năm 2011). “Công bố ban giám khảo Liên hoan phim lần thứ 17”. Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    17. ^ Uy Viễn (1 tháng 1 năm 2010). “Táo truyền hình chầu sớm”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    18. ^ CTTĐT (28 tháng 2 năm 2020). “Truyền thông điệp về bảo vệ môi trường”. Bộ Tài nguyên và môi trường. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.[liên kết hỏng]
    19. ^ Quế Như (12 tháng 11 năm 2023). “Liên hoan phim Việt Nam công bố trưởng ban giám khảo”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    20. ^ Văn Tuấn & Đoàn Kiên (21 tháng 11 năm 2023). “Khai mạc LHP Việt Nam lần thứ 23: Nô nức thảm đỏ trên Thành phố ngàn hoa”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    21. ^ Đỗ Lệnh Hùng Tú (16 tháng 4 năm 2018). "Cô Ba Sài Gòn" giành giải cao nhất của Cánh Diều 2017”. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    22. ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định về việc tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
    23. ^ “Quyết định số 1157KT/CTN ngày 03/02/1997 của Chủ tịch nước về việc phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (đợt IV)”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
    24. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 503.
    25. ^ Thi Thơ (26 tháng 10 năm 2023). “Giờ còn ai muốn làm phim khoa học?”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    26. ^ a b Đại doàn kết. Thành phố Hồ Chí Minh. 1977.
    27. ^ a b c Phạm Quang Ái (13 tháng 2 năm 2023). “Nguyễn Khắc Viện – bậc sĩ phu suốt đời vì đất nước, dân tộc”. Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    28. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI”. Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.
    29. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 678.
    30. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 236.
    31. ^ Lưu Thảo (25 tháng 4 năm 2023). “Nghệ sĩ Ưu tú Trịnh Quang Tùng: "Hãy cứ hết mình với nghề". Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    32. ^ "Tội ác rừng xanh" đoạt giải cao nhất Liên hoan phim về Môi trường”. Tạp chí Đảng Cộng sản. 12 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
    33. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 147.
    34. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV”. Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2009.

     

    Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

    Portal di Ensiklopedia Dunia