Trần Việt (đạo diễn)

Nghệ sĩ nhân dân
Trần Việt
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
18 tháng 5, 1925
Nơi sinh
Phú Xuyên, Hà Tây
Mất
Ngày mất
17 tháng 7, 2003(2003-07-17) (78 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (1993)
Sự nghiệp điện ảnh
Nghệ danh
  • Trần Thanh
  • Trần Vũ
  • Vũ Tiến Quân
Thể loạiPhim tài liệu
Quản lýĐiện ảnh Quân đội nhân dân
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật
Binh nghiệp
ThuộcTổng cục Chính trị
Quân chủngĐiện ảnh Quân đội nhân dân
Năm tại ngũ1946
Cấp bậc
Tặng thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba

Trần Việt (18 tháng 5 năm 1925 – 17 tháng 7 năm 2003) là một đạo diễn phim tài liệu, Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là đạo diễn của một số bộ phim tài liệu nổi tiếng như Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chiến thắng lịch sử xuân 1975.

Tiểu sử

Trần Việt sinh ngày 18 tháng 5 năm 1925 tại xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Nhập ngũ tháng 12 năm 1946, từng giữ chức vụ Phó Giám đốc rồi Quyền Giám đốc Xí nghiệp phim Quân đội giai đoạn năm 1969 đến 1979. Ngày 17 tháng 7 năm 2003, ông qua đời.[1]

Sự nghiệp

Năm 1975, ông làm tổng đạo diễn thực hiện phim tài liệu về chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng Sài Gòn, trưa ngày 30 tháng 04 năm 1975, đoàn của ông cùng 2 đội quay phim ghi lại được hình ảnh nội các ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng. Thành quả sau chiến dịch này là phim tài liệu Chiến thắng lịch sử Xuân 1975, tác phẩm này không chỉ được đánh giá cao về ý nghĩa lịch sử mà còn nổi bật ở giá trị chính luận, bộ phim đã tổng kết lại cả một giai đoạn chiến đấu gian khổ và ác liệt. Phim đã chiến thắng giải Bông sen Vàng Liên tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4.[2] Ông tham gia đồng đạo diễn hai tập trong bộ phim tài liệu Cuộc đụng đầu lịch sử của đạo diễn Nguyễn Hoàng.[3]

Tác phẩm

  • 1964 – Chiến thắng Điện Biên Phủ[4]
  • 1967 – Tập ảnh Thừa Thiên
  • 1971 – Trị Thiên tấn công và nổi dậy
  • 1975 – Chiến thắng lịch sử xuân 1975
  • 1980 – Cuộc đụng đầu lịch sử (tập 1, 2)

Giải thưởng

Tác phẩm Lễ trao giải Kết quả Nguồn
Tập ảnh Thừa Thiên Liên hoan phim Việt Nam lần thứ I Bông sen Bạc [1]
Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên phủ[5] Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Bông sen Vàng [4][2]
Liên hoan phim quốc tế Salemo (1984) Italia
Chiến thắng lịch sử xuân 1975 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV Bông sen Vàng [1]
Cuộc đụng đầu lịch sử (tập 1 + tập 2) Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI Bông sen Vàng [1][5]

Vinh danh

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tham khảo

  1. ^ a b c d “ĐẠI TÁ - NGHỆ SỸ NHÂN DÂN TRẦN VIỆT”. Điện ảnh Quân đội nhân dân. 24 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b theo Thành đoàn Hà Nội (21 tháng 4 năm 2012). “Đạo diễn, NSƯT Đặng Xuân Hải và những tác phẩm đi cùng năm tháng...”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Anh Dương (5 tháng 10 năm 2013). “3 tác phẩm điện ảnh tâm huyết về Tướng Giáp”. Znews.vn. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b Phương Hà (28 tháng 4 năm 2024). “6 phim điện ảnh trình chiếu trong Đợt phim Kỷ niệm các ngày lễ lớn”. Báo Văn Hóa. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ a b “Danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2012”. Trang thông tin của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang. 18 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Công bố Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 15 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.