Nguyễn Mạnh Lân

Nghệ sĩ ưu tú
Nhà giáo nhân dân
Nguyễn Mạnh Lân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Mạnh Lân
Ngày sinh
1 tháng 1 năm 1943
Nơi sinh
Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
31 tháng 12, 2021(2021-12-31) (78 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpđạo diễn hình ảnh, đạo diễn phim
Học vịTiến sĩ
Học hàmPhó Giáo sư
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròQuay phim
Đạo diễn
Đào tạoVGIK
Tác phẩmGiông tố (1991)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 1985
Quay phim xuất sắc
Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2002

Nguyễn Mạnh Lân (sinh 4 tháng 1 năm 1943 - mất 31 tháng 12 năm 2021) là nhà quay phim, đạo diễn điện ảnh Việt Nam. Ông được biết đến với bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười.[1] Nguyễn Mạnh Lân từng là hiệu trưởng của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.[2]

Tiểu sử

Nguyễn Mạnh Lân sinh ngày 4 tháng 1 năm 1943,[3] quê quán tại Gia Lộc, Hải Dương.

Nguyễn Mạnh Lân là một trong những du học sinh đầu tiên của Việt Nam cử đi học chuyên ngành điện ảnh tại trường VGIK - Liên Xô cũ.[4]

Vào đầu năm 1975, trong đoàn đoàn làm phim gồm 8 người được cử vào miền nam quay những thước phim về chiến dịch Hồ Chí Minh, trong số này có gồm Nguyễn Mạnh Lân với cai trò giáp viên cùng Trần Thế Dân, và Lê Đăng Thực, cùng với 5 sinh viên đang theo học nghề quay phim.[5] Các thước phim họ quay đươc sau đó được biên tập thành hai bộ phim tài liệu "Và mưa đã xóa nhòa dấu vết" và "Bóng mát rừng dừa" do Trần Thế Dân đạo diễn.[6]

Năm 1984, nghệ sĩ Đặng Nhật Minh làm bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười, Nguyễn Mạnh Lân tham gia làm quay chính cho bộ phim này. Bao giờ cho đến tháng Mười sau đó thắng lớn tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 với 7 giải thưởng, trong đó Nguyễn Mạnh Lân giành được giải Quay phim xuất sắc.[1][7]

Tác phẩm

Phim

Năm Tác phẩm Vai trò Định dạng Chú thích
1984 Bao giờ cho đến tháng Mười Quay phim Điện ảnh [a]
1989 Phần đời không muốn nhớ
1991 Giông tố Đạo diễn
2011 Chung một mái nhà Dài tập [8]

Ấn bản

  • 2002 - Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình điện ảnh (đồng tác giả: Trần Duy Hinh, Trần Trung Nhàn)[9]
Năm Giải thưởng Đề của Kết quả Tác phẩm Chú thích
1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 Quay phim xuất sắc Đoạt giải Bao giờ cho đến tháng mười [1]
2002 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Công trình lý luận phê bình

(giải cho tác phẩm)

Giải B Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình điện ảnh [10]

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Đồng quay phim với Phạm Phúc Đạt, Nguyễn Đăng Bảy

Chú thích

  1. ^ a b c “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII”. Thế giới điện ảnh. 3 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ “Kim Oanh, Vượng Râu đau xót thông báo tin buồn NSƯT Mạnh Lân qua đời trong ngày đầu năm mới”. NgôiSao.VN. 3 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (31 tháng 10 năm 2017). “Nhớ VGIK!”. ct.qdnd.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ baoquangtri.vn (18 tháng 8 năm 2012). “NSƯT Vương Khánh Luông: Về Quảng Trị làm phim”. Báo Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ “Có những thước phim được đổi bằng xương máu”. Báo Nhân Dân điện tử. 3 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Trần Mỹ Hiền (20 tháng 5 năm 2016). “NSND Đặng Nhật Minh và "Bao giờ cho đến tháng Mười". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ ONLINE, TUOI TRE (6 tháng 1 năm 2011). “Cát Phượng - cô con dâu nhiều chuyện”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình điện ản. Nhà xuất bản Văn học. 2002.
  10. ^ Theo Thể Thao - Văn Hoá (29 tháng 3 năm 2002). “Tối nay, trao giải Hội Điện ảnh Việt Nam”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.