Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001

Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 9
← Lần 8
(2001) ·
Lần 9 (2002) · Giải Cánh diều lần 1
(2003) →
Địa điểmHà Nội, Việt Nam
Thành lập1993
Sáng lậpHội điện ảnh Việt Nam
Kết thúc2003
Kế thừaGiải Cánh diều
Giải thưởng42
Ngày tổ chức29 tháng 3, 2002
Ngôn ngữTiếng Việt
Cổng thông tin Điện ảnh

Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001 được tổ chức vào năm 2002 là lần thứ 9 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam được trao thưởng độc lập sau khi tách khỏi Liên hoan phim Việt Nam. Đây cũng là lần trao giải cuối cùng trước khi giải thưởng chính thức lấy tên Giải Cánh diều vào đợt trao thưởng năm 2003.

Tổng quan

Lễ trao giải được tổ chức vào tối ngày 29 tháng 3 năm 2002.[1] Có tất cả 78 bộ phim tham gia tranh giải, trong đó có 7 phim truyện nhựa, còn có 24 phim video và 47 phim tài liệu. Trong tổng số 24 phim video, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhĐiện ảnh chiều thứ bảy đều tham gia 4 phim, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội có 2 phim. Ban giám khảo của thể loại phim nhựa gồm có các đạo diễn Khải Hưng, Huy Thành, Nguyễn Hữu Phần, Nguyễn Xuân Sơn, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó giáo sư Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Mạnh Lân cùng với nhà lý luận phê bình điện ảnh Trần Luân Kim là trưởng ban.[2]

Giải thưởng các tác phẩm và công trình nghiên cứu xuất sắc năm 2001 của Hội Điện ảnh Việt Nam đã trao cho 42 tác phẩm các thể loại trong lĩnh vực điện ảnh. Có tất cả 39 giải thưởng được trao cho các bộ phim và 3 giải thưởng cho các công trình nghiên cứu. Trong đó có 6 giải A cho các hạng mục phim truyện video, phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình.[3] Riêng phim truyện nhựa không có giải A và chỉ có bộ phim Thung lũng hoang vắng nhận giải chính thức và 3 bộ phim được giải khuyến khích trong tổng số 7 tác phẩm tham gia tranh giải: Thiếu phụ chưa chồng, Người đi tìm giấc mơ, Ba người đàn ông, Hai Bình làm thuỷ điện, Tết này ai đến xông nhà, Cái tát sau cánh gàThung lũng hoang vắng.[1]

Đây là lần trao giải cuối cùng trước khi giải thưởng chính thức lấy tên Giải Cánh diều vào đợt trao thưởng năm 2003. Khi nhắc đến một số bộ phim đạt giải trong kỳ trao giải này, một số bài báo đã nhầm lẫn giữa giải A, giải B của Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam với giải Cánh diều vàng và Cánh diều bạc.[4][5]

Giải thưởng

Phim truyện

Phim nhựa

Giải thưởng Phim Đạo diễn Biên kịch Sản xuất Nguồn
Giải A Không trao giải [6]
Giải B Thung lũng hoang vắng NSND Phạm Nhuệ Giang Nguyễn Quang Lập Hãng phim truyện Việt Nam [7][8]
Giải khuyến khích Cái tát sau cánh gà NSƯT Tất Bình Chu Lai Hãng phim truyện I [9]
Hai Bình làm thủy điện NSƯT Trần Lực Kiều Vượng Hãng phim truyện Việt Nam [10]
Tết này ai đến xông nhà Lê Ngọc Minh

Phim video

Giải thưởng Phim Đạo diễn Biên kịch Sản xuất Nguồn
Giải A Gấu cổ trắng Trương Dũng Gia Vũ Hãng phim Truyền hình TP.HCM [8][11]
Thời gian còn lại NSƯT Vũ Trường Khoa Khánh Vi, Chu Lai Hãng phim truyện Việt Nam [12]
Giải B Hương dẻ Vinh Hương Vinh Hương Hãng phim Truyền hình TP.HCM [12][13]
Mã số thần kỳ Mạc Văn Chung Trịnh Thanh Nhã Hãng phim truyện Việt Nam [12][14]
Chuyện ở công ty thu vào Lê Đức Tiến Lưu Nghiệp Quỳnh Điện ảnh chiều thứ bảy [12]
Con của sông Dinh Châu Huế Lê Hoài Nguyên Điện ảnh Công an nhân dân [8]
Giải khuyến khích Chúng tôi ngày ấy NSND Tuệ Minh NSND Tuệ Minh Hãng phim truyện Việt Nam
Cái vừng NSƯT Văn Lượng Hãng phim Truyền hình Hải Phòng [15]
Con tôi đi lính NSƯT Phi Tiến Sơn Lê An Điện ảnh chiều thứ bảy
Người dưng Lê Lực
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
Ở trọ trong nhà mình Nguyễn Lê Dũng Nguyễn Thị Châu Giang Hãng phim Truyền hình TP.HCM [16]
Tiếng sóng Nguyễn Xuân Sơn Nguyễn Thu Dung Điện ảnh Quân đội nhân dân

Phim tài liệu và khoa học

Phim nhựa

Giải thưởng Phim Đạo diễn Biên kịch Quay phim Sản xuất Nguồn
Giải A Người anh cả Quân đội Hữu Mai NSND Lưu Văn Quỳ ĐA QĐND [17][18][19]
Chốn quê Nguyễn Sỹ Chung Nguyễn Sỹ Chung HP TLKHTW [20]
Giải B Thư về bản Nguyễn Văn Hướng Đào Thanh Tùng HP TLKHTW [21]
Giải khuyến khích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh NSƯT Trịnh Rãng NSƯT Bùi Đắc Ngôn Bùi Xuân Thiện ĐA QĐND [22][23]
Người Hà Nhì Nguyễn Xuân Tình HP TLKHTW

Phim video

Giải thưởng Phim Đạo diễn Biên kịch Quay phim Sản xuất Nguồn
Giải A Về với buôn rừng Lê Hồng Chương Phan Thanh Tú Hoàng Tấn Phát HP TLKHTW [24]
Giải B Niềm tin thế kỷ NSND Nguyễn Thước Nguyễn Sỹ Chung HP TLKHTW [25][26]
Đời người chỉ có một lần Trần Tuấn Hiệp VTV3 [27]
Chiến dịch Khai Quang Phan Quang Minh Văn Lê NSƯT Nguyễn Quốc Thành HPGP [28][29]
Những người trong truyện NSƯT Thanh Loan Nguyễn Sỹ Chung ĐA CAND [5][30]
Thầy Nguyễn Văn Xuân Nguyễn Hải Anh Hải Hồ TFS [31][4]
Giải khuyến khích Chữ trên sóng Vương Khánh Luông Nguyễn Sỹ Chung HP TLKHTW [32]
Người vượt giới tuyến NSƯT Lê Quang Phú NSƯT Lê Quang Phú Lê Tùng Bắc ĐA CAND [33][30]
Không ai là vô danh Trần Minh Đại Ban Chuyên đề ĐTHVN [34]
Một thế kỷ một đời người NSND Đào Trọng Khánh NSND Đào Trọng Khánh
  • Nguyễn Đình Thành
  • Vũ Nguyên Long
HP TLKHTW [35][36]
Võ sư Hồ Hoa Huệ Nguyễn Việt Bình Anh Linh Lưu Nguyễn TFS [37]
Mầm họa Văn Lượng, Bùi Viên, Hữu Trại THP
Nhớ về anh Ba Đô Thanh Hạnh ĐAT7

Phim hoạt hình

Giải thưởng Phim Đạo diễn Biên kịch Quay phim Họa sĩ Sản xuất Nguồn
Giải A Sự tích cái nhà sàn Nguyễn Hà Bắc Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Hà Bắc Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [38][39]
Giải B Đổi chân Nguyễn Nhân Lập Mạnh Hà Lê Đức Khôi Trần Trọng Bình Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [38][40]
Giải khuyến khích Báu vật của Nhái Hoa Phan Trung Hạnh Linh Thủy Hằng Bùi Hùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam [41]
Con gà cánh tiên Bùi Nga Lê Cận Bùi Hưng [42]

Công trình nghiên cứu

Giải thưởng Tác phẩm Tác giả Nguồn
Giải B Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình điện ảnh NSƯT Nguyễn Mạnh Lân [6][43]
Giải khuyến khích Một số vấn đề xã hội hóa hoạt động điện ảnh Việt Nam Viện Nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam
Tiếp thị và phát hành phim Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam

Tham khảo

  1. ^ a b “Tối nay, trao giải Hội Điện ảnh Việt Nam”. VnExpress. 29 tháng 3 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “Công bố phim tham gia Giải thưởng Hội Điện ảnh 2001”. VnExpress. 19 tháng 3 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Hội Điện ảnh Việt Nam (2020), tr. 79–81.
  4. ^ a b Lê Văn Nghệ (15 tháng 11 năm 2017). “Nhà văn hóa Nguyễn Văn Xuân: Người Quảng hay cãi”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b Quỳnh An (21 tháng 7 năm 2021). “NSƯT Thanh Loan 'Biệt động Sài Gòn' được xét NSND ở tuổi 70”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ a b H.L.Anh (1 tháng 4 năm 2002). “Thung lũng hoang vắng đoạt giải B giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 821.
  8. ^ a b c Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 648.
  9. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 379 & 653.
  10. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 390 & 654.
  11. ^ Minh Hoa (26 tháng 4 năm 2006). “Đạo diễn Trương Dũng với Tấm hộ chiếu vào đời”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ a b c d Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 653.
  13. ^ Nguyễn Trâm Anh (5 tháng 8 năm 2003). “Khi loài vật vào vai diễn”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ “Đạo diễn Mạc Văn Chung nói về phim Tết”. VnExpress. 11 tháng 12 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ Diệu Ân (28 tháng 5 năm 2013). “Ðạo diễn - NSƯT Văn Lượng đoạt kỷ lục châu Á làm phim về biển, đảo”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  16. ^ Nhật Lam (7 tháng 2 năm 2002). “Phim truyện TFS trên HTV9”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ “Đại tá - Nghệ sĩ nhân dân Lê Thi”. Điện ảnh Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  18. ^ “Đại tá - Nghệ sĩ nhân dân Lưu Văn Quỳ”. Điện ảnh Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  19. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 122–123, 629.
  20. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 101 & 629.
  21. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 105 & 635.
  22. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 120.
  23. ^ “NSƯT Bùi Đắc Ngôn”. Điện ảnh Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 104–105, 635.
  25. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 106 & 629.
  26. ^ Huyền Nga (23 tháng 8 năm 2014). "Thay đổi là nhu cầu tự thân của người trẻ". Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ Huy Hùng (11 tháng 10 năm 2013). “Đạo diễn Trần Tuấn Hiệp: Nói ra là đụng chạm…”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 635.
  29. ^ Vũ Liên (12 tháng 5 năm 2017). “NSƯT - Quay phim Nguyễn Quốc Thành: Gieo cảm xúc từ những ca khúc”. Tạp chí Thế giới điện ảnh Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 125.
  31. ^ Ngô Thị Kim Cúc (6 tháng 3 năm 2010). “Người phụ nữ thích... cái khó”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  32. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 106–107.
  33. ^ Nhật Huy (19 tháng 5 năm 2010). “Đạo diễn, NSƯT Lê Quang Phú: Một đời cho một nghề”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  34. ^ Võ Hà Linh (10 tháng 8 năm 2005). "Phim tài liệu truyền hình phải là phim nghệ thuật". Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  35. ^ Thanh Hằng (13 tháng 10 năm 2013). “Chuyện kể xung quanh bộ phim tài liệu "Một thế kỷ, một đời người". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  36. ^ “Tướng Giáp, 'Một thế kỷ - Một đời người'. VnExpress. 12 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023.
  37. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 904.
  38. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 662.
  39. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 891.
  40. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 861.
  41. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 825.
  42. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 848–849.
  43. ^ Theo Thể Thao - Văn Hoá (29 tháng 3 năm 2002). “Tối nay, trao giải Hội Điện ảnh Việt Nam”. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.

Nguồn