Trần Lực

Trần Lực
Trần Lực tại buổi họp báo công chiếu phim Em và Trịnh năm 2022
Sinh15 tháng 9, 1963 (61 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1983 – nay
Cha mẹ
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú
Nghệ sĩ Nhân dân (2023)

Trần Lực (sinh ngày 15 tháng 9 năm 1963 tại Hà Nội)[1] là một nam diễn viênnhà làm phim người Việt Nam. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu túNghệ sĩ nhân dân.

Tiểu sử và sự nghiệp

Trần Lực sinh tại Hà Nội[2] Ông sinh ra trong một gia đình có nhiều người nổi tiếng thành công trong lĩnh vực văn học nghệ thuật tại Hà Nội, ông từng là cựu học sinh của trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Ông nội ông là nhà văn Trần Tiêu - em trai của nhà văn Khái Hưng - còn cha ông là đạo diễn chèo Trần Bảng, cậu là đạo diễn điện ảnh Trần Đắc,[3] mẹ ông là nghệ sĩ chèo Trần Thị Xuân[4]

Trần Lực là con út trong gia đình.[3] Trên ông còn có một người anh cả và một chị gái.

Trần Lực là Giám đốc Hãng phim Đông A từ năm 2002 cho đến nay.[5]

Ông đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2007. Năm 2023, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[6]

Các phim đã tham gia

Diễn viên

Điện ảnh
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn
1983 Sẽ đến một tình yêu Hoành NSND Phạm Văn Khoa, Nguyễn Danh Tấn
1992 Người đi tìm dĩ vãng Hai Hùng NSND Trần Phương, NSƯT Tất Bình
1993 Anh chỉ có mình em Chiến Đới Xuân Việt
1994 Trở về Tuấn NSND Đặng Nhật Minh
1996 Người yêu đi lấy chồng Vũ Châu
Giải hạn Đại Vũ Xuân Hưng
Vành trăng khuyết Quang NSND Trần Phương, Nguyễn Thế Vĩnh
1997 Hôn nhân không giá thú Oanh Phạm Lộc
1998 Vòng xoáy cuộc đời Trường Sơn NSƯT Đặng Lưu Việt Bảo
2000 Mùa ổi Chồng Thùy NSND Đặng Nhật Minh
2003 Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông Tống Văn Sơ NSND Nguyễn Khắc Lợi, Viên Thế Kỷ
2005 Chiến dịch trái tim bên phải Quyền Đào Duy Phúc
2010 Long thành cầm giả ca Nguyễn Khản NSND Đào Bá Sơn
2022 Em và Trịnh Trịnh Công Sơn Phan Gia Nhật Linh
2024 Đào, phở và piano Ông hoạ sĩ NSƯT Phi Tiến Sơn
Truyền hình
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn
1994 Mẹ chồng tôi Lực NSND Nguyễn Khải Hưng
Hoa ban đỏ Phương NSND Bạch Diệp
1999 Mỗi thời của họ Kiên NSND Phạm Nhuệ Giang
2002 Gửi đến mai sau Hà Lê Sơn

Phim đã thực hiện (đạo diễn)

Chương trình truyền hình

Chú thích

  1. ^ Đạo diễn Trần Lực tuổi 60 kín tiếng
  2. ^ a đời vợ của Trần Lực: Ông bố U50 của Bố ơi mình đi đâu thế
  3. ^ a b c d e Trần Lực: Lâu không được đóng phim, thấy nhớ... Tiền Phong Online ngày 11 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Trần Lực: Ba đời vợ... hơi nhiều!
  5. ^ Trần Lực: Gã 'lên đồng' tỉnh táo Tiền Phong Online ngày 17 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ 42 nghệ sĩ được phong danh hiệu NSND Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 8 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2023.
  7. ^ danviet.vn (29 tháng 11 năm 2014). “NSƯT Công Lý: Làm chồng, làm cha khó hơn vai diễn trên sân khấu”. danviet.vn. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2024.
  8. ^ Đạo diễn Trần Lực nói về phim "Tết này ai đến xông nhà" VnExpress ngày 7 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ Làng "Hollywood" giữa Hà thành Lưu trữ 2013-05-02 tại Wayback Machine Kinh tế nông thôn ngày 17 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ Bàn tròn: Phim hướng đến khán giả Tuổi trẻ online ngày 27 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ Quốc Thái vướng tình tay ba Ngoisao.net ngày 1 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ a b Đạo diễn Trần Lực: Không thể vừa "đạo" vừa "diễn" SGGP Online ngày 2 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009.

Xem thêm