Hành chính Đại Việt thời Lê sơ

Hành chính Việt Nam thời Lê Sơ

Hành chính Đại Việt thời Lê sơ, đặc biệt là sau những cải cách của Lê Thánh Tông, hoàn chỉnh hơn so với thời Lýthời Trần, mang tính quan liêu và chuyên chế cao độ.

Từ thời Lê Thánh Tông, có sự sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ cấp địa phương. Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh.

Chính quyền trung ương

Bộ máy chính quyền thời Lê Thái Tổ cơ bản theo mô hình thời Trần. Giúp việc trực tiếp cho hoàng đế là trung khu gồm các quan tả, hữu tướng quốc, tam thái (thái sư, thái uý, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo), tam tư (tư mã, tư không, tư khấu), bộc xạ. Dưới trung khu là hai ban văn, võ.

Đứng đầu ban văn là quan đại hành khiển. Các bộ, ngành thuộc văn ban là bộ Lại, bộ Lễ, khu mật viện, hàn lâm viện, ngũ hình viện, ngự sử đài, quốc tử giám, quốc sử viện, nội thị sảnh, và các cơ quan khác gọi là quán, cục, hay ty. Đứng đầu các bộ là quan thượng thư.

Đứng đầu ban võ là đại tổng quan. Tiếp đến là các chức đại đô đốc, đô tổng quản, tổng quản, tổng binh, tư mã. Ban võ gồm 6 quân điện tiền và 5 quân thiết đột.

Tổng số quan lại thời Hồng Đức là 5.370 người, trong đó quan lại trong triều 2.755 người[1].

Lục bộ

Thời Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Đến năm 1466, Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ[2]:

  • Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
  • Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
  • Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
  • Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
  • Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
  • Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.

Mỗi bộ có 1 viên Thượng thư và 2 Tả bộ thị lang và cơ quan thường trực là Vụ tư sảnh đứng đầu. Giám sát Lục bộ là Lục khoa tương ứng, gồm Lại khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa. Đứng đầu các khoa là Đô cấp sự trung và Cấp sự trung. Giúp việc cho Lục bộ là Lục tự.

Lục tự

Gồm có:

  • Đại lý tự: cơ quan phụ trách hình án. Xét xong án chuyển sang Bộ Hình để tâu lên vua quyết định
  • Thái thường tự: cơ quan phụ trách lễ nghi, âm nhạc cung đình
  • Quang lộc tự: phụ trách hậu cần đồ lễ trong các buổi lễ của triều đình
  • Thái bộc tự: cơ quan phụ trách xe ngựa của vua và coi sóc ngựa của hoàng tộc
  • Hồng lô tự: Tổ chức việc xướng danh những người đỗ trong kỳ thi đình; lo an táng đại thần qua đời và tiếp đón sứ đoàn
  • Thượng bảo tự: Cơ quan coi việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh thi Hội

Các cơ quan chuyên môn

Lê Thánh Tông tổ chức thêm một số cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 Bộ, bao gồm:

  • Thông Chính ty: cơ quan phụ trách chuyển đạt giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn từ của nhân dân tâu lên vua. Đứng đầu là Thông chính sứ, trật Tòng tứ phẩm.
  • Quốc Tử Giám: cơ quan giáo dục cao nhất trong cả nước. Đây là trường đại học của triều đình có nhiệm vụ đào tạo nhân tài cho quốc gia. Đứng đầu là Tế tửu, trật chánh tứ phẩm.
  • Quốc sử viện: cơ quan chép sử của triều đình. Nhà vua nói gì, làm gì, sử quan đều phải ghi chép cẩn thận và trung thực. Đứng đầu là Quốc sử viện Tu soạn, trật chánh bát phẩm
  • Khuyến nông sứHà đê sứ: Hai cơ quan coi việc nông nghiệp và trông nom về thủy lợi, đê điều.

Chính quyền địa phương

Bản đồ kinh thành Thăng Long năm 1490

Năm 1428, Lê Lợi khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên (tuân theo Trời), chia đất nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc Bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châuhuyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất là . Xã lại chia làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân.

Đứng đầu chính quyền các đạo là chức hành khiển (phụ trách cả dân sự lẫn quân sự). Đứng đầu các trấn là các an phủ sứ, các lộ là tuyên phủ sứ, các châu, huyện là tri châu hay tri huyện, các xã là xã quan (từ thời Lê Thánh Tông đổi thành xã trưởng).

Đến năm Quang Thuận thứ 5 (1464) thời vua Lê Thánh Tông, Đại Việt được chia thành 1 phủ và 12 đạo "thừa tuyên"; năm 1490 đổi gọi phần lớn các "thừa tuyên" là "xứ"; sang thời Lê Uy MụcLê Tương Dực đổi gọi các đơn vị cấp cao nhất là "trấn". Các đơn vị hành chính cao nhất gồm gồm: Phủ Trung Đô (phủ Phụng Thiên), Thanh Hoa (Thanh Hóa), Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường (Sơn Nam), Nam Sách (Hải Dương), Quốc Oai (Sơn Tây), Bắc Giang (Kinh Bắc), An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang (Minh Thuận), Thái Nguyên (Ninh Sóc), Lạng Sơn. Từ năm 1471 mở rộng đất đai phía nam, đặt thêm thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam . Tuy địa giới có một số điều chỉnh và riêng Sơn Tây không còn là đơn vị cấp cao nhất, một nửa trong số các đơn vị hành chính lớn nhất thời kỳ này (Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam) có tên gọi được dùng làm tên các đơn vị hành chính lớn nhất (tỉnh) của Việt Nam hiện nay[3].

Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty: đô tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), thừa tuyên ty (phụ trách các việc dân sự), hiến sát ty (phụ trách các việc thanh tra, giám sát).

Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm. Tổng số quan lại địa phương thời Hồng Đức là 2.615 người[1].

Cụ thể về các đơn vị như sau:

Phủ Trung Đô/Phụng Thiên

Tức trung tâm Hà Nội hiện nay. Năm 1466 đổi là phủ Trung Đô, từ năm 1469 được đổi tên thành phủ Phụng Thiên. Gồm 2 huyện:

  • Quảng Đức: là huyện phụ quách kinh thành, thời Nguyễn đổi tên là Vĩnh Thuận.
  • Vĩnh Xương, sau đổi là Thọ Xương.

Thiên Trường/Sơn Nam

Vốn có tên là thừa tuyên Thiên Trường, năm 1469 đổi thành thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 đổi làm xứ Sơn Nam, sang đời Lê Uy Mục lại gọi là trấn Sơn Nam. Gồm có[4]:

Bắc Giang/Kinh Bắc

An Nam quốc đồ thời Hồng Đức (1490). Các xứ (13 xứ)ːQuảng Nam (廣南), Thuận Hóa (順化), Nghệ An (乂安), Thanh Hoa (清華), Sơn Nam (山南), Hải Dương (海陽), An Bang (安邦), Lạng Sơn (諒山), Thái Nguyên (太原), Tuyên Quang (宣光), Hưng Hóa (興化), Sơn Tây (山西), Kinh Bắc (京北), và phủ Trung Đô (中都府).

Thời Lê Thái Tông vốn là 2 lộ Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Bắc Giang, năm 1469 đổi là thừa tuyên Kinh Bắc, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Kinh Bắc. Gồm có các phủ[5]:

Quốc Oai / Sơn Tây

Vốn là 3 lộ Quốc Oai thượng, trung và hạ thời Lê Thái Tổ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Quốc Oai, năm 1469 đổi là thừa tuyên Sơn Tây, năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Sơn Tây. Gồm các phủ[6]:

Nam Sách/Hải Dương

Vốn là 2 lộ Nam Sách thượng và Nam Sách hạ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương. Gồm các phủ[7]:

An Bang

Thời Lê Thái Tổ là An Bang thuộc Đông Đạo, từ năm 1466 là thừa tuyên An Bang, năm 1490 gọi là xứ An Bang, thời Lê Tương Dực đổi là trấn An Bang. Gồm có 1 phủ[8]:

Lạng Sơn

Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc Đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Lạng Sơn, năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Lạng Sơn. Gồm 1 phủ[9]:

Thái Nguyên/Ninh Sóc

Thời Lê Thái Tổ thuộc Bắc đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Thái Nguyên, năm 1469 đổi là thừa tuyên Ninh Sóc. Gồm các phủ[10]:

Tuyên Quang

Thời Lê Thái Tổ thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Tuyên Quang, năm 1490 đổi là xứ Tuyên Quang, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Minh Thuận. Gồm 1 phủ[11]:

Hưng Hóa

Bản đồ châu Phục Lễ (復醴), sau là phủ An Tây thừa tuyên Hưng Hóa của Đại Việt thời Lê sơ.
Bản đồ châu Thủy Vĩ phủ Quy Hóa trấn Hưng Hóa nước Đại Việt thời Hậu Lê.

Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Gia Hưng và Quy Hóa thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Hưng Hóa, năm 1490 đổi là xứ Hưng Hóa, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Hưng Hóa. Gồm các phủ[10]:

Thanh Hoá

Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, thời Lê Thái Tông gồm 6 phủ Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia, Thanh Đô, Trường Yên, Thiên Quan; năm 1466 đặt thừa tuyên Thanh Hoa; năm 1490 đổi là xứ Thanh Hoa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thanh Hoa. Gồm các phủ[12]:

Nghệ An

Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Diễn Châu và Nghệ An thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Nghệ An, năm 1490 đổi là xứ Nghệ An, Lê Tương Dực đổi là trấn Nghệ An. Tương đương 2 tỉnh Nghệ AnHà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ[15]:

Thuận Hóa

Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Tân Bình và Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Thuận Hóa, năm 1490 đổi là xứ Thuận Hóa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thuận Hóa. Gồm các phủ[17]:

Quảng Nam

Địa đồ sơn xuyên phủ Quảng Nghĩa trong tập Hồng Đức Bản Đồ

Năm 1471, vùng đất phía Nam Thuận Hóa mới chiếm được từ Chiêm Thành được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13, gọi là Quảng Nam. Gồm các phủ[18]:

Tham khảo

  • Trương Hữu Quýnh chủ biên (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  • Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 154
  2. ^ Viện sử học, sách đã dẫn, tr 149-150
  3. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 172-173
  4. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 174-179
  5. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 179-180
  6. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 181-183
  7. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 183-185
  8. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 186
  9. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 187
  10. ^ a b Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 191-192
  11. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 190-191
  12. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 193-196
  13. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 195
  14. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 196
  15. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 196-198
  16. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, trang 255.
  17. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 200-201
  18. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 201-203

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia