Như Thanh

Như Thanh
Huyện
Huyện Như Thanh
Hồ Sông Mực ở Vườn quốc gia Bến En
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Bến Sung
Trụ sở UBNDKhu phố Vĩnh Long I, thị trấn Bến Sung
Phân chia hành chính1 thị trấn, 13 xã
Thành lập18 tháng 11 năm 1996[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐặng Tiến Dũng
Chủ tịch HĐNDLê Văn Cường
Bí thư Huyện ủyNguyễn Tiến Dũng
Địa lý
Tọa độ: 19°35′19″B 105°33′9″Đ / 19,58861°B 105,5525°Đ / 19.58861; 105.55250
MapBản đồ huyện Như Thanh
Như Thanh trên bản đồ Việt Nam
Như Thanh
Như Thanh
Vị trí huyện Như Thanh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích588,11 km²[2]
Dân số (2022)
Tổng cộng106.690 người[2]
Thành thị11.702 người (10,97%)
Nông thôn94.988 người (89,03%)
Mật độ181 người/km²
Dân tộcKinh, Mường, Thái, Thổ,...
Khác
Mã hành chính403[3]
Mã bưu chính424xx
Biển số xe36-AT
Websitenhuthanh.thanhhoa.gov.vn

Như Thanh là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Như Thanh nằm ở phía tây nam của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Huyện Như Thanh có diện tích tự nhiên 588,11 km², dân số năm 2022 là 106.690 người, mật độ dân số đạt 181 người/km².[2]

Khí hậu

Lịch sử

Huyện Như Thanh được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1996[1] trên cơ sở tách 16 xã: Thanh Kỳ, Thành Tân, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ, Xuân Phúc, Phúc Đường, Xuân Thọ, Xuân Khang, Hải Long, Phú Nhuận, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Xuân Du, Cán Khê và Hải Vân thuộc huyện Như Xuân.

Khi thành lập, huyện Như Thanh có 587,3 km² diện tích tự nhiên và 76.045 người[1]. Tên gọi Như Thanh là tên ghép từ hai địa danh Như Xuân và Thanh Hóa.

Ngày 11 tháng 4 năm 2002, thành lập thị trấn Bến Sung (thị trấn huyện lỵ huyện Như Thanh) trên cơ sở:

  • 244,15 ha diện tích tự nhiên và 2.302 người của xã Hải Vân
  • 340 ha diện tích tự nhiên và 1.653 người của xã Hải Long.[5]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[6]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã Hải Vân vào thị trấn Bến Sung
  • Sáp nhập xã Phúc Đường vào xã Xuân Phúc
  • Sáp nhập xã Xuân Thọ vào xã Cán Khê.

Từ đó, huyện Như Thanh có 1 thị trấn và 13 xã trực thuộc.

Hành chính

Huyện Như Thanh có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bến Sung (huyện lỵ) và 13 xã: Cán Khê, Hải Long, Mậu Lâm, Phú Nhuận, Phượng Nghi, Thanh Kỳ, Thanh Tân, Xuân Du, Xuân Khang, Xuân Phúc, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Như Thanh
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thị trấn (01)
Bến Sung 21,92 11.702
Xã (13)
Cán Khê 39,29 8.888
Hải Long 19,13 5.163
Mậu Lâm 42,51 9.794
Phú Nhuận 21,76 8.901
Phượng Nghi 36,11 5.321
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thanh Kỳ 49,65 4.884
Thanh Tân 96,27 8.017
Xuân Du 17,09 7.932
Xuân Khang 42,16 8.102
Xuân Phúc 42,51 6.617
Xuân Thái 120,72 4.357
Yên Lạc 24,06 5.927
Yên Thọ 14,92 11.085
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[2]

Thắng cảnh

  • Vườn quốc gia Bến En có diện tích 16.643 ha (dự kiến mở rộng thành 32.000 ha): bảo tồn rừng nguyên sinh với các nguồn gen động - thực vật quý hiếm như: voi, hổ, báo,... lim xanh, táu, sến, trắc, gụ,...
Chiều xuống trên hồ Sông Mực
  • Hang Lò cao kháng chiến Hải Vân là nhà máy luyện gang trong hang đầu tiên và duy nhất  trên thế giới, một trong những cơ sở sản xuất gang đầu tiên của Việt Nam, niềm tự hào của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nay thuộc núi Đồng Mười, thị trấn Bến Sung.
  • Hang Ngọc là một hang động đá vôi đẹp, còn nguyên sơ. Thuộc địa bàn xã Xuân Khang. Hang Ngọc sâu khoảng 700m,với nhiều nhũ đã tự nhiên rất đẹp.
  • Núi Nưa (giáp ranh với huyện Triệu Sơn) là nơi Bà Triệu đứng lên khởi nghĩa đánh giặc hiện nay gọi là Phủ Na ở xã Xuân Du.
  • Đồng Mười ở thị trấn Bến Sung (trước là xã Hải Vân) là căn cứ của phong trào Cần Vương chống Pháp do Tôn Thất Thuyết.

Chú thích

  1. ^ a b c Nghị định số 72/CP của Chính phủ: Nghị định về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hoá, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thành Hoá Thủ tướng Việt Nam 01/01/1996
  2. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Bộ trưởng Bộ Xây dựng (26 tháng 9 năm 2022). “Thông tư số 02/2022/TT-BXD ban hành QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ “Nghị định 44/2002/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và thị trấn Bến Sung thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa”.
  6. ^ “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia