Ba Đồn

Ba Đồn
Thị xã
Thị xã Ba Đồn
[[Tập tin:
Tập tin:Logo Ba Đồn.png
Biểu trưng
|100px]]
Chợ Ba Đồn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhQuảng Bình
Trụ sở UBNDSố 84, đường Hùng Vương, phường Ba Đồn
Phân chia hành chính6 phường, 10 xã
Thành lập20/12/2013[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2012[2]
Địa lý
Tọa độ: 17°45′17″B 106°25′23″Đ / 17,754722°B 106,423056°Đ / 17.754722; 106.423056
MapBản đồ thị xã Ba Đồn
Ba Đồn trên bản đồ Việt Nam
Ba Đồn
Ba Đồn
Vị trí thị xã Ba Đồn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích162,30 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng106.413 người[3]
Thành thị49.406 người (46,43%)
Nông thôn57.007 người (53,57%)
Mật độ656 người/km²
Khác
Mã hành chính458[4]
Số điện thoại0523.513.123
Số fax0523.515.895
Websitebadon.quangbinh.gov.vn

Ba Đồn là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Thị xã Ba Đồn là vùng đất cách mạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tạo điều kiện cho thị xã phát triển một số loại hình du lịch của như: du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan văn hóa - lịch sử, hoài niệm chiến trường.[5]

Địa lý

Nhà văn hóa thị xã Ba Đồn

Thị xã Ba Đồn nằm bên sông Gianh, có Quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất đi qua, cách thành phố Đồng Hới 40 km về phía bắc và cách Đèo Ngang 25 km về phía nam, có vị trí địa lý:

Thị xã Ba Đồn có diện tích 162,30 km², dân số năm 2019 là 106.413 người[3], mật độ dân số đạt 656 người/km². Thị xã có 32,26% dân số theo đạo Thiên Chúa. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Vũng Áng – Bùng đi qua đang được xây dựng.

Lịch sử

Địa danh Ba Đồn có từ thời Hậu Lê, khi Chúa Trịnh lập ba đồn lính ở phía bắc sông Gianh, gồm đồn Trung Thuần, đồn Phan Long và đồn Xuân Kiều.[6]

Trước năm 2013

Trước năm 2013, thị xã Ba Đồn ngày nay là một phần huyện Quảng Trạch. Huyện lỵ huyện Quảng Trạch khi đó là thị trấn Ba Đồn. Ngày 18 tháng 4 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 367/QĐ-BXD công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng (gồm thị trấn Ba Đồn, 5 xã: Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận và thôn Xuân Kiều, xã Quảng Xuân) là đô thị loại IV.[2][7]

Từ năm 2013 đến nay

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP[1] về việc thành lập thị xã Ba Đồn và 6 phường thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Ba Đồn trên cơ sở điều chỉnh 16.318,28 ha diện tích tự nhiên, 115.196 nhân khẩu (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Ba Đồn và 15 xã: Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn) thuộc huyện Quảng Trạch.
  • Thành lập phường Ba Đồn trên cơ sở toàn bộ 200,81 ha diện tích tự nhiên và 10.357 nhân khẩu của thị trấn Ba Đồn.
  • Thành lập phường Quảng Long trên cơ sở toàn bộ 911,61 ha diện tích tự nhiên và 7.011 nhân khẩu của xã Quảng Long.
  • Thành lập phường Quảng Phong trên cơ sở toàn bộ 470,04 ha diện tích tự nhiên và 6.705 nhân khẩu của xã Quảng Phong.
  • Thành lập phường Quảng Thọ trên cơ sở toàn bộ 916,74 ha diện tích tự nhiên và 13.788 nhân khẩu của xã Quảng Thọ.
  • Thành lập phường Quảng Thuận trên cơ sở toàn bộ 771,08 ha diện tích tự nhiên và 8.628 nhân khẩu của xã Quảng Thuận.
  • Thành lập phường Quảng Phúc trên cơ sở toàn bộ 1.435,46 ha diện tích tự nhiên và 10.144 nhân khẩu của xã Quảng Phúc.

Thị xã Ba Đồn có 16.318,28 ha diện tích tự nhiên và 115.196 nhân khẩu với 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường và 10 xã như hiện nay.

Hành chính

Thị ủy Ba Đồn

Thị xã Ba Đồn có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Ba Đồn, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận và 10 xã: Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn.

Kinh tế-xã hội

Kinh tế

Năm 2019, kinh tế thị xã Ba Đồn giữ mức tăng trưởng ở mức khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất 10,65%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng ổn định và bền vững:

  • Nông - lâm - thủy sản chiếm 20,30%
  • Công nghiệp - xây dựng chiếm 35,30%
  • Thương mại - dịch vụ chiếm 44,40%.

Bên cạnh đó, năng suất lúa bình quân 54,48 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực đạt 28.345 tấn, đạt 100,2% kế hoạch. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 471,8 ha, đạt 99,75%; sản lượng hải sản đánh bắt và nuôi trồng 13.970 tấn, đạt 100,07% kế hoạch. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn thị xã có đã đạt được 180 tiêu chí, bình quân 18 tiêu chí/xã, tăng 6 tiêu chí so với năm 2018. Thu ngân sách địa phương ước thực hiện gần 476 tỷ đồng, đạt 239,10% kế hoạch dự toán tỉnh giao và 190% kế hoạch thị xã giao. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, tiến độ và quy chế đầu tư. Trong năm, thị xã Ba Đồn đã huy động và đầu tư ước đạt gần 318 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ yếu được đầu tư thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn như:

  • Cảng cá Quảng Phúc
  • Đường Võ Nguyên Giáp từ ngã tư Quảng Thọ đi quảng trường biển
  • Dự án củng cố nâng cấp kè tả sông Gianh
  • Công trình thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo,...

Xã hội

Ngoài ra, các lĩnh vực xã hội được quan tâm nhiều hơn:

  • Hệ thống trường, lớp được đầu tư, tập trung xây dựng đạt chuẩn Quốc gia
  • Các chính sách an sinh xã hội, cho người có công, hoạt động đền ơn đáp nghĩa thực hiện tốt
  • Đào tạo cho 4.700 lao động được giải quyết việc làm
  • Đời sống người dân từng bước nâng lên.[8]

Văn hóa

Ba Đồn nổi tiếng với nghề làm nón, vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay[9]. Dân gian có câu:

Chợ Ba Đồn trên địa bàn phường Ba Đồn là một trong những chợ cổ nhất của tỉnh Quảng Bình[6]. Thị trấn Ba Đồn trước đây có chợ phiên nổi tiếng khắp vùng Bắc Trung Bộ.[10]

Danh nhân

  • Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, người gắn bố lâu năm với con đường Trường Sơn huyền thoại.

Chú thích

  1. ^ a b “Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập mới thị xã Ba Đồn và 6 phường thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình”.
  2. ^ a b “Quyết định 367/QĐ-BXD năm 2012 về việc công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV”.
  3. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Quảng Bình”. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Thị xã Ba Đồn
  6. ^ a b “Ba Đồn, nét chợ cổ trong lòng phố”. Báo Quảng Bình.
  7. ^ “Công bố quyết định công nhận thị trấn Ba Đồn mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV”. Báo Quảng Bình điện tử. 1 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ “Kinh tế thị xã Ba Đồn năm 2019”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ [1] Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine Nghề làm nón Ba Đồn; Diễn đàn Người Quảng Bình (nguoiQuangBinh.Net).
  10. ^ “Chợ phiên Ba Đồn - không gian kinh tế, không gian văn hóa”. Báo Quảng Bình.

Tham khảo