Tụ LongTụ Long (chữ Hán: 聚龍[1] hay 聚竜[2]) là địa danh cũ của Việt Nam, gắn liền với mỏ đồng Tụ Long[3] (聚龍銅廠)[4] nằm trên vùng biên giới Việt Nam-Trung Quốc, là vùng đất từng thuộc Việt Nam từ trước thời nhà Lê sơ và Lê trung hưng cho đến cuối thế kỷ 19 đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam thì bị cắt cho Trung Quốc, theo Công ước Pháp-Thanh 1887 và Công ước Pháp-Thanh 1895. Nguồn gốcToàn bộ vùng mỏ Tụ Long và nửa già phía tây của tỉnh Hà Giang ngày nay (cổ xưa đều là châu Bình Nguyên) được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ thời nhà Lý năm 1015, sau cuộc xung đột biên giới 1013-1015, giữa Đại Cồ Việt với Vương quốc Đại Lý và chư hầu. Năm Ất Mão niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 (1015), Lý Thái Tổ ban chiếu chỉ cho Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương đi đánh và thu phục được các châu Đô Kim, Vị Long, Thường Tân, Bình Nguyên và bắt giết được thủ lĩnh Hà Trác Tuấn[5]. Các vùng này hoàn toàn không phải là những lãnh thổ nhà Tống Trung Quốc lúc đó. Xã Tụ Long tổng Phương Độ thời nhà Lê trung hưng cũng là toàn bộ tổng Tụ Long thời vua Tự Đức nhà Nguyễn nay là đất đai thuộc địa bàn các trấn biên giới thuộc huyện Mã Quan của châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, (gồm toàn bộ các trấn: Tiểu Bá Tử, Kim Xưởng, Đô Long, Giáp Hàn Thanh, một phần các trấn Mã Bạch, Nam Lao). Đây là vùng đất tranh chấp giữa nhà Lê Việt Nam với nhà Thanh Trung Quốc. Ngoài ra, vùng mỏ Tụ Long, theo nghĩa mở rộng còn để chỉ vùng đất xung quanh tổng Tụ Long thời Tự Đức, cùng bị Pháp chuyển nhượng cho nhà Thanh sau các Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và năm 1895, mà bao gồm cả hai xã xưa có tên là Phấn Vũ và Bình Di của Việt Nam, ngày nay thuộc địa bàn các hương trấn Mãnh Động, Thiên Bảo, Ma Lật và Đại Bình của huyện Ma Lật Pha châu Văn Sơn, đây đều là các hương trấn nằm xung quanh hương Đô Long (都龙, tức xã Tụ Long tổng Tụ Long của Việt Nam thời vua Tự Đức). Đất toàn bộ hương Mãnh Động cùng phần phía đông trấn Thiên Bảo (quanh thôn Thiên Bảo) ngày nay của Trung Quốc, cổ xưa là phần đất xã Phấn Vũ tổng Phương Độ thời nhà Lê, nhà Nguyễn của Việt Nam. Phần còn lại của trấn Thiên Bảo (xung quanh thôn Nam Ôn Hà), cùng phần phía nam trấn Ma Lật và phía nam của trấn Đại Bình ngày nay là đất xã Bình Di tổng Phương Độ của Việt Nam. Năm 1728, chính quyền nhà Lê-Trịnh của Việt Nam chính thức thương lượng đòi được vùng đất này từ nhà Thanh Trung Quốc, ranh giới được xác định là bờ Bắc sông Đổ Chú (堵呪), bờ Nam sông Đổ Chú thuộc Đại Việt (sông Đổ Chú ngày nay là sông Hưởng Thủy (响水河(大梁子河)) là một nhánh thượng nguồn của Sông Chảy chảy từ huyện Mã Quan châu Văn Sơn dọc theo các trấn Mã Bạch (Mã Quan), Giáp Hàn Thanh, Tiểu Bá Tử, vào huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai Việt Nam). Theo Lê Quý Đôn: Trôi Hà (tục gọi là sông Chảy), ở bên trái sông Thao, phát nguyên từ phủ Khai Hóa (tên là sông Đổ Chú) Trung Quốc, chảy xuống xứ Hưng Hóa, bên trái là châu Vị Xuyên, bên phải là châu Thủy Vĩ, chảy qua Na Căng, Tâm Phú, Bắc Hà, Thập Độ, Chư Làng đến đồn Bảo Nghĩa. Lại chảy qua Ngòi Bàng, động Ngọc Uyển xã Mai Quan về bên trái. Sông này phát nguyên từ dưới núi Tụ Long và Lão Quân chảy qua ải Bắc Tỉ và hai mỏ Long Sinh, Nam Dương rồi tụ hội ở hạ lưu...[6] Cương vực xã Tụ Long tổng Phương Độ thời nhà LêKiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn viết: Châu Vị Xuyên tức là châu Bình Nguyên xưa, có 8 tổng 51 xã, duy Tụ Long là to hơn cả: có 24 thôn ấp, tập tục gọi thôn là làng. Địa thế xã này phía đông giáp xã Phấn Vũ (奮武) thuộc bản tổng, phía tây giáp phủ Khai Hóa Trung Quốc, phía nam giáp châu Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa, phía bắc giáp động Ngưu Dương Trung Quốc. Về mặt tây, lấy sông Đổ Chú để chia mốc giới với phủ Khai Hóa: Kể từ đầu ngọn sông, về phía đông ven sông, từ sông Đổ Chú đến làng Thác Ư (托於) giáp châu Thủy Vĩ, thuộc về địa phận Tụ Long. Về phía tây ven sông, từ làng Mã Bạch (馬白, hay Mã Bách 馬伯) đến làng Ma Cả Bô (Ma Cơ Pho) giáp châu Thủy Vĩ, thuộc về địa phận Khai Hóa. Núi Mã Yên (馬鞍山) ở làng Kỵ Mã xã Tụ Long cách xa với Trung Quốc. Một dải sông Đổ Chú chảy qua vụng Mã Bạch, chảy xuôi đến núi Mi (眉山), rồi hợp lưu với con sông nhỏ thuộc trấn Hưng Hóa nước ta, chảy xuống châu Thủy Vĩ. Lại một khe từ núi Mã Gia (馬茄山) chảy ven ngàn núi đến thôn Thác Ư thông với sông Tạ Mộng (謝夢), đây là chỗ nước ở Tụ Long, Hoàng Khê (黄谿), Thổ Khê (土谿) hợp lưu với nhau. Từ con khe này đến sông Đổ Chú cách nhau 150 dặm.[7] Về sông Lô mà thượng nguồn là giới hạn phía đông của khu vực Tụ Long, Lê Quý Đôn viết: "Sông Cả lại có tên là sông Lô, Minh sử gọi là sông Bình Nguyên, ở về bên trái sông Chảy, phát nguyên từ ti Giáo Hóa trưởng quan tỉnh Vân Nam Trung Quốc, đó là mặt đông nam chảy xuôi đến châu Vị Xuyên (xưa gọi là châu Bình Nguyên) xứ Tuyên Quang, qua sau núi xã Tụ Long, đến phố Than mỏ Bình Di, hợp với ngòi Bán Ca về bên phải, chảy qua phố Ai mỏ Bình Di, hợp với ngòi Trung Bang về bên phải, chảy xuống Bình Quân, Phấn Vũ, Bắc Bảo hợp với cửa ngòi bên phải, chảy qua ải Phương Độ hợp với ngòi Thiểu về bên trái,..." Tổng số thôn làng Đại Việt thu nạp lại từ nhà Thanh năm 1728 là 17 làng gồm: Nhĩ Hô (爾呼), Mạnh Đinh (孟釘), Phù Ni (扶尼), Phù Li (扶籬), Phù Chu (扶周), Trĩ Giang (豸江), Phù Không (扶空), Ma Hô (痲呼), Bố Ma (布痲), Hô Khâm (呼襟), Mã Khao (馬犒), Tà Lộ (斜路), Yên Mã (鞍馬), Mã Thọ (馬夀), Tụ Kha (聚珂), Thông Sự (通事), và Mã Đề (馬蹄)[8]. Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu viết: "Năm Bảo Thái thứ 9 (1728) nhà Thanh trả lại cho ta xưởng mỏ đồng Tụ Long, lấy sông Đổ Chú làm địa giới... Bia đá lập ở địa phận xã Tụ Long huyện Vĩnh Tuy, 2 bờ nam bắc sông đều có bia. Bia bờ nam khắc chữ rằng: "Châu địa giới châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Đổ Chú làm căn cứ. Năm Ung Chính thứ 6 tháng 9 ngày 18, ủy sai lũ Binh bộ thị lang Nguyễn Huy Nhuận, Quốc Tử giám Tế tửu Nguyễn Công Thái phụng chỉ lập bia này." Bia bờ bắc khắc chữ rằng: "Khai Dương xa ở cuối trời, là đất tiếp cõi Giao Chỉ, xét sách vở... lấy sông Đổ Chú cách phía Nam phủ trị 240 dặm làm châu địa giới bị lẫn lộn, nên ủy sai viên tra khám rồi tâu định địa giới ở núi mỏ chì. Hoàng thượng ta... nghĩ Giao Chỉ... kính thuận,... đem 40 dặm đất... ban cho. Lũ Sĩ Côn, thừa lệnh... Tổng đốc Vân Quý, làm hịch... Ngày mùng 7 tháng 9, hội đồng với sai viên của nước Giao Chỉ là lũ Nguyễn Huy Nhuận cộng đồng định nghị, lấy sông nhỏ ở phía nam đồn Mã Bạch làm địa giới, tức là sông mà quốc vương nước ấy gọi là Đổ Chú... dựng đình bia địa giới ở phía bắc sông này. Từ nay cõi ngoài biên vững bền, ức vạn năm.. không... hết. Năm Ung Chính thứ 6 tháng 9, ngày 18, thự Khai Hóa tri phủ thần Ngô Sĩ Côn, thự Khai Hóa trấn Trung dinh... Võ Đảng kính lập bia này"..."[9] Vùng mỏ Tụ Long - Bình Di - Phấn Vũ của Việt Nam bị Pháp nhượng cho Trung Quốc, nằm giữa khoảng biên giới năm 1728 Đại Việt - Đại Thanh và biên giới Việt Nam - Trung Quốc, ngày nay là toàn bộ vùng lãnh thổ với các địa danh cấp thôn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau:
Châu Vị Xuyên thời Lê trung hưng đến thời Nguyễn độc lậpChâu Vị Xuyên có 8 tổng với 51 xã vào thời Lê trung hưng, sang đầu thời nhà Nguyễn có 9 tổng (52 xã) trong đó:
Theo Lê Quý Đôn: "Năm Nhâm Dần niên hiệu Bảo Thái thứ 3 (1722), Nguyễn Thành Lý quản cơ Tả trấn trấn thủ Tuyên Quang, với 400 thổ binh dưới quyền, dâng sớ nói: "Địa giới Tụ Long và Bình Di tiếp giáp với nước ngoài, các trường xưởng vàng, bạc, đồng, thiếc đều ở đây cả. Nếu có việc khẩn cấp mà báo với 3 đồn Tĩnh Biên, Hà Giang và Linh Trường, vừa đi vừa về đến hơn mười ngày, e khó lòng ứng tiếp kịp, xin đặt thêm đồn Tụ Long chia lính canh giữ. Số lính chia đi đóng các đồn tổng cộng 2315 người:..., đồn Tụ Long 353 người, 6 viên quan cai quản. Còn các thổ mục Tụ Long là Hoàng Văn Chí, Hoàng Văn Tuy đều có 50 người lính, các thổ mục Bình Di là Hoàng Văn Toán, Hoàng Văn Thụy đều có số lính là 27 người, đều để dùng vào việc tra hỏi kiện tụng."..."[13] Theo Nguyễn Văn Siêu, sau khi đặt tỉnh Tuyên Quang năm 1831, đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835) chia châu Vị Xuyên làm 2 huyện, bên bờ trái sông Lô làm huyện Vị Xuyên thuộc phủ Tương An, bên bờ phải sông Lô làm huyện Vĩnh Tuy vẫn thuộc phủ Yên Bình. Các xã Tụ Long, Phấn Vũ, Phương Độ cùng toàn bộ tổng Phương Độ thuộc huyện Vĩnh Tuy[14]. Theo Nguyễn Đình Đầu, thời Tự Đức (khoảng năm 1861) hành chính huyện Vĩnh Tuy phủ Yên Bình tỉnh Tuyên Quang được phân chia lại theo đó xã Tụ Long được tách ra làm thành tổng riêng thuộc huyện Vĩnh Tuy phủ Yên Bình. Tổng Tụ Long gồm 6 xã: Tụ Long, Tụ Thành (聚成), Tụ Nghĩa (聚義), Tụ Mỹ (聚美), Tụ Hòa (聚和), Tụ Nhân (聚仁). Tổng Tụ Long phía đông nam giáp với tổng Phương Độ lúc này còn 3 xã là: Phương Độ, Bình Di, Phấn Vũ, cũng thuộc về huyện Vĩnh Tuy.[15] Công ước Pháp Thanh 1887 cắt đất Tụ Long-Phấn Vũ-Bình Di cho Trung HoaSau Chiến tranh Pháp-Thanh, Pháp hầu như làm chủ toàn bộ Bắc Kỳ, mặc dù theo hòa ước Quý Mùi và hòa ước Giáp Thân Pháp phải bảo hộ quyền lợi cho các xứ thuộc địa chiếm được từ Đại Nam (Điều 23 hòa ước Quý Mùi: " Nước Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự hoàn toàn quyển vẹn về lãnh thổ của đất nước Đức vua,..."), nhưng muốn có được sự công nhận của nhà Thanh về cáí thực tế đô hộ An Nam này, Pháp đã đi tới ký kết Công ước Constans 1887 phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Nhà Thanh trong vấn đề Bắc Kỳ, dù trước đó có đưa quân tham chiến nhưng sau Hòa ước Thiên Tân 1885 ở thế đứng ngoài mặc cả trục lợi. Đại diện nhà Thanh là Lý Hồng Chương phát biểu với Đô đốc Pháp Henri Rieunier trong hội đàm rằng: "Nước Pháp đã đạt được nhiều quyền lợi khi chiếm được Bắc Kỳ, một nước chư hầu của Trung Hoa 600 năm nay; việc này là nhờ trung gian của tôi. Nó đã gây cho tôi nhiều phiền phức; tôi nghĩ rằng một sự đền bồi dưới dạng nhượng vài vùng đất nhỏ trên vùng biên giới là cần thiết."[16] Nội dung của Công ước Pháp Thanh 1887 có điều khoản Pháp đồng ý cắt 3/4 đất tổng Tụ Long gồm cả khoảng 4-5 xã trong 6 xã (là Tụ Long, Tụ Thành, Tụ Nghĩa, Tụ Mỹ, Tụ Hòa), cùng xã Bình Di và một phần xã Phấn Vũ thuộc tỉnh Hà Giang của Bắc Kỳ cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với diện tích khoảng 750 km². Hoạch định lại đoạn biên giới Bắc Kỳ-Trung Hoa, từ Câu Đầu trại (ở phía Tây nơi hợp lưu sông Đỗ Chú với sông Chảy) đến Cao Mã Bạch (ở phía đông, nay thuộc xã Cao Mã Pờ huyện Quản Bạ), vòng xuống phía nam tổng Tụ Long. Đường biên giới theo công ước Pháp Thanh 1887 đi như sau:
Chú thích nguồn dẫn
|
Portal di Ensiklopedia Dunia