Si Ma Cai
Si Ma Cai là một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam.[2][3] Địa lýHuyện Si Ma Cai nằm ở phía đông bắc tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai chừng 95 km, có vị trí địa lý:
Huyện Si Ma Cai có diện tích 234,54 km², dân số năm 2004 là 26.753 người, gồm 11 dân tộc trong đó chủ yếu là người H'Mông (chiếm 82,52%), Nùng (chiếm 12,25%), La Chí (chiếm 0,75%), Cờ Lao (chiếm 3,98%), Phù Lá (chiếm 0,09%), Kinh (chiếm 0,28%). Hành chínhHuyện Si Ma Cai có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Si Ma Cai (huyện lỵ) và 9 xã: Bản Mế, Cán Cấu, Lùng Thẩn, Nàn Sán, Nàn Sín, Quan Hồ Thẩn, Sán Chải, Sín Chéng, Thào Chư Phìn. Lịch sửNguồn gốc tên gọiHiện có 2 cách giải thích về tên gọi Si Ma Cai:
Lịch sửNăm 1966, huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai được chia tách thành huyện Bắc Hà mới và huyện Si Ma Cai[4]. Huyện Si Ma Cai khi đó gồm 17 xã: Bản Mế, Cán Cẩu, Cán Hồ, Dào Dền Sán, Hồ Mù Chải, Lử Thẩn, Lùng Sán, Nàn Cảng, Nàn Sín, Nàn Thẩn, Nàn Vái, Quan Thần Sán, Seng Sui, Si Ma Cai, Sín Chéng, Sín Hồ Sán và Thào Chư Phìn. Năm 1975, các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Nghĩa Lộ (trừ huyện Bắc Yên và huyện Phù Yên) sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, huyện Si Ma Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn[5]. Năm 1979, huyện Si Ma Cai lại sáp nhập vào huyện Bắc Hà[6]. Ngày 28 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 205-CP[7]. Theo đó:
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh: Yên Bái và Lào Cai, huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai[8]. Ngày 18 tháng 8 năm 2000, huyện Si Ma Cai được tái lập từ huyện Bắc Hà[9], gồm 13 xã: Bản Mế, Cán Cẩu, Cán Hồ, Lử Thẩn, Lùng Sui, Nàn Sán, Nàn Sín, Nàn Thẩn, Quan Thần Sán, Sán Chải, Si Ma Cai (trung tâm huyện lỵ), Sín Chéng và Thào Chư Phìn. Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020)[10]. Theo đó:
Huyện Si Ma Cai có 1 thị trấn và 9 xã như hiện nay. Kinh tếSi Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi đồi trọc. Do đó đất nông nghiệp rất ít, chỉ có khoảng 1/5 diện tích là ruộng bậc thang trồng lúa mỗi năm chỉ có một vụ, và một vụ trồng ngô trên các nương dốc. Ngô vẫn là lương thực chính của người dân địa phương. Do đó để phát triển kinh tế hạ tầng, Si Ma Cai vẫn phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước cấp. Du lịchHàng năm, mỗi khi xuân về, các xã của Si Ma Cai rộn ràng lễ hội "Say Sán" của người dân tộc H'Mông, hình thức giống như lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày. Huyện Si Ma Cai có nhiều buổi họp chợ phiên; Chợ Sín Chéng họp vào thứ 4 hàng tuần; chợ Cán Cấu họp thứ 7 hàng tuần và chợ Si Ma Cai họp chủ nhật hàng tuần. Các chợ vùng cao này còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao cho nên thu hút được khá nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan. Tham khảo
Liên kết ngoàiWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Si Ma Cai.
|
Portal di Ensiklopedia Dunia