Danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật được trao cho tác giả của các lĩnh vực âm nhạc, văn học, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa, điện ảnh, văn nghệ dân gian và kiến trúc. có giá trị rất cao về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân. Đây được xem là giải thưởng danh giá nhất hiện nay tại Việt Nam.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Bộ chủ trì thành lập Hội đồng Giải thưởng để tư vấn cho Thủ tướng trình danh sách lên Chủ tịch nước phê duyệt.
Cho đến nay, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật được ký quyết định trao tặng vào các năm 1996, 2000, 2005, 2012, 2017, 2022.
Tô Ngọc Vân với tác phẩm tranh sơn mài: Bộ đội nghỉ bên chân đồi; tranh sơn dầu: Hồ Chủ tịch ở Bắc Bộ phủ, Xưởng quân giới; tranh khắc gỗ: Hồ Chủ tịch làm việc; các bộ tranh kí họa về nông dân trong cải cách ruộng đất (1953) và về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Nguyễn Sáng với các tác phẩm tranh sơn dầu: Giặc đốt làng tôi, Thiếu nữ bên hoa sen và các tác phẩm tranh sơn mài: Kết nạp đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ, Thành đồng Tổ quốc.
Nguyễn Tư Nghiêm với các tác phẩm tranh sơn mài: Con nghé, Đêm giao thừa, Nông dân đấu tranh chống thuế, Tranh Gióng, Điệu múa cổ.
Trần Văn Cẩn với các tác phẩm tranh sơn mài: Tát nước đồng chiêm, Thằng cu đất mỏ, Mùa đông sắp đến, Mưa mai trên sông Kiến và các tác phẩm tranh sơn dầu: Công nhân mỏ, Nữ dân quan miền biển.
Bùi Xuân Phái với các tác phẩm tranh sơn dầu về Hà Nội: Hà Nội kháng chiến, Vợ chồng chèo, Sân khấu chèo, Xe bò trong phố cổ, Phố cổ Hà Nội, Phố vắng và Trước giờ biểu diễn.
Nguyễn Đỗ Cung với các tác phẩm tranh sơn dầu: Chân dung Hồ Chủ tịch, Học hỏi lẫn nhau, Công nhân cơ khí, Tan ca, mời chị em đi học để thi thợ giỏi và các tác phẩm tranh bột màu: Du kích La Hai, Dân quân tập bắn.
Nguyễn Phan Chánh với các tác phẩm tranh lụa: Bữa cơm mùa thắng lợi, Sau giờ trực chiến, Trăng tơ, Chân dung tự họa, Chơi ô ăn quan và Cô gái rửa rau.
Diệp Minh Châu với tác phẩm tranh vẽ bằng máu trên lụa: Tranh Hồ Chủ tịch và Thiếu nhi Trung Nam Bắc và các bức tượng: Hương Sen, Võ Thị Sáu, Bác Hồ bên suối Lênin, Bác Hồ với thiếu nhi.
Vũ Năng An với bức ảnh: Bác Hồ tại mặt trận Đông Khê (1950).
Võ An Ninh với các tác phẩm phóng sự: Phóng sự ảnh về hoạt động của Bác Hồ (1945 – 1946); Phóng sự về thanh niên cà nhân dân Sài Gòn đấu tranh chống Mỹ (1950).
Nguyễn Bá Khoản với các bộ ảnh Đội quân Nam Tiến và Trung đoàn Thủ đô.
Nguyễn Tiến Chung với các tác phẩm tranh lụa, tranh khắc gỗ màu, tranh sơn dầu: Được mùa (1958), Mùa gặt (1962), Chợ Nhông (1958), Hợp tác xã Tây Hồ, Phong cảnh Sài Sơn (1970), Nữ dân quân trao đổi kinh nghiệm bắn máy bay (1971).
Huỳnh Văn Gấm với các tác phẩm tranh Trái tim và nòng súng, Cô Liên, Ngày chủ nhật, Thừa thắng xông lên.
Dương Bích Liên với các tác phẩm tranh Bác hồ đi công tác, Chiều vàng, Mùa gặt, Hành quân đêm.
Hoàng Tích Chù với các tác phẩm tranh sơn mài: Tổ đội công (1958), Bác Hồ trồng cây với thiếu nhi (1971), Mùa gặt, Đêm hậu cứ'.
Nguyễn Văn Tỵ với các tác phẩm tranh sơn mài: Nhà tranh gốc mít (1958), Du kích Bắc Sơn (1958), Bắc Nam thống nhất (1961).
Nguyễn Hải với các tác phẩm tượng Nguyễn Văn Trỗi, Gióng, Chiến Thắng Điện Biên Phủ, Mùa xuân chiến thắng, Đài tưởng niệm Hòa Bình, Thủ Khoa Huân.
Nguyễn Khang với các tác phẩm tranh sơn mài: Đánh cá đêm trăng, Hòa bình và hữu nghị, Hành quân qua suối, Gia đình mục đồn.
Nguyễn Sỹ Ngọc với các tác phẩm tranh sơn mài: Tình quân dân (1949, Đổi ca (1962), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1980), Một ngày mới lại bắt đầu (1982).
Nguyễn Thị Kim với các tác phẩm tượng, phù điêu: Chân dung Bác Hồ, Hạnh Phúc, Chân dung cháu gái, Nữ du kích, 11 cô gái tự vệ thành phố Huế.
Lê Quốc Lộc với các tác phẩm tranh sơn mài: Qua bản cũ (1957), Ánh sáng đến (1957), Tiêu thổ kháng chiến (1958), Giữ lấy hòa bình (1962), Từ trong bóng tối (1982).
Ngày 24.2.2007, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định số 210/2007/QĐ-CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN cho công trình: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học của Bộ Quốc phòng.
Hoàng Trung Thông (Đặc Công, Bút Châm) với các tập thơ Đường chúng ta đi (1960), Những cánh buồm (1964), Đầu sóng (1968), Tiếng thơ không dứt (1989).
Bùi Hiển với tập truyện ký Trong gió cát (1965) và các tập truyện Hoa và thép (1972), Tâm tưởng (1985).
Nhiếp ảnh (2 giải)
Chu Chí Thành với bộ ảnh Hai người lính.
Võ Nguyên Nhân (Võ An Khánh) với bộ ảnh Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang.
Múa (5 giải)
Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Hùng (Đặng Phải, Bồng Sơn) với các tiết mục múa Nước về, Vũ khúc Raklây, Óng ánh tơ vàng.
Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Việt Cường với tiết mục múa Mâm vàng, tổ khúc múa Sài Gòn ngày ấy, kịch múa Chuyện tình non sông.
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Văn Khình (Lê Khình) với các tiết mục múa Những bông hoa đỏ của rừng, Những cô gái Phiêng Hào.
Nghệ sĩ Nhân dân Ứng Duy Thịnh với các tác phẩm kịch múa Đất nước,Ngọn lửa và cuốn sách Con đường dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp.
Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Hiển với tác phẩm thơ múa Hoa phong lan trên đỉnh Truông Bồn, tiết mục múa Xuân về trên bản Khơ Mú, Bức tranh thôn nữ.
Âm nhạc (2 giải)
Hồng Đăng (Phan Hồng Đăng) với cụm tác phẩm Lênh đênh, Đêm hành hương về huyền thoại, Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ, Khao khát, Gửi một câu hát cho Tokyo (1999).
Văn Ký (Vũ Văn Ký) với giao hưởng thơ Ru con, hành khúc Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Hà Nội mùa xuân (1979).