Lên đàng

"Lên đàng"
Bài hát chính thức của
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Thể loạiHành khúc, nhạc đỏ
Soạn nhạcLưu Hữu Phước
Viết lờiHuỳnh Văn Tiểng
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1944

"Lên đàng" (nghĩa gốc: Lên đường) là một bài hát của hai nhạc sĩ Lưu Hữu PhướcHuỳnh Văn Tiểng ra đời vào năm 1944,[1] được phổ biến rộng rãi trong thanh thiếu niênhọc sinh và là bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Trước năm 1976, bài hát này là bài hát chính thức của Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Hồ Chí Minh.

Bài hát chứa ca từ ca ngợi con người, anh hùng dân tộc kết hợp với nghệ thuật âm nhạc dân gian phù hợp truyền thống đương đại. Lên đàng đã thể hiện được phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943.[2]

Bài hát có tác dụng mạnh mẽ nhằm kêu gọi lớp tuổi trẻ tham gia cách mạng cứu nước.

Bài hát Lên đàng biểu hiện khí thế hào hùng, là một lời kêu gọi mạnh mẽ như thúc giục thế hệ trẻ tham gia vào giải phóng dân tộc. Đây là một trong những bài hành khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Bài hát này cũng được đài PT-TH Bình Dương chọn làm nhạc hiệu mở sóng trên FM 92.5 MHz.

Lời bài hát

Nào anh em ta! Cùng nhau xông pha lên đàng

Kiếm nguồn tươi sáng

Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông

Từ nay ra sức anh tài

Đoàn ta chen vai nề chi chông gai, lên đàng

Ta người Việt Nam

Nhìn tương lai huy hoàng

Đoàn ta bước lên đàng

Cùng hiên ngang hát vang.

Nhìn non sông ta! Trời mây bao la muôn đời

Tâm hồn phơi phới

Mau nhìn hoàn cầu khá trông năm châu

Cùng nhau tung chí anh hào

Đoàn ta đi mau lòng trai không nao, lên đàng

Ta người Việt Nam

Nhìn non sông tưng bừng

Đoàn ta hát vang lừng

Nào tung bay chí trai.

Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng

Kết đoàn hùng tráng

Danh lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng

Đồng tâm noi dấu anh hùng

Ngày xưa ai đem tài cho quê hương bao lần

Khuông phò nhà Nam

Đoàn ta ghi trong lòng

Thề hy sinh anh hùng

Nhìn non sông thẳng xông

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Lưu Hữu Phước - Người tài tứ Dậu”. Người Lao Động. 13 tháng 10 năm 2017. Truy cập 22 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ “Tháng Tám năm 1945 lên đàng giành chính quyền”. Truy cập 22 tháng 2 năm 2018.