Ninh Viết Giao
Ninh Viết Giao (15 tháng 5 năm 1933 – 6 tháng 3 năm 2014) là một nhà nghiên cứu Văn hóa Việt Nam. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001) và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2017). Tiểu sửÔng sinh quán tại xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá[1]. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Văn khoa Hà Nội năm 1956, cùng một khoá với Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Tâm, ông được phân công về dạy học ở trường cấp III Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An). Ninh Viết Giao về sống, làm việc ở Xứ Nghệ "bằng cả hai tay", hai lĩnh vực là Giáo dục và sưu tầm, biên soạn văn hóa, văn nghệ dân gian. Được xem là nghề tay trái nhưng lĩnh vực sưu tầm, biên soạn văn hóa dân gian thực sự là sự nghiệp chính, đem lại những thành tựu đồ sộ và cuốn hút cả cuộc đời ông.[2] Ông trở thành một nhà Nghệ học bậc nhất của Việt Nam, một giáo viên phổ thông trung học được phong hàm Phó giáo sư (năm 1984), giải thưởng Nhà nước (năm 2001). Ninh Viết Giao được phong học hàm Giáo sư cấp I đặc cách từ năm 1984 cũng là một hiện tượng đến nay chưa có người thứ hai như ông, nghĩa là từ một giáo viên dạy cấp 3 không phải thuộc viện nghiên cứu hay trường đại học nào. Ông có những công trình đồ sộ bao quát gần như đủ hết các loại hình văn hóa dân gian Xứ Nghệ với số lượng đầu sách đã vượt con số 40.[2] Ngày 20 tháng 5 năm 2013, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành tổ chức trao huy chương và xác nhận kỷ lục "Người có nhiều công trình nghiên cứu nhất về Văn hóa Dân gian xứ Nghệ" cho PGS Ninh Viết Giao.[1] Ông mất ngày 6 tháng 3 năm 2014 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 2017, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật cho tập sách "Kho tàng về xứ Nghệ" (gồm 9 tập). Tác phẩm
Ngoài các công trình trên ông còn có các tác phẩm về Hương ước Nghệ An, Văn thơ Xô Viết Nghệ Tĩnh... Một loạt công trình về địa chí văn hóa các huyện như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Tương Dương nữa. Gần đây ông lần lượt cho ra đời các tác phẩm có tầm khái quát văn hóa dân gian Xứ Nghệ như ''Nghệ An – Lịch sử và Văn hóa, ''Nghệ Tĩnh trong Tổ quốc Việt Nam'', ''Về văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh'', ''Về văn hóa Xứ Nghệ'',...[2] Vinh danh
Chú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia