Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch người Việt Nam. Tiểu sửLưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 6 năm 1911 tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống. Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới. Năm 1933–1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế. Năm 1941, ông và thơ của ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm Chiến tranh Đông Dương, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau 1954, ông công tác tại Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ngày 10 tháng 8 năm 1991, Lưu Trọng Lư qua đời tại Hà Nội. Sau khi mất, ông được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.[1] Năm 1996, hài cốt ông được đưa về an táng tại Tân Thuận Tây, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Con trai thứ 9 của ông là đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Tác phẩmThơ
Sân khấu
Văn xuôi
Đánh giáLà một trong những người tiên phong của Phong trào Thơ mới, những bài thơ của ông mà "nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta"[2] đã góp phần khẳng định vị thế của Thơ mới. Hình ảnh:
hay người mẹ với:
trong thơ Lưu Trọng Lư đã trở thành những biểu tượng vượt thời gian. Thơ Lưu Trọng Lư
Bài thơ Tiếng thu đã được các nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, Hữu Xuân phổ nhạc thành bài hát cùng tên, còn bài Một mùa đông cũng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành bài Mắt buồn. Sách tham khảo
Chú thích
Liên kết ngoài
|