Nổi gió

Nổi gió
Đạo diễn
Tác giảĐào Hồng Cẩm
Kịch bản
Sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Diễn viên
Quay phimNguyễn Đăng Bảy
Âm nhạcHoàng Vân
Công chiếu
1966
Thời lượng
90 phút
Ngôn ngữTiếng Việt

Nổi gió (tiếng Anh: Rising Storm)[1] là một bộ phim điện ảnh Việt Nam do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1966 và được đạo diễn bởi Huy Thành và Lê Bá Huyến.[2] Bộ phim không chỉ làm nên tên tuổi của các diễn viên là Thụy Vân và Thế Anh, mà còn là một trong ba tác phẩm giúp đạo diễn Huy Thành nhận được Giải thưởng Nhà nước.

Nội dung

Bộ phim xoay quanh câu chuyện hai chị em trong một gia đình lại theo hai chính thể chính trị đối lập nhau, người chị là Vân theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn em trai Phương lại là trung úy quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau nhiều năm xa cách, hai chị em gặp lại nhau. Niềm vui chưa được bao lâu thì mâu thuẫn đã nảy sinh giữa hai chị em. Vân đã đuổi em trai đi khi biết Phương là trung úy của Việt Nam Cộng hòa.

Trong chiến tranh, Vân và con trai bị bắt vào trại tập trung. Vì tham gia đấu tranh và Vân bị bắt vào tù. Con trai bị giết khiến Vân trở nên như điên dại. Vì bị lầm tưởng là bị điên mà Vân dễ dàng hoạt động chính trị trong tù. Sau khi ra tù, bằng lý lẽ, hành động và tình cảm, Vân đã thuyết phục được em trai và nhiều quân nhân quân đội Việt Nam Cộng hòa đổi chiến tuyến sang Mặt trận Giải phóng. Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh khổ đau, mất mát của chiến tranh, Phương trở về đứng chung chiến tuyến với chị, đấu tranh cho độc lập, hòa bình

Diễn viên

Ngoài ra, bộ phim còn có sự tham gia của Thanh Loan, người về sau nổi tiếng nhờ vai diễn trong Biệt động Sài Gòn.[11]

Sản xuất

Bộ phim được đạo diễn Huy Thành chuyển thể từ một vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm,[12] đề cập đến một vấn đề thời sự lúc bấy giờ, nhiều gia đình có con cái thuộc 2 phe đối lập nhau trong Chiến tranh Việt Nam. Ban đầu, người được giao cho vai trung úy Phương là một người khác. Tuy nhiên khi đã quay hơn 400 mét phim, đạo diễn Huy Thành cảm thấy không hài lòng với vai nam chính nên đã quyết định cho dừng quay và tuyển chọn diễn viên lại một lần nữa. Cuối cùng, vai này được giao cho Nghệ sĩ nhân dân Thế Anh và trở thành tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của ông.[13][14][15] Bộ phim còn có sự tham gia của nhạc sĩ Hoàng Vân và nhà quay phim Nguyễn Đăng Bảy.[16]

Đánh giá và đón nhận

Nổi gió là một bộ phim đánh dấu cột mốc quan trọng của điện ảnh Việt Nam khi là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam làm về Chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam.[17] Bộ phim được liệt kê trong cuốn sách "101 bộ phim Việt Nam hay nhất" với lời nhận xét của tác giả Lê Hồng Lâm:[18]

Bộ phim rất được khán giả Việt Nam yêu thích.[19] Chất anh hùng ca được xem là một trong những lý do khiến bộ phim gây ấn tượng mạnh từ khi mới ra mắt. Trong phim, nhân vật Vân phải chịu hàng loạt sự tra tấn và hành hạ, đỉnh điểm là bị quấn băng gạt tẩm cồn vào 10 đầu ngón tay rồi châm lửa đốt. Ánh mắt cương nghị của nữ diễn viên Thụy Vân đối lập với hình thức tra tấn dã man đã gây ấn tượng mạnh cho khán giả nhiều thế hệ.[20]

Nổi gió là tác phẩm đầu tiên của nghệ sĩ nhân dân Huy Thành giành được Bông Sen Vàng cho phim truyện điện ảnh và cũng là một trong ba tác phẩm giúp ông đạt được Giải thưởng Nhà nước cho Văn học Nghệ thuật vào năm 2007.[21] Cho đến nay thì đây vẫn được xem là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam.[18][22]

Giải thưởng

Năm Lễ trao giải Hạng mục Kết quả Nguồn
1966 Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary Crystal Globe Đề cử
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Phim truyện điện ảnh Bông sen vàng [23]

Tham khảo

  1. ^ Vasudev, Padgaonkar & Doraiswamy (2002), tr. 489.
  2. ^ Dittmar & Michaud (1990), tr. 352.
  3. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 413.
  4. ^ Trọng Thịnh (30 tháng 4 năm 2015). “NSND Thế Anh: "Đại sứ hòa hợp dân tộc". Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 158.
  6. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 477.
  7. ^ Lưu Vinh (2006), tr. 268.
  8. ^ Ngọc An (29 tháng 8 năm 2015). “Cuộc đời đầy nước mắt của diễn viên Tố Uyên”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Trung Sơn (2004), tr. 95.
  10. ^ Nghệ sĩ ưu tú Anh Thái (28 tháng 10 năm 2012). “Anh Dậu đa chiều”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ Anh Tuấn (30 tháng 4 năm 2021). “Diễn viên Thanh Loan: Người ta toàn gọi tôi là Huyền Trang”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Lê Quang Vinh (20 tháng 12 năm 2020). “Từ văn học sang điện ảnh: Chuyển thể hay cải biên?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ Ngọc An (26 tháng 5 năm 2018). “Nhớ người 'nổi gió'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ Uông Thái Biểu (21 tháng 3 năm 2013). “NSND Thế Anh: Trong tôi vẫn tràn trề năng lượng”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ Việt Văn (30 tháng 9 năm 2019). “Chia tay trung úy Phương của "Nổi gió". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ Lý Phương Dung (30 tháng 10 năm 2008). “Bác dặn: "Phải lắng nghe ý kiến của nhân dân". Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ Lộc Liên (29 tháng 4 năm 2019). “Tiết lộ điều ít biết về phim lấy bối cảnh chiến tranh miền Nam Việt Nam đầu tiên”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ a b “Những bộ phim nổi tiếng về ngày 30/4 không thể bỏ qua”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 30 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  19. ^ Mi Lan (25 tháng 5 năm 2018). “Đạo diễn, NSND Huy Thành đột ngột qua đời ở Pháp”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
  20. ^ Châu Mỹ (24 tháng 11 năm 2015). “Diễn viên phim 'Nổi gió': 'Tôi vẫn rùng mình nhớ cảnh đốt tay'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  21. ^ U.Ly (14 tháng 2 năm 2007). “5 giải thưởng Hồ Chí Minh và 158 giải thưởng nhà nước”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2022.
  22. ^ Lê Ngọc Minh (17 tháng 8 năm 2005). “Điện ảnh Việt Nam cần một cuộc tập hợp lớn”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  23. ^ Nguyễn Lan Phương (2014), tr. 68.

Nguồn

Liên kết ngoài