Ngọn lửa Nghệ TĩnhNgọn lửa Nghệ Tĩnh là một vở kịch múa Việt Nam, dàn dựng đầu tiên năm 1960, dàn dựng lần 2 và quay phim năm 1963. Vở kịch múa có 3 màn, 7 cảnh, do đội ngũ tập thể biên đạo múa Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị sáng tác. Cùng với vở kịch múa Tấm Cám, đây là một trong hai vở kịch múa đầu tiên và lớn nhất, đồ sộ và có giá trị nhất trong những năm chiến tranh [1]. Năm 2001, tập thể tác giả biên đạo múa Tổng cục Chính trị đã nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật cho tác phẩm [2]. Nội dungVở kịch múa 3 màn, 7 cảnh với đề tài cách mạng, mô tả phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và sự liên minh công nông trong những năm 1930-1931, chống lại đế quốc Pháp và phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời, nhân dân Nghệ Tĩnh đã đoàn kết đứng lên đấu tranh. Chính quyền Xô Viết (xã bộ nông) được thành lập, thủ tiêu các khế ước văn tự. Nhưng đế quốc phong kiến đã tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố trắng. Vào một đêm ảm đạm bên bờ Sông Lam, các chiến sĩ Xô Viết hiên ngang bước ra pháp trường. Họ bị xử bắn, nhưng tinh thần của các chiến sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Thực hiện và trình diễnNăm 1960Năm 1960, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã mời giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Kim Tế Hoàng (Triều Tiên) sang Việt Nam giúp đào tạo lứa cán bộ biên đạo múa đầu tiên của quân đội. Những học trò của ông gồm 33 người trong lớp đã cùng hợp tác hoàn thành vở kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh. Sau vở kịch múa này, giáo sư Kim Tế Hoàng được mời dàn dựng vở kịch múa Tấm Cám, cũng ra mắt năm 1960, cũng với Ngọn lửa Nghệ Tĩnh trở thành 2 trong 3 vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam (trước đó đã có vở kịch múa ngắn Hái hoa dâng Bác của Thái Ly, âm nhạc Vĩnh Cát).
Vở kịch múa được công diễn lần đầu vào tháng 9 năm 1960, biểu diễn 3 đêm tại Nhà hát lớn Hà Nội, phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Sau khi công diễn, kịch múa đã gây được tiếng vang lớn. Sau đó vở tiếp tục được biểu diễn tại thành phố Vinh, nhân kỉ niệm 30 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh và nhân dịp Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh được xây dựng, phục vụ hàng vạn quần chúng tại Vinh, Hà Tĩnh, Thanh Chương... Vở kịch múa còn được biểu diễn phục vụ quân dân Hồ Xá, Vĩnh Linh suốt 7 ngày đêm bên bờ sông Bến Hải. Năm 1964Từ năm 1963 đến 1964, dưới chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, vở kịch múa đã được tập trung dàn dựng lại và nâng cao chất lượng. Được sự giúp đỡ của Xưởng phim Bát Nhất của Trung Quốc, tác phẩm đã được dựng lại thành phim nhựa.
Bộ phim còn có sự tham gia của Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đoá (viết nhạc và đóng vai Tổng đốc). Chú thích
Tham khảo |