Cobalt(II) bromide

Cobalt(II) bromide
Danh pháp IUPACCobalt(II) bromide
Nhận dạng
Số CAS7789-43-7
PubChem24610
Số RTECSGF9595000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Co](Br)Br

InChI
đầy đủ
  • 1/2BrH.Co/h2*1H;/q;;+2/p-2
ChemSpider23012
Thuộc tính
Công thức phân tửCoBr2
Khối lượng mol218,7412 g/mol (khan)
254,77176 g/mol (2 nước)
326,83268 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể màu lục sáng (khan)
tinh thể tím đỏ (6 nước)
Khối lượng riêng4,909 g/cm³ (khan)
2,46 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 678 °C (951 K; 1.252 °F) (khan)
47 °C (117 °F; 320 K) (6 nước)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhan:
66,7 g/100 mL (59 °C)
68,1 g/100 mL (97 °C)
6 nước:
113,2 g/100 mL (20 °C), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tan77,1 g/100 mL (etanol, 20 °C)
58,6 g/100 mL (metanol, 30 °C)
tan trong metyl acetat, ether, cồn, aceton, một số phối tử phổ biến (tạo phức)
MagSus+13000·10−6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểRhombohedral, hP3, SpaceGroup = P-3m1, No. 164
Tọa độoctahedral
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
NFPA 704

0
2
1
 
Chỉ dẫn RR36, R37, R38
Chỉ dẫn SS26, S37, S39, S45, S28A
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
LD50406 mg/kg (đường miệng, chuột)
Các hợp chất liên quan
Anion khácCobalt(II) fluoride
Cobalt(II) chloride
Cobalt(II) iodide
Cation khácSắt(II) bromide
Niken(II) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cobalt(II) bromide là một hợp chất vô cơcông thức hóa họcCoBr2. Đó là một chất rắn màu đỏ hòa tan trong nước, được sử dụng chủ yếu như một chất xúc tác trong một số quy trình.

Tính chất

Khi ở dạng khan, cobalt(II) bromide xuất hiện dưới dạng tinh thể màu xanh lá cây. Hexahydrat màu đỏ tím mất bốn phân tử nước ở 100 °C (212 °F; 373 K) tạo thành dihydrat:

CoBr2.6H2O → CoBr2.2H2O + 4H2O

Tiếp tục nung cho tới 130 °C (266 °F; 403 K) tạo ra dạng khan:

CoBr2.2H2O → CoBr2 + 2H2O

Dạng khan nóng chảy ở 678 °C[1][2]. Ở nhiệt độ cao hơn, cobalt(II) bromide phản ứng với oxy, tạo thành cobalt(II,III) oxidebrom.

Điều chế

Cobalt(II) bromide có thể được điều chế ở dạng một hydrat bằng phản ứng cobalt(II) hydroxide với acid hydrobromic:

Co(OH)2 (r) + 2HBr (dd) → CoBr2·6H2O (dd)

Cobalt(II) bromide khan có thể được điều chế thông qua phản ứng trực tiếp của nguyên tố cobaltbrom lỏng.[3][4][5]

Phản ứng và ứng dụng

Hợp chất phức hợp cổ điển bromopentamincobalt(III) bromide được điều chế bằng cách oxy hóa dung dịch cobalt(II) bromide trong dung dịch amonia.[6] Nó là chất rắn màu tím.

2CoBr2 + 8NH3 + 2NH4Br + H2O2 → 2[Co(NH3)5Br]Br2 + 2H2O

Các phức hợp triphenylphotphin của cobalt(II) bromide đã được sử dụng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.

Hợp chất khác

CoBr2 có thể tạo ra hợp chất với NH3, như CoBr2·2NH3 (hoa hồng)[7], CoBr2·4NH3 (hoa hồng)[8] hay CoBr2·6NH3 (đỏ đậm).

CoBr2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CoBr2·2N2H4·2H2O là tinh thể màu hồng nhạt, có tính nổ; khối lượng riêng ở 20 °C (68 °F; 293 K) là 2,9824 g/cm³.[9] Trihydrazin CoBr2·3N2H4 cũng được biết đến, dưới dạng tinh thể màu hồng.[10]

CoBr2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như CoBr2·CO(NH2)2 là chất rắn màu xanh dương-tím[11], CoBr2·4CO(NH2)2 là tinh thể màu tím hồng[12] hay CoBr2·10CO(NH2)2 là tinh thể màu oải hương-tím.[13]

CoBr2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như CoBr2·2CS(NH2)2 là tinh thể màu lục lam[14], CoBr2·3CS(NH2)2 là tinh thể màu xanh dương[15] hay CoBr2·4CS(NH2)2 là chất rắn màu xám dương, tan trong nước tạo dung dịch màu xanh dương.[16]

CoBr2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như CoBr2·3CSN3H5·H2O là tinh thể đỏ nhạt-hồng.[17]

CoBr2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như CoBr2·2CSe(NH2)2 là tinh thể màu lục lam đậm.[18]

Độc hại

Tiếp xúc với một lượng lớn cobalt(II) bromide có thể gây ngộ độc cobalt[19]. Bromide cũng là chất độc hại nhẹ.

Tham khảo

  1. ^ Cobalt Bromide Supplier & Tech Info Lưu trữ 2015-04-04 tại Wayback Machine American Elements
  2. ^ WebElements Periodic Table of the Elements
  3. ^ WebElements Periodic Table of the Elements | Cobalt | Essential information
  4. ^ Chemical Properties and Reaction Tendencies Lưu trữ 2008-02-19 tại Wayback Machine
  5. ^ Pilgaard Solutions: Cobalt Lưu trữ 2009-01-22 tại Wayback Machine
  6. ^ Diehl, Harvey; Clark, Helen; Willard, H. H.; Bailar, John C. (1939). “Bromopentamminocobalti Bromide”. Inorganic Syntheses. Inorganic Syntheses. 1. tr. 186. doi:10.1002/9780470132326.ch66. ISBN 978-0-470-13232-6.
  7. ^ Consolidated Index of Selected Property Values: Physical Chemistry and Thermodynamics (National Research Council (U.S.). Office of Critical Tables; National Academy of Sciences-National Research Council, 1962 - 274 trang), trang 180. Truy cập 15 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ Kobalt: Teil B. Ammine des Kobalts (R. J. Meyer; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 379 trang), trang 25. Truy cập 21 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ Russian Journal of Physical Chemistry, Tập 47 (British Library Lending Division, 1973), trang 1519 – [1]. Truy cập 17 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ B.Banerjee, P.K.Biswas, N.Ray Chaudhuri – Thermal studies of cobalt(II) complexes of hydrazine in the solid phase. Thermochimica Acta – Vol. 76, Issues 1–2, 15 tháng 5 năm 1984, tr. 47–62. doi:10.1016/0040-6031(84)87003-3.
  11. ^ Izvestii︠a︡ Akademii nauk Kirgizskoĭ SSR. (Izd-vo "Ilim", 1967), trang 61. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ Russian Journal of Physical Chemistry, Tập 70 (British Library Lending Division, 1996), trang 1944. Truy cập 11 tháng 9 năm 2020.
  13. ^ Физико-химический анализ взаимодействия солей металлов с аллофанамидом, селегокарбомидом и карбамидом в водных растворах. Truy cập 31 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ THE THERMAL STABILITY OF SELECTED TRANSITION METAL THIOUREA COORDINATION COMPLEXES. Truy cập 14 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ Journal of inorganic and general chemistry (bằng tiếng Đức). Johann Ambrosius Barth. 1966. tr. 218.
  16. ^ THE FORMATION OF MIXTURES OF BIS AND TETRAKIS THIOUREA COMPLEXES OF COBALT(II) DIHALIDES (Cl, Br). Truy cập 15 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 8 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1963), trang 36. Truy cập 11 tháng 3 năm 2021.
  18. ^ G. B. Aitken, J. L. Duncan, G. P. McQuillan – Selenourea as a ligand: visible and infrared spectra of some complexes of selenourea with cobalt, zinc, cadmium, and mercury. J. Chem. Soc., Dalton Trans., 1972, 2103–2107. doi:10.1039/DT9720002103.
  19. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2017.