Cobalt(II) ferrocyanide

Cobalt(II) ferrocyanide
Tên khácCobalt(II) hexacyanoferrat(II)
Cobanơ ferrocyanide
Cobanơ hexacyanoferrat(II)
Nhận dạng
Thuộc tính
Công thức phân tửCo2Fe(CN)6
Khối lượng mol329,815 g/mol (khan)
455,92196 g/mol (7 nước)
Bề ngoàitinh thể xám lục (7 nước)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước0,1 mg/100 mL
Độ hòa tantạo phức với amonia
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhchứa cyanide có thể gây độc
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanCobalt(II) ferricyanide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Cobalt(II) ferrocyanide, hay cobalt(II) hexacyanoferrat(II) là một hợp chất vô cơ, một muối phức của cobaltacid ferrocyanic với công thức hóa học Co2Fe(CN)6. Nó tạo thành heptahydrat Co2Fe(CN)6·7H2O – tinh thể màu xám lục, không tan trong nước. Cobalt(II) ferrocyanide có tính ổn định kém hơn so với niken(II) ferrocyanide[2].

Điều chế

Phản ứng của acid ferrocyanic và cobalt(II) chloride sẽ tạo ra muối:

Phản ứng

Cobalt(II) ferrocyanide sẽ phản ứng với nước clo để tạo ra cobalt(II) ferricyanide, với nước brom để tạo ra cobalt(II,III) oxit.[2]

Khi đun nóng muối này cùng với acid clohydric đặc, muối acid ngậm nước cobalt(II) đibiferrocyanide, CoH2Fe(CN)6·4H2O sẽ được tạo thành.[2]

Hợp chất khác

Co2Fe(CN)6 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • Co2Fe(CN)6·3NH3 (tinh thể hình kim màu nâu socola);[3]
  • Co2Fe(CN)6·8NH3·10H2O (tinh thể màu lục);[4]
  • Co2Fe(CN)6·12NH3·9H2O (tinh thể màu hoa hồng-đỏ).[3]

Tham khảo

  1. ^ Some reactions of ferrocyanides and ferricyanides – [1].
  2. ^ a b c Cobalt ferrocyanide, Co2Fe(CN)6 trên atomistry.com
  3. ^ a b Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933; 1905), trang 418 – [2]. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933; 1905), trang 525 – [3]. Truy cập 17 tháng 6 năm 2020.