Chloromethan

Chloromethan
Stereo, mô hình phân tử chloromethan với tất cả các hydro được thêm vào
Danh pháp IUPACChloromethane[1]
Tên khác
  • Refrigerant-40
  • R-40[2]
  • Methyl chloride[2]
  • Monochloromethane[2]
Nhận dạng
Số CAS74-87-3
PubChem6327
Số EINECS200-817-4
KEGGC19446
MeSHMethyl+Chloride
ChEBI36014
ChEMBL117545
Số RTECSPA6300000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • CCl

Tham chiếu Beilstein1696839
Tham chiếu Gmelin24898
UNIIA6R43525YO
Thuộc tính
Bề ngoàiKhí không màu
Mùigây mẫn cảm, ngọt[3]
Khối lượng riêng1,003 g/mL (-23.8 °C, liquid)[2] 2.3065 g/L (0 °C, gas)[2]
Điểm nóng chảy −97,4 °C (175,8 K; −143,3 °F)[2]
Điểm sôi −23,8 °C (249,3 K; −10,8 °F)[2]
Độ hòa tan trong nước5.325 g L−1
log P1,113
Áp suất hơi506.09 kPa (at 20 °C (68 °F))
kH940 nmol Pa−1 kg−1
MagSus-32,0·10−6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Chloromethan, còn được gọi với những cái tên khác là methyl chloride, Refrigerant-40, R-40 hoặc HCC 40, là một hợp chất hóa học của nhóm hợp chất hữu cơ được gọi là haloankan. Nó đã từng được sử dụng rộng rãi như một chất làm lạnh. Hợp chất này là một loại khí cực kỳ dễ cháy, có thể không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ. Do quan ngại về độc tính, hợp chất này không còn tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng.

Chloromethan được các nhà hoá học người Pháp Jean-Baptiste DumasEugene Peligot tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1835 bằng cách đun sôi một hỗn hợp methanol, acid sulfuricnatri chloride. Phương pháp này tương tự như cách điều chế, tổng hợp hợp chất này ngày nay.

Nguy hiểm

Hít phải khí chloromethan tạo ra các ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương, tương tự như khi bị ngộ độc thuốc. Tiếp xúc với hợp chất này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, hoặc lú lẫnkhó thở, đi bộ hoặc nói có thể xảy ra. Ở nồng độ cao hơn, có thể gây tê liệt, co giật và hôn mê.

Trong trường hợp nuốt phải, buồn nôn và nôn có thể xảy ra. Tiếp xúc với da, khi ở dạng chất lỏng làm lạnh, có thể dẫn đến tê cóng. Tiếp xúc với mắt có thể dẫn đến nhìn mờ, và những người ở độ tuổi vị thành niên có phản ứng chậm với những thay đổi về độ sáng.

Phơi nhiễm lâu dài chloromethan liên quan đến dị tật bẩm sinh ở chuột. Ở người, tiếp xúc với chloromethan trong thai kỳ có thể làm cho cột sống, xương chậu và chân dưới của thai nhi hình thành không chính xác, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

Tham khảo

  1. ^ “Methyl Chloride - Compound Summary”. PubChem Compound. USA: National Center for Biotechnology Information. ngày 26 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ a b c d e f g Thông tin từ [1] trong GESTIS-Stoffdatenbank của IFA
  3. ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0403”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia