Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 là giải đấu vòng loại do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức để xác định các đội tuyển giành quyền tham dự Cúp bóng đá châu Á 2019, giải đấu Cúp bóng đá châu Á lần thứ 17 được tổ chức tại UAE.[1] Lần đầu tiên, vòng chung kết của Asian Cup sẽ có 24 đội tuyển cùng tranh tài, được mở rộng từ thể thức 16 đội đã tồn tại từ năm 2004 đến năm 2015.
Đề nghị hợp nhất các vòng loại sơ bộ của Cúp bóng đá thế giới với vòng loại của Cúp bóng đá châu Á đã được Ủy ban thi đấu của AFC phê duyệt vào ngày 16 tháng 4 năm 2014.[1]
Vòng 1: 12 đội tuyển (xếp hạng 35–46) thi đấu theo thể thức sân nhà–sân khách để chọn ra 6 đội thắng giành quyền vào vòng 2.
Vòng 2: 40 đội (34 đội xếp hạng 1–34 và 6 đội thắng ở vòng 1) được chia thành tám bảng 5 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm theo thể thức sân nhà–sân khách (trừ 1 bảng có 4 đội do Indonesia bị truất quyền tham dự theo lệnh cấm của FIFA).
8 đội đầu bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ giành vé tham dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á cũng như vòng loại thứ ba Giải vô địch bóng đá thế giới.
16 đội có thứ hạng cao tiếp theo (gồm 4 đội nhì bảng còn lại, 8 đội đứng thứ ba bảng và 4 đội đứng thứ tư bảng có thành tích tốt nhất) vào thẳng vòng lọa thứ ba của Cúp châu Á.
12 đội có thành tích kém nhất sẽ vào vòng play-off.[2]
Vòng play-off: Tổng cộng 11 đội hết quyền dự vòng đấu tiếp theo của vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 chia thành hai vòng: vòng 1 gồm 10 đội chia thành 5 cặp đấu; vòng 2 gồm 6 đội (trong đó có 5 đội thua ở vòng 1) chia thành 3 cặp đấu. 8 đội thắng cuộc giành quyền vào vòng loại cuối cùng.[3]
Vòng 3: 24 đội (tăng thêm 10 đội so với năm 2014) được chia thành sáu bảng 4 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm theo thể thức sân nhà–sân khách. Hai đội đứng đầu mỗi bảng giành suất tham dự vòng chung kết.
Phân nhóm hạt giống
46 quốc gia thành viên FIFA của AFC đã tham dự vòng loại.[4]Bảng xếp hạng thế giới FIFA tháng 1 năm 2015 được sử dụng để xác định những đội tuyển phải thi đấu từ vòng 1 và những đội tuyển được vào thẳng vòng 2 (thứ hạng được hiển thị trong dấu ngoặc đơn).[5]
Do thể thức chung của vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới và vòng loại Cúp bóng đá châu Á, chủ nhà của Cúp bóng đá châu Á 2019 UAE cũng phải tham dư vòng loại thứ hai của Cúp bóng đá châu Á để tranh suất tham dự Cúp Thế giới.
Quần đảo Bắc Mariana, không phải một thành viên FIFA, đã không đủ điều kiện tham gia.
Lịch thi đấu
Dưới đây là lịch thi đấu của vòng loại.[6][7][8][9]
Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ nhất được tổ chức vào lúc 15:30 MST (UTC+8) ngày 10 tháng 2 năm 2015 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[10] Sáu đội thua từ vòng này sẽ giành quyền vào Cúp đoàn kết châu Á 2016.[11]
Lễ bốc thăm cho vòng loại thứ hai diễn ra vào lúc 17:00 MST (UTC+8) ngày 14 tháng 4 năm 2015 tại khách sạn JW Marriott ở Kuala Lumpur, Malaysia.[12][13]
^Trận đấu giữa Malaysia và Ả Rập Saudi vào ngày 8 tháng 9 năm 2015 đã buộc phải hoãn lại ở phút 87 do cổ động viên Malaysia đã ném bom khói và pháo sáng xuống sân khi tỉ số đang là 2–1 nghiêng về đội khách. Đến ngày 5 tháng 10 năm 2015, ủy ban kỷ luật của FIFA chính thức ra quyết định xử Malaysia thua 0–3.[15][16]
^FIFA xử Iran thắng 3–0 do sử dụng cầu thủ Eugeneson Lyngdoh của Ấn Độ không đủ điều kiện thi đấu.[17] Trận đấu khi đó kết thúc với tỉ số 3–0 nghiêng về Iran.
^Vào ngày 30 tháng 5 năm 2015, FIFA đã chính thức cấm Hiệp hội bóng đá Indonesia (PSSI) tham gia vào các hoạt động bóng đá do để chính phủ can thiệp quá sâu vào nội bộ bóng đá nước này.[18] Vào ngày 3 tháng 6 năm 2015, AFC khẳng định rằng Indonesia đã bị loại khỏi từ đang thi đấu vòng loại, và tất cả các trận đấu của họ tham gia đã bị hủy bỏ.[19]
^ abcVào ngày 16 tháng 10 năm 2015, FIFA chính thức cấm Hiệp hội bóng đá Kuwait (KFA) tham gia vào các hoạt động bóng đá từ Ủy ban Điều hành FIFA do chính phủ can thiệp vào nội bộ bóng đá nước này.[20] Trận đấu giữa Myanmar và Kuwait dự định diễn ra vào ngày 17 tháng 11 năm 2015 không thể diễn ra như dự kiến,[21] và ngày 13 tháng 1 năm 2016, Kuwait bị xử thua Myanmar 0–3.[22] Cặp đấu Kuwait gặp Lào và Hàn Quốc gặp Kuwait dự kiến diễn ra vào các ngày 24 và 29 tháng 3 năm 2016 không thể diễn ra theo đúng lịch, và đến ngày 6 tháng 4, FIFA xử Kuwait thua Hàn Quốc và Lào với cùng tỷ số 0–3.[23]
Để xác định bốn đội đứng thứ hai tốt nhất, các tiêu chí sau đây được áp dụng:
Điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hoà, 0 điểm cho một trận thua)
Hiệu số bàn thắng bại
Số bàn thắng
Các trận đấu play-off trên sân trung lập (nếu được chấp thuận bởi FIFA), với hiệp phụ và loạt sút luân lưu nếu cần.
Do Indonesia bị loại vì án cấm của FIFA, bảng F chỉ có bốn đội so với năm đội ở tất cả các bảng khác. Vì vậy, kết quả thi đấu với đội xếp thứ năm không được tính đến khi xác định thứ hạng này.[25]
Nguồn: FIFA Quy tắc xếp hạng: 1) Số điểm từ các trận đấu với 4 đội xếp hạng đầu tiên trong bảng; 2) Hiệu số bàn thắng cao nhất từ các trận đấu này; 3) Số cao nhất của bàn thắng đã ghi bàn trong các trận đấu này; 4) Play-off
Xếp hạng các đội đứng thứ tư bảng đấu
Để xác định bốn đội đứng thứ tư tốt nhất, các tiêu chí được áp dụng tương tự như khi xác định các đội xếp thứ hai.
Nguồn: FIFA Quy tắc xếp hạng: 1) Số điểm từ các trận đấu với 4 đội xếp hạng đầu tiên trong bảng; 2) Hiệu số bàn thắng cao nhất từ các trận đấu này; 3) Số cao nhất của bàn thắng đã ghi bàn trong các trận đấu này; 4) Play-off
Theo kết quả của cuộc họp của Ủy ban thi đấu AFC vào tháng 11 năm 2014, sẽ có một vòng play-off được bổ sung vào quá trình vòng loại.[26] Dựa trên lịch thi đấu được công bố bởi AFC, sẽ có hai vòng diễn ra các trận đấu vòng play-off để xác định tám đội lọt vào vòng loại cuối cùng.[3] Tổng có tám đội chiến thắng vòng này được vào vòng 3 (năm đội từ vòng 1, ba đội từ vòng 2).[26]
Lễ bốc thăm cho vòng play-off được tổ chức vào lúc 15:00 (UTC+8) ngày 7 tháng 4 năm 2016 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[27]
Vòng 1
Trừ đội có hạt giống thấp nhất Bhutan vào thẳng vòng 2, 10 đội còn lại được phân thành năm cặp đấu, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 6 năm 2016 để chọn ra 5 đội thắng giành quyền vào vòng 3 và 5 đội thua giành quyền vào vòng play-off kế tiếp.[28]
^“World Cup draw looms large in Asia”. FIFA.com. ngày 13 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016. Completing the tournament's qualifying contenders will be the next 16 highest ranked teams, with the remaining 12 sides battling it out in play-off matches to claim the last eight spots.
5 đội thua ở vòng 1 cùng với Bhutan được chia thành ba cặp đấu mới, diễn ra từ ngày 6 tháng 9 đến ngày 11 tháng 10 năm 2016 để chọn ra 3 đội thắng cuộc giành quyền vào vòng 3.[1] Ba đội thua ở vòng này sẽ lọt vào Cúp bóng đá đoàn kết châu Á 2016.[2]
Tổng cộng 24 đội sẽ tham dự vòng loại thứ ba Cúp bóng đá châu Á. Vì UAE đã giành quyền vào vòng 3 của vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, suất tự động cho đội chủ nhà không còn cần thiết, và tổng cộng 12 suất cho Cúp bóng đá châu Á có sẵn từ vòng này.
Do sự rút lui của Guam và án phạt của Kuwait, AFC đã quyết định mời cả hai đội tuyển Nepal và Ma Cao, hai đội đứng đầu của Cúp bóng đá đoàn kết châu Á 2016, quay trở lại tham dự vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 để duy trì đủ 24 đội tuyển tại vòng 3.[3]
Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
Số bàn thắng sân khách ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng lại cho riêng nhóm này;
Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và họ gặp nhau trong trận cuối cùng của bảng;
Điểm kỷ luật (thẻ vàng = –1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp (2 thẻ vàng) = –3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = –3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = –4 điểm);
^ abAFC quyết định hoãn trận đấu giữa Kyrgyzstan và Myanmar theo khuyến cáo của chính phủ Kyrgyzstan không nên tổ chức trận đấu như dự kiến vào ngày 5 tháng 9 năm 2017, do những lo ngại về an ninh gia tăng sau các hoạt động đàn áp người Rohingya vào tháng 8-9 năm 2017.[5][6] Vào ngày 24 tháng 11 năm 2017, AFC đã thông báo rằng trận đấu sẽ được diễn ra vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 tại một địa điểm trung lập, trong đó Liên đoàn bóng đá Kyrgyzstan sẽ chi trả toàn bộ chi phí của đội tuyển Myanmar và tổ chức trận đấu.[7] Các hiệp hội thành viên được yêu cầu thống nhất một địa điểm trung lập và nếu họ không đạt được đồng thuận, AFC sẽ thực hiện sắp xếp. Vào ngày 12 tháng 2 năm 2018, Liên đoàn bóng đá Kyrgyzstan đã thông báo trận đấu sẽ được tổ chức tại Incheon, Hàn Quốc.[8]
^ abDo cái chết của Kim Jong-nam dẫn đến một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Malaysia và CHDCND Triều Tiên, Chính phủ Malaysia đã quyết định không cho phép đội tuyển quốc gia nước này thi đấu tại CHDCND Triều Tiên vì lý do an toàn. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2017, AFC thông báo trận đấu trên sân nhà của CHDCND Triều Tiên với Malaysia, dự kiến ban đầu diễn ra vào ngày 28 tháng 3 tại Sân vận động Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, sẽ bị hoãn lại,[9] sau đó 5 ngày đã có thông báo rằng trận đấu sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 6.[10] Tuy nhiên vào ngày 17 tháng 5 năm 2017, AFC thông báo trận đấu đã bị hoãn lần thứ hai đến ngày 5 tháng 10, do "căng thẳng địa chính trị trên Bán đảo Triều Tiên".[11] Vào ngày 28 tháng 9 năm 2017, AFC đã thông báo trận đấu một lần nữa bị hoãn lại sau khi chính phủ Malaysia tuyên bố lệnh cấm du lịch đối với công dân Malaysia đến CHDCND Triều Tiên.[12] Vào ngày 20 tháng 10 năm 2017, AFC thông báo cả hai trận đấu giữa CHDCND Triều Tiên và Malaysia sẽ được tổ chức tại một địa điểm trung lập, với trận đấu "sân nhà" của CHDCND Triều Tiên diễn ra vào ngày 10 tháng 11 và trận đấu "sân nhà" của Malaysia diễn ra vào ngày 13 tháng 11.[13]
^ abVào ngày 15 tháng 3 năm 2017, AFC tuyên bố rằng nếu quan hệ ngoại giao giữa hai nước không trở lại bình thường, trận đấu giữa CHDCND Triều Tiên và Malaysia sẽ diễn ra tại một địa điểm trung lập và trận đấu trên sân nhà của Malaysia với Triều Tiên cũng sẽ được chuyển sang địa điểm trung lập để bảo tồn các giá trị thể thao và tinh thần fair-play.[10] Sau khi AFC nhận được xác nhận rằng người Malaysia được phép tới CHDCND Triều Tiên, cơ quan này đã đồng ý cho trận đấu được tổ chức ở Bình Nhưỡng.[14] Tuy nhiên, trong thông báo hoãn lần thứ hai, AFC cho biết địa điểm sẽ được quyết định sau khi theo dõi sự an toàn và an ninh của các trận đấu vòng loại AFC Cup và U-23 châu Á diễn ra ở Triều Tiên trong những tháng tới.[11] Vào ngày 20 tháng 10 năm 2017, AFC đã thông báo rằng cả hai trận đấu giữa CHDCND Triều Tiên và Malaysia sẽ được tổ chức tại một địa điểm trung lập vì lợi ích của sự công bằng cạnh tranh, với trận đấu "sân nhà" của CHDCND Triều Tiên vào ngày 10 tháng 11 và trận đấu "sân nhà" của Malaysia vào ngày 13 tháng 11 ,[13] mà sau đó đã được xác nhận sẽ diễn ra tại Thái Lan.[15]
^ abcAfghanistan phải thi đấu các trận sân nhà của họ tại Tajikistan do lo ngại an ninh từ nội chiến ở Afghanistan.
^ abTrận đấu giữa Singapore và Đài Bắc Trung Hoa, ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 13 tháng 6 năm 2017 tại Sân vận động Quốc gia Singapore, đã được dời lịch theo yêu cầu của Liên đoàn bóng đá Singapore để có thể tổ chức trận giao hữu Singapore - Argentina tại cùng địa điểm vào ngày 13 tháng 6. Ngoài ra, trận đấu sẽ được tổ chức cách xa Sân vận động Quốc gia Singapore do nơi này còn tổ chức trận đấu bóng bầu dục giữa Scotland và Ý vào một thời điểm mới.[16]