Cantopop
Cantopop (tiếng Trung: 粵語流行音樂; Việt bính: Jyut jyu lau hang jam ngok; Hán-Việt: Việt ngữ lưu hành âm nhạc) là tên gọi thân mật cho "nhạc đại chúng tiếng Quảng Đông". Đôi khi Cantopop được dùng để chỉ HK-pop, rút ngắn từ cụm từ tiếng Anh "Hong Kong popular music" (nhạc đại chúng Hồng Kông). Nó được phân loại như là một nhánh của nhạc pop tiếng Hoa nằm trong C-pop. Cantopop không chỉ mang ảnh hưởng từ các hình thức khác của âm nhạc Trung Quốc mà còn từ phong cách quốc tế, bao gồm nhạc jazz, rock and roll, R&B, nhạc điện tử, nhạc pop phương Tây cùng các thể loại âm nhạc khác. Các ca khúc Cantopop hầu như luôn được thể hiện bằng tiếng Quảng Đông. Tự hào với một lượng fan hâm mộ đa quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đại lục, tuy nhiên Hồng Kông vẫn duy trì vị thế là trung tâm quan trọng nhất của thể loại âm nhạc này.[1] Lịch sửThập niên 1980: Thời hoàng kim của dòng nhạc CantopopTrong suốt thập kỷ 80, dòng nhạc Cantopop cất cánh bay lên đỉnh cao với các nghệ sĩ, nhà sản xuất và công ty thu âm hoạt động một cách nhịp nhàng, trơn tru. Các ngôi sao Cantopop như Mai Diễm Phương, Trương Quốc Vinh, Lâm Tử Tường, Đàm Vịnh Lân, Diệp Thiến Văn, Trần Tuệ Nhàn, Lâm Ức Liên, Trần Bách Cường và Trương Học Hữu nhanh chóng trở thành những cái tên trong cùng một nhà. Ngành công nghiệp âm nhạc đã sử dụng các ca khúc Cantopop trong các bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh, với một vài bài trong số những bản thu nổi tiếng nhất đến từ những bộ phim như Anh hùng bản sắc (英雄本色). Các nhà tài trợ và công ty thu âm bắt đầu thích nghi với ý tưởng về các bản hợp đồng sinh lời và những bản ký tên trị giá hàng triệu đô la. Ngoài ra còn có các ca khúc tiếng Nhật được viết lại lời bằng tiếng Quảng Đông. Nữ ca sĩ Hoa ngữ thành công nhất lúc bấy giờ, "Nữ hoàng Mandopop" Đặng Lệ Quân cũng lấn sân sang dòng nhạc Cantopop. Cô đã gặt hái được thành công về mặt thương mại với những bản hit tiếng Quảng dưới trướng công ty PolyGram vào quãng đầu thập niên 1980. Ngoài ra còn có nữ ca sĩ Chân Thục Thi là một gương mặt tiêu biểu đến từ Ma Cao. Trong những năm 1980 đã diễn ra làn sóng thứ hai của "cơn sốt ban nhạc" (làn sóng thứ nhất diễn ra vào những năm 1960-1970 vốn chịu ảnh hưởng lớn từ hiện tượng Beatlemania trên quy mô toàn cầu lúc bấy giờ). Giới trẻ thì cho rằng việc thành lập các ban nhạc thời điểm đó là vô cùng hợp thời. Nhiều ban nhạc mới nổi lên như Lotus của Hứa Quan Kiệt, The Wynners và Teddy Robin and the Playboys (Teddy Robin và những tay chơi). Thập niên 1990: Kỷ nguyên Tứ Đại Thiên VươngVào đầu những năm 1990, các ngôi sao Cantopop như Đàm Vịnh Lân, Trương Quốc Vinh, Hứa Quan Kiệt, Trần Tuệ Nhàn, nhà sáng tác Cố Gia Huy và nhiều nhân vật khác đều rút lui khỏi ánh hào quang sân khấu, hoặc không thì cũng thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Nữ ca sĩ Trần Tuệ Nhàn thì rời Hồng Kông để theo đuổi việc học tại ngôi trường Đại học Syracuse nước Mỹ, trong khi những người còn lại rời Hồng Kông giữa bối cảnh bất ổn xung quanh Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và sắp tới là sự kiện trao trả Hồng Kông từ tay Anh Quốc trở về dưới quyền quản lý của Trung Quốc năm 1997. Trong suốt thập niên 90, bộ sậu "Tứ Đại Thiên Vương" (四大天王), bao gồm Trương Học Hữu, Lưu Đức Hoa, Quách Phú Thành và Lê Minh đã chi phối cả nền âm nhạc và phủ sóng trên các mặt báo, tạp chí, truyền hình, quảng cáo và điện ảnh.[2][3] Các tài năng mới như ban nhạc Beyond, nhóm Thảo Manh, Lý Khắc Cần, Diệp Thiến Văn, Châu Huệ Mẫn, Bành Linh, Trần Tuệ Lâm, Trịnh Tú Văn và Vương Phi cũng nổi lên làm thế đối trọng. Tuy nhiên, do những tranh cãi về hợp đồng với công ty giải trí PolyGram mà Lý Khắc Cần mãi không bao giờ có thể trở thành nghệ sĩ trực thuộc hãng, thay vào vị trí đó là Trương Học Hữu và Lê Minh vốn thuộc cùng hãng thu âm. Sự kiện chuyển giao chủ quyền đã tạo ra một bầu không khí đầy gian truân, thử thách về phương diện văn hóa đối với ngành công nghiệp âm nhạc. Sự thiết lập Luật Cơ bản Hồng Kông cũng như các pháp lệnh quy định về ngôn ngữ đã khiến cho việc áp dụng tiếng Quan thoại là không thể tránh được.[4] Thập niên 2000: Kỷ nguyên mớiTại thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, tiếng Quảng Đông vẫn đóng vai trò thống trị nền âm nhạc Hoa ngữ.[5] Sự ra đi của hai ngôi sao Trương Quốc Vinh và Mai Diễm Phương vào năm 2003 đã làm rung chuyển cả ngành công nghiệp âm nhạc. Thời kỳ chuyển giao còn diễn ra với nhiều nghệ sĩ nổi lên ở hải ngoại như Tạ Đình Phong và Lý Mân đã được khán giả ghi nhận. Kết quả là dòng nhạc Cantopop không còn bị giới hạn trong phạm vi Hồng Kông nữa mà đã dần trở thành một phần của trào lưu âm nhạc ở quy mô lớn hơn. Thời kỳ này cũng rộ lên phiên bản thứ 2 của Tứ Đại Thiên Vương gồm Châu Hoa Kiện, Thành Long, Lý Tông Thịnh và Hoàng Diệu Minh. Năm 2005, Cantopop bước vào giai đoạn thăng hoa. Các hãng giải trí lớn thâu tóm thị trường Hồng Kông bao gồm: Gold Typhoon Music Entertainment (EMI, Gold Label), Universal Music Group, East Asia Entertainment và hãng thu âm Amusic, cũng như là Emperor Entertainment Group. Một vài trong số những nghệ sĩ thành công nhất của giai đoạn này có thể kể đến: Mạch Tuấn Long, Dung Tổ Nhi, nhóm Twins, Trần Dịch Tấn, Dương Thiên Hoa, Cổ Cự Cơ, Ôn Triệu Luân, Vệ Lan và Trương Vệ Kiện. Kỷ nguyên mới cũng chứng kiến sự bùng nổ các nhóm/ban nhạc như at17, Soler, Sun Boy'z, HotCha, Mr và RubberBand. Nhiều nghệ sĩ như Đặng Lệ Hân, Ngô Vũ Phi, Quan Trí Bân và Lý Uẩn cuối cùng sau đó đã tách ra hoạt động riêng. Thập kỷ này còn được mệnh danh là kỷ nguyên "ca sĩ của dân" (giản thể: 亲民歌星; phồn thể: 親民歌星; Hán-Việt: thân dân ca tinh) bởi hầu hết các nghệ sĩ đều được phổ biến với công chúng, trái ngược với thập niên 1990 khi mà những ca sĩ "tên tuổi lớn" (tiếng Trung: 大牌歌星; Hán-Việt: đại bài ca tinh) của thời kỳ trước dường như đều rất khó để tiếp cận.[6] Ảnh hưởng tại Việt NamCơn sốt phim truyền hình Hồng Kông (đặc biệt là phim của đài TVB) trên khắp Đông và Đông Nam Á vào những năm 1975 - 1990 đã giúp phổ biến dòng nhạc C-pop nhẹ nhàng, trữ tình (bao gồm cả Cantopop và Mandopop) ở thị trường Việt Nam, tạo nên phong trào "nhạc Hoa lời Việt" trong giới nghệ sĩ.[7][8] Những năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Lam Trường, Đan Trường cùng các ca sĩ Việt gốc Hoa như Sỹ Ben, Mộng Na, Tú Linh, Tú Châu, Cảnh Hàn và Nguyễn Đức hay bộ đôi Chàng trai Bắc Kinh Minh Thuận, Nhật Hào là những ca sĩ chuyển thể dòng nhạc Cantopop thành công nhất tại thị trường Việt Nam còn tại thị trường hải ngoại có Andy Quách và Don Hồ thể hiện các ca khúc nhạc Hoa. Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của dòng nhạc Hoa lời Việt, vốn từ tứ ca Tứ đại Thiên Vương của Hồng Kông thể hiện rất thành công. Một số ca khúc phim TVB kinh điển được phổ lời Việt bởi Tuấn Đạt & Lucia Kim Chi như Tuyết Sơn Phi Hồ, Lục Tiểu Phụng hay Thần điêu đại hiệp cũng rất nổi tiếng. Những năm 2000-nay
Thời kỳ 2004 - 2008 chứng kiến sự bùng nổ của dòng phim thần tượng Đài Loan tại thị trường châu Á, kéo theo đó là sự phổ biến dòng nhạc tình cảm lãng mạn, dễ thương kiểu C-pop (đặc biệt là Mandopop).[9] Ngoài ra còn có một số bài nhạc Cantopop cũng được các ca sĩ nổi tiếng V-pop lúc bấy giờ hát lại hoặc phối lại bằng tiếng Việt như:
Các nghệ sĩXem thêmChú thích
|
Portal di Ensiklopedia Dunia