Đặc khu trưởng Hồng Kông
Trưởng quan hành chính Đặc khu hành chính Hồng Kông, thường được gọi tắt là đặc khu trưởng Hồng Kông, là người đứng đầu Chính phủ Hồng Kông và đại diện của Hồng Kông. Chức vụ đặc khu trưởng thay thế chức vụ thống đốc Hồng Kông, đại diện của quân chủ Anh trong thời kỳ Hồng Kông thuộc Anh. Chức vụ đặc khu trưởng chính thức được thiết lập theo Luật Cơ bản Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 1997 sau khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc. Đặc khu trưởng có nhiệm vụ đề cử các quan chức chính để Quốc vụ viện bổ nhiệm, thực hiện quan hệ đối ngoại của Hồng Kông, bổ nhiệm thẩm phán và những quan chức khác, công bố luật được Hội đồng Lập pháp thông qua và tặng thưởng huân chương, huy chương, các danh hiệu, vinh dự. Luật Cơ bản Hồng Kông quy định đặc khu trưởng phải lấy ý kiến của Hội đồng Hành chính trước khi thực hiện nhiều quyền hạn, ví dụ như đưa ra các quyết định chính sách quan trọng, trình dự luật trước Hội đồng Lập pháp, ban hành văn bản pháp quy và giải tán Hội đồng Lập pháp, mặc dù tất cả các thành viên Hội đồng Hành chính đều do đặc khu trưởng bổ nhiệm. Hội đồng Hành chính gồm các thành viên chính thức và không chính thức, bao gồm giám đốc Sở Chính vụ, là người đứng đầu Tổng bộ Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của Chính phủ. Đặc khu trưởng giữ danh hiệu "Quý ngài đáng kính" và đứng đầu trong thứ tự ưu tiên của Hồng Kông.[3] Phủ Lễ tân Hồng Kông ở Trung Hoàn, Đảo Hồng Kông là nơi ở chính thức của đặc khu trưởng. Đặc khu trưởng đương nhiệm là Lý Gia Siêu, ông nhậm chức vào ngày 1 tháng 7 năm 2022 sau khi trúng cử trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng 2022. Tiêu chuẩnĐặc khu trưởng phải là công dân Trung Quốc,[4] đủ 40 tuổi trở lên, có tư cách thường trú nhân Hồng Kông, không có quyền cư trú ở nước ngoài và đã thường trú liên tục tại Hồng Kông ít nhất 20 năm.[5] Điều 47 Luật Cơ bản Hồng Kông cũng quy định đặc khu trưởng phải là người chính trực và tận tụy với nhiệm vụ của mình.[6] Ngoài ra, ứng cử viên đặc khu trưởng phải được ít nhất 188 ủy viên Ủy ban Bầu cử đề cử.[7] Quy trình bầu cửPhụ lục I Luật Cơ bản Hồng Kông quy định quy trình bầu cử đặc khu trưởng. Ủy ban Bầu cửỦy ban Bầu cử chịu trách nhiệm đề cử ứng cử viên đặc khu trưởng và bầu đặc khu trưởng. Ủy ban Bầu cử gồm 1.500 ủy viên từ năm ngành được chỉ định hoặc bầu ra từ 40 phân ngành. Theo cải cách chế độ bầu cử Hồng Kông 2021, ứng cử viên đặc khu trưởng phải được ít nhất 188 ủy viên Ủy ban Bầu cử đề cử và tư cách của ứng cử viên phải được Ủy ban thẩm tra tư cách ứng cử viên xác nhận. Đặc khu trưởng được Ủy ban Bầu cử bầu theo quá nửa tổng số ủy viên.[8]
Bầu cửỨng cử viên đặc khu trưởng phải được ít nhất 188 ủy viên Ủy ban Bầu cử đề cử, với ít nhất 15 ủy viên từ mỗi ngành của Ủy ban Bầu cử. Tư cách của ứng cử viên phải được Ủy ban thẩm tra tư cách ứng cử viên xác nhận căn cứ kết luận của Ủy ban Bảo vệ an ninh quốc gia trên cơ sở đánh giá của Cục An ninh quốc gia thuộc Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông. Đặc khu trưởng được Ủy ban Bầu cử bầu theo quá nửa tổng số ủy viên theo hệ thống bầu cử hai vòng:[10]
Đặc khu trưởng phải công khai từ bỏ quan hệ đảng phái chậm nhất là bảy ngày kể từ cuộc bầu cử và không được tham gia một đảng phái trong thời gian giữ chức vụ.[10] Ứng cử viên trúng cử được Quốc vụ viện bổ nhiệm làm đặc khu trưởng. Nhiệm kỳNhiệm kỳ của đặc khu trưởng là năm năm. Đặc khu trưởng không được giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.[6] Trong trường hợp khuyết đặc khu trưởng thì đặc khu trưởng mới giữ chức vụ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ của đặc khu trưởng cũ. Phương pháp lựa chọn đặc khu trưởng được quy định tại Điều 45 và Phụ lục I Luật Cơ bản Hồng Kông và Điều lệ bầu cử đặc khu trưởng.[6] Đương nhiệmNhiệm vụ và quyền hạnĐặc khu trưởng là đại diện, người đứng đầu chính phủ của Hồng Kông. Đặc khu trưởng có nhiệm vụ lãnh đạo công tác của chính phủ, thi hành luật, công bố các dự luật và ngân sách nhà nước được Hội đồng Lập pháp thông qua, quyết định các chính sách của chính phủ, đề nghị Quốc vụ viện bổ nhiệm, miễn nhiệm các quan chức chính của Chính phủ Hồng Kông, bổ nhiệm thẩm phán và một số chức danh và quyết định ân xá, giảm nhẹ hình phạt. Đặc khu trưởng cũng chịu trách nhiệm báo cáo chính sách trước Hội đồng Lập pháp mỗi năm. Hội đồng Hành chính Hồng Kông là cơ quan giúp đặc khu trưởng hoạch định chính sách.[11] Đặc khu trưởng phải lấy ý kiến của Hội đồng Hành chính trước khi đưa ra các quyết định chính sách quan trọng, trình dự luật trước Hội đồng Lập pháp, ban hành văn bản pháp quy hoặc giải tán Hội đồng Lập pháp. Từ chứcĐặc khu trưởng phải từ chức trong những trường hợp sau đây:
Bãi nhiệmĐặc khu trưởng có thể bị Hội đồng Lập pháp luận tội nếu vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc xao lãng nhiệm vụ. Điều 73(9) Luật Cơ bản Hồng Kông quy định trình tự luận tội như sau:[12]
Kế nhiệmTrong trường hợp đặc khu trưởng không làm việc được trong thời gian ngắn thì giám đốc Sở Chính vụ, giám đốc Sở Tài chính hoặc giám đốc Sở Tư pháp giữ quyền đặc khu trưởng theo thứ tự ưu tiên.[6] Trong trường hợp khuyết đặc khu trưởng thì đặc khu trưởng mới phải được bầu chậm nhất là sáu tháng.[13] Nơi ở chính thứcTrước khi chuyển giao Hồng Kông, nơi làm việc của đặc khu trưởng nằm ở tầng bảy của Tòa nhà Tài chính châu Á Thái Bình Dương. Khi Đổng Kiến Hoa nhậm chức vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, nơi làm việc của đặc khu trưởng được đặt tại tầng năm của Tòa nhà Chính phủ Trung khu cũ. Phủ Thống đốc Hồng Kông (hiện là Phủ Lễ tân Hồng Kông) từng là nơi làm việc của thống đốc Hồng Kông. Đổng Kiến Hoa không dùng Phủ Lễ tân mà sống tại nhà riêng ở khu chung cư Grenville House.[14] Tăng Âm Quyền quyết định sửa chữa Phủ Lễ tân trong nhiệm kỳ đầu và chuyển nơi ở và làm việc chính thức đến đó vào ngày 12 tháng 1 năm 2006.[15] Năm 2011, nơi làm việc của đặc khu trưởng chuyển đến Tổng bộ Chính phủ ở Thiêm Mã. Phủ Lễ tân tiếp tục là nơi ở chính thức của đặc khu trưởng. Hậu nhiệm kỳNguyên đặc khu trưởng được Văn phòng nguyên đặc khu trưởn[16] hỗ trợ thực hiện các hoạt động quảng bá, nghi thức hoặc những hoạt động khác liên quan đến vai trò nguyên đặc khu trưởng, bao gồm bao gồm tiếp đón các chức sắc, đoàn đại biểu, trả lời phỏng vấn của truyền thông trong và ngoài nước và tham gia các buổi nói chuyện.[17] Nguyên đặc khu trưởng được cấp xe với tài xế riêng để thực hiện các hoạt động quảng bá và nghi thức. Nguyên đặc khu trưởng biện pháp được cấp chế độ cảnh vệ tùy thuộc vào đánh giá rủi ro của cảnh sát và cũng được hưởng dịch vụ y tế, nha khoa.[18] Lương bổngMức lương của đặc khu trưởng là một trong những mức lương cao nhất thế giới của một lãnh đạo chính trị và chỉ đứng sau mức lương của thủ tướng Singapore. Mức lương của đặc khu trưởng một phần căn cứ vào mức lương của thống đốc Hồng Kông, là 273.000 đô la Mỹ mỗi năm cộng với các khoản phụ cấp vào năm 1992.[19] Năm 2005, mức lương của Đổng Kiến Hoa là 378.500 đô la Mỹ. Từ năm 2009 đến năm 2014, mức lương của đặc khu trưởng là 4,22 triệu đô la Hồng Kông. Tháng 1 năm 2015, Lương Chấn Anh bãi bỏ quy định tạm dừng tăng lương được ban hành vào năm 2012, dẫn đến mức lương được tăng lên 4,61 triệu đô la Hồng Kông (591.000 đô la Mỹ).[20] Danh sách đặc khu trưởng Hồng Kông
Xem thêmGhi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài |
Portal di Ensiklopedia Dunia