Rau mùi

Rau mùi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Apiales
Họ (familia)Apiaceae
Phân họ (subfamilia)Apioideae
Chi (genus)Coriandrum
Loài (species)C. sativum
Danh pháp hai phần
Coriandrum sativum
L.
Lá mùi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng95 kJ (23 kcal)
4 g
Chất xơ3 g
0.5 g
2 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
37%
337 μg
Vitamin C
30%
27 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí, ngò suôn, hồ tuy, mùi tui, mùi ta,[3], nguyên tuy, hương tuy, là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.

Mô tả

Cao 30–50 cm, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài, có 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn, xẻ thành 3 thuỳ có khía răng to và tròn; những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ và nhọn. Hoa trắng hay hơi hồng, hợp thành tán gồm 3-5 gọng, không có tổng bao; tiểu bao gồm 2-3 lá chét đính ở một phía. Cây mùi khi già vỏ và thân cây càng nhiều dầu (nhựa). Quả bế đôi hình cầu, nhẵn, dài 2 – 4 mm, gồm hai nửa (phân liệt quả), mỗi nửa có bốn sống thẳng và hai sống chung cho cả hai nửa.

Sử dụng

Quả mùi sấy khô được chế biến thành gia vị trong ẩm thực nhiều quốc gia

Cây có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơmgia vị. Ở nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, một số nước Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, mùi được trồng quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và cất lấy tinh dầu trong công nghiệp làm nước hoa.

Ngoài ra, người ta còn dùng cả rễ và lá làm thuốc. Theo dân gian thì mùi kích thích tiêu hoá và lợi sữa, được dùng để làm cho sởi chóng mọc.

Tên gọi

Quả mùi (Fructus Coriandri) thường bị gọi nhầm thành hạt, là quả chín hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn được gọi là hồ tuy (胡荽) vì Hồ là tên gọi của Trung Quốc cổ dành cho các nước khu vực Trung Á và Ấn Độ; và tuy là ngọn và lá tản mát. Theo truyền thuyết thì Trương Khiên là người đi sứ Hồ mang loài cây này về.

Tên gọi của mùi trong các ngôn ngữ châu Âu là từ tiếng Latin "coriandrum", tên này lại có gốc từ tiếng Hy Lạp "κορίαννον".[4] John Chadwick ghi chú rằng cách viết theo tiếng Hy Lạp vùng Mycenae - koriadnon "rất giống với tên người con gái Ariadna của thần Minos, và từ đó được viết thành koriannon hay koriandron."[5]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Nguyễn, Bá Tĩnh (2007). Tuệ Tĩnh toàn tập. Nhà xuất bản Y học. tr. 23.
  4. ^ "Coriander", Oxford English Dictionary, 2nd Edition, 1989. Oxford University Press.
  5. ^ John Chadwick, The Mycenaean World (Cambridge: University Press, 1976), p. 119

Tham khảo

  • Đỗ Tất Lợi, Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia