Lịch sử hành chính Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Savannakhet của Lào.

Trước năm 1975

Sau năm 1975

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, tổ chức hành chính trên địa bàn gồm thị xã Đông Hà và 6 huyện: Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh.

Quyết định 62-CP năm 1977

  • Quyết định 62-CP[1] ngày 11 tháng 3 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Bình Trị Thiên:
  1. Hợp nhất huyện Triệu Phong và huyện Hải Lăng thành một huyện lấy tên là huyện Triệu Hải.
  2. Hợp nhất huyện Vĩnh Linh, huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ thành một huyện lấy tên là huyện Bến Hải.
  3. Sáp nhập xã Hướng Lập của huyện Vĩnh Linh vào huyện Hướng Hóa.

Quyết định 74-BT năm 1978

  • Quyết định 74-BT[2] ngày 11 tháng 3 năm 1977 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng về việc hợp nhất xã Cam Giang và xã Cam An thuộc huyện Bến Hải, tỉnh Bình Trị Thiên thành một xã lấy tên là xã Cam Giang:
  • Huyện Bến Hải:
  1. Hợp nhất xã Cam Giang và xã Cam An thuộc huyện Bến Hải, tỉnh Bình Trị Thiên thành một xã lấy tên là xã Cam Giang.

Quyết định 102-CP năm 1979

  • Quyết định 102-CP[3] ngày 13 tháng 3 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về việc phân vạch địa giới xã thuộc huyện Bến Hải:
  • Huyện Bến Hải:
  1. Sáp nhập thôn Xuân Mỹ và thôn Bạch Lộc của xã Trung Tân vào xã Trung Hải.
  2. Sáp nhập thôn Thủy Khê và thôn Cẩn Phổ của xã Trung Tân vào xã Gio Mỹ.

Quyết định 187-CP năm 1981

  • Quyết định 187-CP[4] ngày 18 tháng 5 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về việc phân vạch địa giới xã, thị trấn thuộc các huyện Triệu Hải, Bến Hải, Hướng Hóa và thị xã Đông Hà:
  • Huyện Triệu Hải:
  1. Thành lập thị trấn của huyện Triệu Hải lấy tên là thị trấn Quảng Trị.
  1. Thành lập xã Đakrông trên cơ sở sáp nhập các thôn Tà Linh, Ba Từng, Chân Rò tách từ xã Tà Long, và các thôn Ba Ngao, Tà Cu, Làng Cát và Vùng Kho tách từ xã Húc.
  2. Sáp nhập xã A Túc và xã Kỳ Nơi thành một xã lấy tên là xã A Túc.
  1. Giải thể xã Quảng Tân thuộc thị xã Đông Hà để sáp nhập toàn bộ xã Quảng Tân vào xã Gio Phong thuộc huyện Bến Hải cùng tỉnh.

Quyết định 64-HĐBT năm 1981

  • Quyết định 64-HĐBT[5] ngày 11 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Bến Hải, Triệu Hải:
  • Huyện Bến Hải, huyện Triệu Hải, thị xã Đông Hà:
  1. Tách các xã Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa thuộc huyện Bến Hải để sáp nhập vào thị xã Đông Hà.
  2. Tách các xã Triệu Lương, Triệu Lễ thuộc huyện Triệu Hải để sáp nhập vào thị xã Đông Hà.
  3. Thị xã Đông Hà sau khi được mở rộng bao gồm các phường I, phường II, phường III, phường IV, phường V và các xã Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa, Triệu Lương, Triệu Lễ.

Quyết định 73-HĐBT năm 1981

  • Quyết định 73-HĐBT[6] ngày 17 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới xã thuộc các huyện Triệu Hải, Hướng Hóa, Bến Hải, tỉnh Bình Trị Thiên:
  • Huyện Triệu Hải:
  1. Chia xã Ba Lòng thành hai xã lấy tên là xã Ba Lòng và xã Triệu Nguyên.
  2. Chia xã Triệu Vân thành hai xã lấy tên là xã Triệu Vân và xã Triệu An.
  1. Sáp nhập xã Mó Ó và xã Hướng Hiệp của huyện Bến Hải vào huyện Hướng Hoá cùng tỉnh.

Quyết định 03-HĐBT năm 1983

  • Quyết định 03-HĐBT[7] ngày 6 tháng 1 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới xã thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Bình Trị Thiên:
  • Huyện Hướng Hóa:
  1. Chia xã Thuận Thành thành 2 xã lấy tên xã Thuận và xã Hướng Lộc.

Quyết định 7-HĐBT năm 1984

  • Quyết định 7-HĐBT[8] ngày 12 tháng 1 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới xã, thị trấn thuộc các huyện Hướng Hóa, Bến Hải tỉnh Bình Trị Thiên:
  • Huyện Hướng Hóa:
  1. Hợp nhất thị trấn Khe Sanh và xã Tân Độ thành một đơn vị hành chính mới gọi là thị trấn Khe Sanh.
  1. Sáp nhập xã Vĩnh Thường vào xã Vĩnh Trường.

Quyết định 72-HĐBT năm 1986

  • Quyết định 72-HĐBT[9] ngày 13 tháng 6 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn thuộc huyện Bến Hải và thị xã Đông Hà, tỉnh Bình Trị Thiên:
  • Huyện Bến Hải:
  1. Đổi tên thị trấn Hồ Xá thành thị trấn Vĩnh Linh.
  2. Sáp nhập vào thị trấn Vĩnh Linh đội 9 của thôn Hòa Lộ thuộc xã Vĩnh Long; đội 5, đội 6 của thôn Phú Thị Đông, đội 8 của thôn Hồ Xá Nam; đội 8, đội 9, đội 10 của thôn Hồ Xá Bắc, đội 11 của thôn Phú Thị Tây thuộc xã Vĩnh Nam; đội 1, đội 2 của thôn Đơn Duệ thuộc xã Vĩnh Hòa.
  1. Sáp nhập vào xã Cam Thành các thôn Quật Xá, Tân Mỹ, Tân Định, Phước Tuyền, An Hưng, Phan Xá, Tân Tường và Cam Phú của xã Cam Tuyền; sáp nhập vào xã Cam Tuyền các thôn Bắc Bình, An Thái, An Mỹ và Bích Lộ của xã Cam Thành.

Năm 1989: Tái lập tỉnh Quảng Trị

  • Quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1989 chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế[10]. Tỉnh Quảng Trị có 4 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Đông Hà và 3 huyện: Bến Hải, Hướng Hóa và Triệu Hải. Tỉnh lị đặt tại thị xã Đông Hà.

Quyết định 134-HĐBT năm 1989

  • Quyết định 134-HĐBT[11] ngày 1 tháng 7 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị:
  • Huyện Triệu Hải, thị xã Quảng Trị
  1. Thành lập thị xã Quảng Trị trên cơ sở tách thị trấn Quảng Trị thuộc huyện Triệu Hải.
  2. Chia thị trấn Quảng Trị thành hai đơn vị hành chính lấy tên là phường 1 và phường 2.

Quyết định 91-HĐBT năm 1990

  • Quyết định 91-HĐBT[12] ngày 23 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia các huyện Bến Hải và Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị:
  • Chia huyện Bến Hải thành hai huyện lấy tên là huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh:
  1. Huyện Vĩnh Linh gồm thị trấn Vĩnh Linh và 20 xã: Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Thành, Vĩnh Chấp, Vĩnh Nam, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạc, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang, Vĩnh Thái, Vĩnh Quang, Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê.
  2. Huyện Gio Linh gồm 16 xã: Gio Mai, Gio Mỹ, Gio Quang, Gio Thành, Gio Phong, Gio Châu, Gio Việt, Gio Hải, Gio Sơn, Gio An, Trung Sơn, Trung Hải, Trung Giang, Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thái.
  1. Huyện Triệu Phong gồm 21 xã: Triệu Thượng, Triệu Ái, Triệu Giang, Triệu Thành, Triệu Long, Triệu Đại, Triệu Thuận, Triệu Đô, Triệu Hoà, Triệu Đông, Triệu Trung, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Trạch, Triệu Phước, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc.
  2. Huyện Hải Lăng gồm 20 xã: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Lâm, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lệ, Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thọ, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Xuân, Hải Quy, Hải Vĩnh, Hải Dương, Hải Ba, Hải Quế, Hải An, Hải Khê.

Quyết định 516-TCCP năm 1991

  • Quyết định 516-TCCP[13] ngày 23 tháng 2 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới một số xã để thành lập một số phường thuộc thị xã Đông Hà:
  • Thị xã Đông Hà
  1. Chia xã Cam An thành hai đơn vị hành chính lấy tên xã Cam An và phường Đông Giang.
  2. Chia xã Cam Thanh thành hai đơn vị hành chính lấy tên là xã Cam Thanh và phường Đông Thanh.

Quyết định 328-HĐBT năm 1991

  • Quyết định 328-HĐBT[14] ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới thị xã Đông Hà và thành lập lại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị:
  • Thị xã Đông Hà, huyện Cam Lộ
  1. Tách 8 xã của thị xã Đông Hà là: Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Thủy, Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Thanh và Cam Giang để thành lập lại huyện Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị.
  2. Huyện Cam Lộ có 35.199 ha diện tích tự nhiên và 34.975 nhân khẩu.
  3. Thị xã Đông Hà có 7.626 hécta diện tích tự nhiên và 60.685 nhân khẩu; bao gồm 7 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Thanh và 2 xã: Triệu Lương, Triệu Lễ.

Quyết định 117-TCCP năm 1992

  • Quyết định 117-TCCP[15] ngày 1 tháng 5 năm 1992 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc thành lập một số xã thuộc huyện Gio Linh:
  • Huyện Gio Linh
  1. Chia xã Gio An thành hai xã lấy tên là xã Gio An và xã Gio Bình.
  2. Chia xã Gio Sơn thành hai xã lấy tên là xã Gio Sơn và xã Gio Hòa.
  3. Chia xã Hải Thái thành hai xã lấy tên là xã Hải Thái và xã Linh Hải.

Nghị định 79-CP năm 1994

  • Quyết định 79-CP[16] ngày 1 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập và đổi tên một số xã, thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa:
  • Huyện Vĩnh Linh
  1. Thành lập thị trấn Bến Quan thuộc huyện Vĩnh Linh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Vĩnh Khê, Vĩnh Thủy và Vĩnh Hà.
  2. Đổi tên thị trấn Vĩnh Linh thuộc huyện Vĩnh Linh trở lại thành thị trấn Hồ Xá.
  1. Thành lập thị trấn Gio Linh thuộc huyện Gio Linh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Gio Châu, Gio Phong và Gio Bình.
  1. Thành lập thị trấn Cam Lộ thuộc huyện Cam Lộ trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Cam Thành.
  1. Thành lập thị trấn Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Triệu Ái.
  1. Thành lập thị trấn Hải Lăng thuộc huyện Hải Lăng trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Hải Lâm và Hải Thọ.
  1. Thành lập thị trấn Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hóa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Phước.

Nghị định 83-CP năm 1996

  • Quyết định 83-CP[17] ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về việc thành lập huyện Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị:
  • Huyện Hướng Hóa, huyện Triệu Phong, huyện Đakrông
  1. Thành lập huyện Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hóa (Mò Ó, Hướng Hiệp, Đakrông, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Vao, A Ngo, A Bung, Ba Nang) với 99.140 ha diện tích tự nhiên và 19.769 nhân khẩu và 3 xã của huyện Triệu Phong (Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên) với 19.197 ha diện tích tự nhiên và 4.911 nhân khẩu.
  2. Huyện Đakrông có diện tích tự nhiên 118.337 ha và 24.680 nhân khẩu gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Mò Ó, Hướng Hiệp, Đakrông, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Vao, A Ngo, A Bung, Ba Nang, Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên.
  3. Huyện Hướng Hóa còn lại 21 xã, thị trấn với 117.997 ha diện tích tự nhiên và 45.590 nhân khẩu.
  4. Huyện Triệu Phong còn lại 19 xã, thị trấn với 34.627,4 ha diện tích tự nhiên và 101.533 nhân khẩu.

Năm 1999: Nghị định 08/1999/NĐ-CP

  • Nghị định 08/1999/NĐ-CP[18] ngày 1 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về việc thành lập các phường Đông Lễ và Đông Lương thuộc thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị:
  • Thị xã Đông Hà
  1. Thành lập phường Đông Lễ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Triệu Lễ.
  2. Thành lập phường Đông Lương trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của xã Triệu Lương.

Năm 2004: Nghị định 08/2004/NĐ-CP

  • Nghị định 08/2004/NĐ-CP[19] ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị:
  • Huyện Đakrông
  1. Thành lập thị trấn Krông Klang - thị trấn huyện lỵ huyện Đakrông trên cơ sở 384,70 ha diện tích tự nhiên và 1.616 nhân khẩu của xã Mò Ó; 1.436,30 ha diện tích tự nhiên và 1.010 nhân khẩu của xã Hướng Hiệp.
  1. Thành lập xã Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa trên cơ sở 6.520 ha diện tích tự nhiên và 1.208 nhân khẩu của xã Hướng Lập.

Năm 2004: Nghị định 174/2004/NĐ-CP

  • Nghị định 174/2004/NĐ-CP[20] ngày 1 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị:
  • Huyện Vĩnh Linh, huyện Cồn Cỏ
  1. Thành lập huyện đảo Cồn Cỏ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của đảo Cồn Cỏ thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh.
  2. Xã Vĩnh Quang thuộc huyện Vĩnh Linh còn lại 223,36 ha diện tích tự nhiên và 5.220 nhân khẩu.
  3. Huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị còn lại 62.634,61 ha diện tích tự nhiên và 88.393 nhân khẩu có 22 đơn vị hành chính trực thuộc.
  4. Tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị xã: Đông Hà, Quảng Trị và 8 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông, Cồn Cỏ.

Năm 2005: Nghị định 103/2002/NĐ-CP

  • Nghị định 103/2002/NĐ-CP[21] ngày 9 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Cửa Việt thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị:
  • Huyện Gio Linh
  1. Thành lập thị trấn Cửa Việt thuộc huyện Gio Linh trên cơ sở 318,54 ha diện tích tự nhiên và 1.982 nhân khẩu của xã Gio Hải, 415,74 ha diện tích tự nhiên và 2.518 nhân khẩu của xã Gio Việt.
  2. Điều chỉnh 286,60 ha diện tích tự nhiên và 386 nhân khẩu của xã Gio Thành thuộc huyện Gio Linh về xã Gio Việt quản lý.

Năm 2008: Nghị định 31/2008/NĐ-CP

  • Nghị định 31/2008/NĐ-CP[22] ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong để mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị; điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập phường thuộc thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị:
  • Huyện Hải Lăng
  1. Điều chỉnh 89,5 ha diện tích tự nhiên của xã Hải Lệ thuộc huyện Hải Lăng về xã Hải Lâm quản lý.
  1. Điều chỉnh 191,56 ha diện tích tự nhiên và 1.515 nhân khẩu của xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong; 6.576,55 ha diện tích tự nhiên và 4.181 nhân khẩu còn lại của xã Hải Lệ huyện Hải Lăng về thị xã Quảng Trị quản lý.
  2. Huyện Triệu Phong có 35.300,42 ha diện tích tự nhiên và 108.064 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Triệu Thượng, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Phước, Triệu Độ, Triệu Trạch, Triệu Thuận, Triệu Đại, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Sơn, Triệu Long, Triệu Tài, Triệu Đông, Triệu Trung, Triệu Ái, Triệu Giang, Triệu Thành và thị trấn Ái Tử.
  3. Huyện Hải Lăng có 42.368,12 ha diện tích tự nhiên và 99.429 nhân khẩu, có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Hải Lâm, Hải An, Hải Ba, Hải Xuân, Hải Quy, Hải Quế, Hải Vĩnh, Hải Phú, Hải Thượng, Hải Dương, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Hòa, Hải Tân, Hải Trường, Hải Thọ, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Khê và thị trấn Hải Lăng.
  1. Thành lập phường An Đôn thuộc thị xã Quảng Trị trên cơ sở điều chỉnh 191,56 ha diện tích tự nhiên và 1.515 nhân khẩu (phần diện tích và nhân khẩu của xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong điều chỉnh về thị xã Quảng Trị); 69 ha diện tích tự nhiên và 96 nhân khẩu của phường 1.
  2. Thành lập phường 3 thuộc thị xã Quảng Trị trên cơ sở điều chỉnh 139,93 ha diện tích tự nhiên và 3.966 nhân khẩu của phường 1; 44,60 ha diện tích tự nhiên và 3.137 nhân khẩu của phường 2.
  3. Thị xã Quảng Trị có 7.402,78 ha diện tích tự nhiên và 22.760 nhân khẩu, có 05 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường An Đôn và xã Hải Lệ.

Năm 2009: Nghị quyết 33/NQ-CP

  • Nghị định 33/NQ-CP[23] ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị:
  • Thành phố Đông Hà
  1. Thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Đông Hà.
  2. Thành phố Đông Hà có diện tích tự nhiên 7.306,25 ha và 93.756 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương, Đông Lễ.
  3. Địa giới hành chính thành phố Đông Hà: Đông và Nam giáp huyện Triệu Phong; Tây giáp huyện Cam Lộ; Bắc giáp huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ.

Năm 2009: Nghị quyết 39/NQ-CP

  • Nghị định 39/NQ-CP[24] ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thị trấn Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị:
  • Huyện Vĩnh Linh
  1. Điều chỉnh 228,70 ha diện tích tự nhiên và 828 nhân khẩu của xã Vĩnh Thạch về xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh để quản lý.
  2. Thành lập thị trấn Cửa Tùng trên cơ sở nguyên trạng 469,4 ha diện tích tự nhiên và 6.256 nhân khẩu của xã Vĩnh Quang sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính.

Năm 2019: Nghị quyết 832/NQ-UBTVQH14

  • Nghị quyết 832/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2021[25]:
  • Huyện Cam Lộ
  1. Hợp nhất xã Cam Thanh và xã Cam An thành một xã lấy tên là xã Thanh An.
  1. Hợp nhất xã Hải Phúc và xã Ba Lòng thành một xã lấy tên là xã Ba Lòng.
  1. Hợp nhất xã Linh Thượng và Vĩnh Trường thành một xã lấy tên là xã Linh Trường.
  2. Hợp nhất xã Gio Hòa và xã Gio Sơn thành một xã lấy tên là xã Gio Sơn.
  3. Hợp nhất xã Gio Phong và xã Gio Bình thành một xã lấy tên là xã Phong Bình.
  4. Giải thể xã Gio Thành, địa bàn sáp nhập vào xã Gio Mai và xã Gio Hải.
  1. Hợp nhất xã Hải Thọ và thị trấn Hải Lăng thành một đơn vị hành chính lấy tên là thị trấn Diên Sanh.
  2. Hợp nhất xã Hải Tân và xã Hải Hòa thành một xã lấy tên là xã Hải Phong.
  3. Hợp nhất xã Hải Xuân và xã Hải Vĩnh thành một xã lấy tên là xã Hải Hưng.
  4. Hợp nhất xã Hải Thiện và xã Hải Thành thành một xã lấy tên là xã Hải Định.
  1. Hợp nhất xã A Xing và xã A Túc thành một xã lấy tên là xã Lìa
  1. Hợp nhất xã Triệu Đông và xã Triệu Thành thành một xã lấy tên là xã Triệu Thành.
  1. Hợp nhất xã Vĩnh Trung và xã Vĩnh Nam thành một xã lấy tên là xã Trung Nam.
  2. Hợp nhất xã Vĩnh Kim và xã Vĩnh Thạch thành một xã lấy tên là xã Kim Thạch.
  3. Hợp nhất xã Vĩnh Hiền và xã Vĩnh Thành thành một xã lấy tên là xã Hiền Thành.
  4. Hợp nhất xã Vĩnh Tân và thị trấn Cửa Tùng thành một đơn vị hành chính lấy tên là thị trấn Cửa Tùng.

Năm 2024: Nghị quyết 1281/NQ-UBTVQH15

  • Nghị quyết 1281/NQ-UBTVQH15[26] ngày 14 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023–2025:
  • Huyện Gio Linh
  1. Hợp nhất xã Linh Hải và xã Gio Sơn thành một xã lấy tên là xã Gio Sơn.
  2. Giải thể xã Gio Châu, địa bàn sáp nhập vào xã Gio Quang và thị trấn Gio Linh.
  3. Hợp nhất xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt thành một đơn vị hành chính lấy tên là thị trấn Cửa Việt.
  1. Hợp nhất xã Hải Quế và xã Hải Ba thành một xã lấy tên là xã Hải Bình.
  1. Hợp nhất xã Triệu Sơn và xã Triệu Lăng thành một xã lấy tên là xã Triệu Cơ.
  2. Hợp nhất xã Triệu Vân và xã Triệu An thành một xã lấy tên là xã Triệu Tân.

Chú thích

  1. ^ Nghị định 7/1997/NĐ-CP thành lập đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng
  2. ^ Quyết định 74-BT năm 1978 về việc hợp nhất xã Cam Giang và xã Cam An thuộc huyện Bến Hải, tỉnh Bình Trị Thiên thành một xã lấy tên là xã Cam Giang
  3. ^ Quyết định 102-CP phân vạch địa giới xã, phường thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
  4. ^ Quyết định 187-CP điều chỉnh địa giới xã, thị trấn thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
  5. ^ Quyết định 64-HĐBT mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà, phân vạch lại địa giới huyện Hương Điền, Hương Phú, Bến Hải, Triệu Hải tỉnh Bình Trị Thiên
  6. ^ Quyết định 73-HĐBT phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
  7. ^ Quyết định 03-HĐBT phân vạch địa giới xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
  8. ^ Quyết định 7-HĐBT phân vạch địa giới xã, thị trấn thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
  9. ^ Quyết định 72-HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn thuộc các huyện Phú Lộc, Bố Trạch, Lệ Ninh, Bến Hải và các thị xã Đông Hà, Đồng Hới, tỉnh Bình Trị Thiên
  10. ^ Nghị quyết phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên
  11. ^ Quyết định 134-HĐBT thành lập thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
  12. ^ Quyết định 91-HĐBT chia các huyện Bến Hải và Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị
  13. ^ Quyết định 516-TCCP điều chỉnh địa giới một số xã thuộc thị xã Đông Hà, thành lập phường thuộc thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
  14. ^ Quyết định 328-HĐBT điều chỉnh địa giới thị xã Đông Hà và thành lập lại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
  15. ^ Quyết định 117-TCCP thành lập một số xã thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
  16. ^ Quyết định 79-CP thành lập và đổi tên một số xã, thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa.
  17. ^ Nghị định 83-CP thành lập huyện Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị
  18. ^ Nghị định 08/1999/NĐ-CP thành lập các phường Đông Lễ và Đông Lương thuộc thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
  19. ^ Nghị định 08/2004/NĐ-CP thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
  20. ^ Nghị định 174/2004/NĐ-CP thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị
  21. ^ Nghị định 103/2005/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Cửa Việt thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
  22. ^ Nghị định 31/2008/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong để mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị; điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường để thành lập phường thuộc thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
  23. ^ Nghị quyết 33/NQ-CP thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị
  24. ^ Nghị quyết 39/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thị trấn Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
  25. ^ Nghị quyết số 832/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019–2021
  26. ^ “Nghị quyết số 1281/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023 – 2025”.