Thời chủ tỉnh Bến Tre là Cudenet, toàn tỉnh Bến Tre được chia thành 21 tổng:
Tổng Bảo An có 7 làng: An Bình Đông, An Bình Tây, An Điền, An Lái, An Ngãi Trung, An Thạnh, Vĩnh Đức Tây.
Tổng Bảo Đức có 6 làng: Hàm Luông, Long Hóa, Mỹ Phú, Tân Quí, Tiên Thủy, Tiên Thủy Tây.
Tổng Bảo Hòa có 8 làng: Bình Lợi, Phú Quới, Phú Thành, Phước Đa, Phước Thành, Phước Triệu, Phước Tường, Tân Thủy.
Tổng Bảo Hựu có 10 làng: An Hội, Bình Nguyên, Long Hưng, Long Phú, Long Sơn, Long Thành, Mỹ An, Phú Lợi, Phú Nhuận, Phước Mỹ.
Tổng Bảo Khánh có 7 làng: Đại Định, Phong Mỹ, Phong Nẫm, Phú Hựu, Phước Hậu, Phước Hựu, Phước Thạnh.
Tổng Bảo Lộc có 11 làng: Bình Chánh, Bình Hòa, Bình Khương, Bình Thành, Bình Tiên, Châu Bình, Châu Phú, Châu Thới, Tân Hào Đông, Tân Thanh Đông, Tân Thanh Trung.
Tổng Bảo Ngãi có 6 làng: Mỹ Thành, Quảng Điền, Sơn An, Sơn Hòa, Sơn Thuận, Tân Thành Đông.
Tổng Bảo Phước có 9 làng: An Ngãi Tây, Hưng Lễ, Hưng Nhơn, Hưng Nhượng, Hưng Phong, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Hòa, Tân Khai.
Tổng Bảo Thành có 15 làng: Nhơn Hòa, Lương Mỹ, Lương Phú, Lương Quới, Lương Thạnh, Lương Thạnh Tây, Mỹ Điền, Nhơn Sơn, Phong Điền, Phú Điền, Phú Hưng, Phú Long, Phú Thuận, Phú Tự, Tú Điền.
Tổng Bảo Thuận có 11 làng: Đồng Xuân, Hòa Bình, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Mỹ Nhơn, Mỹ Thạnh, Phú Ngãi, Phước Tuy, Tân Điền, Tân Thạnh, Tân Trang.
Tổng Bảo Trị có 8 làng: An Hòa Tây, An Thủy, Bảo Hòa, Bảo Thạnh, Phú Lễ, Tân Hòa, Vĩnh Đức Đông, Vĩnh Đức Trung.
Tổng Minh Đạo có 10 làng: An Thạnh, Khánh Thạnh, Phú Hựu, Quới Hưng, Tân Hưng, Tân Nhuận, Tân Quới, Tân Thạnh, Tích Khánh, Vĩnh Khánh.
Tổng Minh Đạt có 11 làng: An Phước, Đa Phước, Định Phước, Hiệp Phước, Hội An, Hội Phước, Tân Bình, Tân Hội, Thanh Bình, Thành Hóa, Thanh Thủy.
Tổng Minh Hóa có 8 làng: Hòa Bình, Tân Đức, Tân Lộc, Tân Thiện, Tân Thông, Thanh Long, Thanh Sơn, Thanh Xuân.
Tổng Minh Huệ có 6 làng: An Thới, Ngãi Đăng, Phú Trạch, Thới Trạch, Thành Thiện, Tú Sơn.
Tổng Minh Lý có 9 làng: Gia Thạnh, Khánh Hội, Mỹ Sơn, Phú Hiệp, Tân Huy, Tân Ngãi, Trường Thạnh, Vĩnh Thành, Vĩnh Phú.
Tổng Minh Phú có 5 làng: Đại Điền, Đông Phú, Quới Điền, Tân Khánh, Thới Thạnh.
Tổng Minh Quới có 9 làng: An Bình, An Định, Hương Mỹ, Phước Khánh, Tân Hòa, Tân Hương, Tân Tập, Tân Trung, Tập Khánh.
Tổng Minh Thiện có 7 làng: Nguơn Khánh, Phú Mỹ, Phước Hạnh, Tân Phú Tây, Trung Mỹ, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận.
Tổng Minh Trị có 7 làng: An Nhơn, An Qui, An Thạnh, An Thuận, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Phú.
Tổng Minh Thuận có 12 làng: Bình Thành, Đông An, Đông Thành, Gia Khánh, Gia Phước, Hưng Nhơn, Phú Long, Phú Thạnh, Sùng Tân, Tân Thạnh, Tân Thanh Tây, Thanh Trung.
Cắt xã Nhơn Thạnh, xã Phú Nhuận của huyện Giồng Trôm và xã Phú Hưng của huyện Châu Thành để nhập vào thị xã Bến Tre.
Năm 1985: Quyết định 114-HĐBT
Quyết định 114-HĐBT[4] ngày 11 tháng 4 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành và thị xã Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre như sau:
Tách xã Sơn Đông của huyện Châu Thành để sáp nhập vào thị xã Bến Tre.
Năm 1985: Quyết định 119-HĐBT
Quyết định 119-HĐBT[5] ngày 16 tháng 4 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như sau:
Chia xã Bảo Thạnh thành hai xã lấy tên là xã Bảo Thạnh và xã Bảo Thuận.
Chia xã Mỹ Chánh Hoà thành hai xã lấy tên là xã Mỹ Chánh và xã Mỹ Hoà.
Chia xã An Ngãi Trung thành hai xã lấy tên là xã An Ngãi Trung và xã An Phú Trung.
Tách ấp An Hội của xã An Đức để sáp nhập vào thị trấn Ba Tri.
Thành lập xã Vĩnh An trên cơ sở tách ấp Vĩnh Đức Trung của xã Vĩnh Hoà và các ấp An Nhơn, An Quới của xã An Hoà Tây.
Năm 1995: Nghị định 84-CP
Nghị định 84-CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ thành lập thị trấn Châu Thành thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre:
Thành lập thị trấn Châu Thành thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú An Hòa.
Năm 1999: Nghị định 41/1999/NĐ-CP
Nghị định 41/1999/NĐ-CP[6] ngày 25 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ thành lập phường Phú Khương thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre:
Thành lập phường Phú Khương thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phú Khương.
Phường Phú Khương có 597 ha diện tích tự nhiên và 15.414 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Phú Khương: phía Đông giáp phường 8, phía Tây giáp xã Sơn Đông, phía Nam giáp phường 4 và phường 6, phía Bắc giáp xã Phú Hưng và huyện Châu Thành.
Năm 2000: Nghị định 57/2000/NĐ-CP
Nghị định 57/2000/NĐ-CP[7] ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Tân Mỹ thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
Thành lập xã Tân Mỹ thuộc huyện Ba Tri trên cơ sở 1.064,58 ha diện tích tự nhiên và 2.675 nhân khẩu của xã Mỹ Hòa, 171,09 ha diện tích tự nhiên và 1.693 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
Xã Tân Mỹ có 1.235,67 ha diện tích tự nhiên và 4.368 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Tân Mỹ: Đông giáp xã Tân Xuân và huyện Bình Đại; Tây giáp xã Mỹ Hòa và huyện Giồng Trôm; Nam giáp xã Mỹ Hòa và xã Tân Xuân; Bắc giáp huyện Bình Đại.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Tân Mỹ:
Xã Mỹ Hòa có 1.696,43 ha diện tích tự nhiên và 5.793 nhân khẩu.
Xã Tân Xuân có 2.497,02 ha diện tích tự nhiên và 9.590 nhân khẩu.
Năm 2001: Nghị định 56/2001/NĐ-CP
Nghị định 56/2001/NĐ-CP[8] ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Mỹ An thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre:
Thành lập xã Mỹ An thuộc huyện Thạnh Phú trên cơ sở 2.072,09 ha diện tích tự nhiên và 6.279 nhân khẩu của xã An Thạnh; 1.031,56 ha diện tích tự nhiên và 3.400 nhân khẩu của xã Mỹ Hưng.
Xã Mỹ An có 3.103,65 ha diện tích tự nhiên và 9.679 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Mỹ An : Đông giáp xã An Điền; Tây giáp xã Quới Điền và xã Mỹ Hưng; Nam giáp xã Mỹ Hưng và xã An Thạnh; Bắc giáp huyện Ba Tri.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Mỹ An:
Xã An Thạnh còn lại 718,31 ha diện tích tự nhiên và 4.066 nhân khẩu.
Xã Mỹ Hưng còn lại 1.330,16 ha diện tích tự nhiên và 9.167 nhân khẩu.
Năm 2009: Nghị định 08/NĐ-CP
Nghị định 08/NĐ-CP[9] ngày 09 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới phường để thành lập xã thuộc huyện Mỏ Cày, Chợ Lách, thị xã Bến Tre và huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre.
Thành lập xã Tân Hội thuộc huyện Mỏ Cày trên cơ sở điều chỉnh 731,267 ha diện tích tự nhiên và 6.534 nhân khẩu của xã Đa Phước Hội; 136,4 ha diện tích tự nhiên và 1.555 nhân khẩu của xã Khánh Thạnh Tân.
Thành lập xã Hưng Khánh Trung A thuộc huyện Chợ Lách trên cơ sở điều chỉnh 1.331,67 ha diện tích tự nhiên và 8.760 nhân khẩu của xã Hưng Khánh Trung.
Thành lập xã Phú Mỹ thuộc huyện Chợ Lách trên cơ sở điều chỉnh 713 ha diện tích tự nhiên và 6.132 nhân khẩu của xã Phú Sơn.
Thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre trên cơ sở điều chỉnh 295,53 ha diện tích tự nhiên và 4.664 nhân khẩu của phường Phú Khương; 64,6 ha diện tích tự nhiên và 1.825 nhân khẩu của xã Phú Hưng.
Điều chỉnh 81,69 ha diện tích tự nhiên và 1.289 nhân khẩu của xã Phú Hưng về phường Phú Khương quản lý.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường:
Xã Đa Phước Hội thuộc huyện Mỏ Cày còn lại 920,984 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu.
Xã Khánh Thạnh Tân thuộc huyện Mỏ Cày còn lại 1.339,83 ha diện tích tự nhiên và 11.665 nhân khẩu.
Xã Hưng Khánh Trung thuộc huyện Chợ Lách còn lại 1.024,03 ha diện tích tự nhiên và 7.334 nhân khẩu (được đổi tên thành xã Hưng Khánh Trung B).
Xã Phú Sơn thuộc huyện Chợ Lách còn lại 1.316 ha diện tích tự nhiên và 7.188 nhân khẩu.
Xã Phú Hưng thuộc thị xã Bến Tre còn lại 1.012,33 ha diện tích tự nhiên và 10.870 nhân khẩu.
Thành lập huyện Mỏ Cày Bắc thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở điều chình 13.419,11 ha diện tích tự nhiên và 109.575 nhân khẩu của huyện Mỏ Cày (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây, Tân Thành Bình, Thành An, Phước Mỹ Trung, Tân Thanh Tây, Tân Bình, Nhuận Phú Tân, Hoà Lộc, Khánh Thạnh Tân) và 2.044,67 ha diện tích tự nhiên và 14.802 nhân khẩu của huyện Chợ Lách (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hưng Khánh Trung A và xã Phú Mỹ).
Huyện Mỏ Cày Bắc có 15.463,78 ha diện tích tự nhiên và 124.377 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây, Tân Thành Bình, Thành An, Phước Mỹ Trung, Tân Thanh Tây, Tân Bình, Nhuận Phú Tân, Hoà Lộc, Khánh Thạnh Tân, Hưng Khánh Trung A và xã Phú Mỹ.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỏ Cày để thành lập huyện Mỏ Cày Bắc:
Huyện Mỏ Cày còn lại 21.988,95 ha diện tích tự nhiên và 166.474 nhân khẩu (được đổi tên thành huyện Mỏ Cày Nam), có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Định Thủy, Phước Hiệp, An Thạnh, Đa Phước Hội, Thành Thới B, Bình Khánh Đông, Bình Khánh Tây, An Định, An Thới, Thành Thới A, Hương Mỹ, Cẩm Sơn, Ngãi Đăng, Minh Đức, Tân Trung, Tân Hội và thị trấn Mỏ Cày.
Huyện Chợ Lách còn lại 16.834,52 ha diện tích tự nhiên và 113.716 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Hoà Nghĩa, Phú Phụng, Sơn Định, Vĩnh Bình, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Vĩnh Hoà, Hưng Khánh Trung B, Phú Sơn và thị trấn Chợ Lách.
Tỉnh Bến Tre có 235.678 ha diện tích tự nhiên và 1.358.314 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre.
Năm 2009: Nghị quyết 34/NQ-CP
Nghị quyết số 34/NQ-CP[10] ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre:
Thành lập thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre.
Thành phố Bến Tre có diện tích tự nhiên 6.742,11 ha và 143.639 nhân khẩu, 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và các xã: Sơn Đông, Bình Phú, Phú Hưng, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận.
Địa giới hành chính thành phố Bến Tre: Bắc giáp huyện Châu Thành; Đông và Nam giáp huyện Giồng Trôm; Tây giáp sông Hàm Luông.
Năm 2013: Nghị quyết 49/NQ-CP
Nghị quyết số 49/NQ-CP[11] ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre:
Điều chỉnh 362,73 ha diện tích tự nhiên và 3.390 nhân khẩu của huyện Châu Thành về thành phố Bến Tre quản lý, bao gồm toàn bộ 311,26 ha diện tích tự nhiên và 2.985 nhân khẩu của xã Mỹ Thành; 51,47 ha diện tích tự nhiên và 405 nhân khẩu của xã Hữu Định (trong đó có 10,71 ha diện tích tự nhiên và 100 nhân khẩu sáp nhập vào xã Sơn Đông; 40,76 ha diện tích tự nhiên và 305 nhân khẩu sáp nhập vào phường Phú Tân, thành phố Bến Tre).
Thành phố Bến Tre có 7.111,51 ha diện tích tự nhiên và 150.530 nhân khẩu; có 10 phường và 07 xã, gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và các xã Phú Hưng, Sơn Đông, Bình Phú, Mỹ Thành, Mỹ Thạnh An, Phú Thuận, Nhơn Thạnh.
Xã Sơn Đông thuộc thành phố Bến Tre sau khi tiếp nhận một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hữu Định, huyện Châu Thành có 1.078,04 ha diện tích tự nhiên và 12.465 nhân khẩu.
Phường Phú Tân thuộc thành phố Bến Tre sau khi tiếp nhận một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hữu Định, huyện Châu Thành 419,39 ha diện tích tự nhiên và 7.459 nhân khẩu.
Huyện Châu Thành còn lại 22.482,76 ha diện tích tự nhiên và 157.138 nhân khẩu; có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã Tân Thạch, Quới Sơn, An Khánh, Giao Long, Giao Hòa, Phú Túc, Phú Đức, Phú An Hòa, An Phước, Tam Phước, Thành Triệu, Tường Đa, Tân Phú, Quới Thành, Phước Thạnh, An Hóa, Tiên Long, An Hiệp, Hữu Định, Tiên Thủy, Sơn Hòa và thị trấn Châu Thành.
Xã Hữu Định thuộc huyện Châu Thành sau khi điều chỉnh một phần về thành phố Bến Tre thì còn lại 1.307 ha diện tích tự nhiên và 8.497 nhân khẩu.
Năm 2020: Nghị quyết 856/NQ-UBTVQH14
Nghị quyết số 856/NQ-UBTVQH14[12] ngày 10 tháng 1 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre:
Hợp nhất xã Bình Khánh Đông và xã Bình Khánh Tây thành một xã lấy tên là xã Bình Khánh.
Năm 2023: Nghị quyết 724/NQ-UBTVHQH15
Nghị quyết số 724/NQ-UBTVHQH15[13] ngày 13 tháng 2 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Ba Tri, Châu Thành và Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre:
Thành lập thị trấn Phước Mỹ Trung trên cơ sở toàn bộ 792,94ha và 9.865 nhân khẩu của xã Phước Mỹ Trung.
Năm 2024: Nghị quyết 1237/NQ-UBTVQH15
Nghị quyết số 1237/NQ-UBTVQH15[14] ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bến Tre.
Thành phố Bến Tre
Sáp nhập toàn bộ Phường 4 và Phường 5 vào phường An Hội. Phường An Hội có diện tích tự nhiên là 1,79 km² và quy mô dân số là 25.516 người.
Huyện Châu Thành
Sáp nhập toàn bộ xã Phú An Hòa và xã An Hóa vào xã An Phước. Xã An Phước có diện tích tự nhiên là 16,09 km² và quy mô dân số 17.115 người.
Sáp nhập toàn bộ xã Sơn Hòa và xã An Hiệp vào xã Tường Đa. Xã Tường Đa có diện tích tự nhiên là 22,60 km² và quy mô dân số là 20.403 người.
Sáp nhập toàn bộ xã An Khánh vào thị trấn Châu Thành. Thị trấn Châu Thành có diện tích tự nhiên là 15,04 km² và quy mô dân số là 15.604 người.
Huyện Bình Đại:
Sáp nhập toàn bộ xã Phú Vang vào xã Lộc Thuận. Xã Lộc Thuận có diện tích tự nhiên là 22,05 km² và quy mô dân số là 14.024 người.
Huyện Ba Tri:
Sáp nhập toàn bộ xã Tân Mỹ vào xã Mỹ Hòa. Xã Mỹ Hòa có diện tích tự nhiên là 29,32 km² và quy mô dân số là 12.470 người.