Thế vận hội là một sự kiện thể thao đa môn quốc tế dành cho cả môn thể thao mùa hè và mùa đông, được tổ chức hai năm một lần với Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa đông. Trong lễ khai mạc Thế vận hội, chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) sẽ có bài phát biểu trước khi mời đại diện nước chủ nhà lên chính thức tuyên bố mở màn Thế vận hội. Hiến chương Olympic quy định người này là nguyên thủ quốc gia của nước chủ nhà,[1] mặc thủ không phải tất cả đều như vậy. Dưới đây là danh sách những người đã tuyên bố khai mạc Thế vận hội.
Lễ khai mạc
Tờ thông tin IOC về lễ khai mạc có viết: "Theo nghị định Hiến chương Olympic, nhiệm vụ tuyên bố khai mạc Thế vận hội được ủy thác cho nguyên thủ quốc gia của nước chủ nhà. Những người thực hiện nhiệm vụ này là hoàng gia và tổng thống, hoặc đại diện của họ, như phó tổng thống, một thành viên gia đình hoàng gia, hoặc một toàn quyền".[2] Điều 56 Chương 5 của Hiến chương Olympic đưa ra chính xác những từ mà sẽ được tuyên bố khi khai mạc. Nếu là Thế vận hội Mùa hè, các câu được nói sẽ là:
Tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội [tên thành phố đăng cai] kỷ niệm Thế vận hội lần thứ [số học xác định thứ tự Thế vận hội] của kỷ nguyên hiện đại.[1][3]
Tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội Mùa đông lần thứ [số thứ tự Thế vận hội Mùa đông] của [tên của thành phố đăng cai].[1]
Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn diễn ra; tại Thế vận hội Mùa đông 2010Toàn quyền Canada, Michaëlle Jean, sử dụng lời tuyên bố khai mạc của Thế vận hội Mùa hè để nói "Tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội Vancouver, tổ chức Thế vận hội Mùa đông lần thứ 21."[4]
Năm 1976, Elizabeth II, Nữ hoàng Canada, khai mạc Thế vận hội Montreal (đầu tiên bằng tiếng Pháp sau đó là tiếng Anh) với:
Tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội 1976, kỷ niệm Thế vận hội lần thứ 21 của kỷ nguyên hiện tại.
Năm 1980, người đứng đầu Liên Xô Leonid Brezhnev khai mạc Thế vận hội Mùa hè Moscow với (nói bằng tiếng Nga):
Thưa ngài Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế! Các vận động viên của thế giới! Thưa các khách mời! Các đồng chí! Tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội 1980, kỷ niệm Thế vận hội Mùa hè lần thứ 22 của kỷ nguyên hiện đại.
Năm 1984, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan khai mạc Thế vận hội Mùa hè Los Angeles với:
Kỷ niệm Thế vận hội lần thứ 23 của kỷ nguyên hiện đại, tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội Los Angeles.
Năm 2002, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khai mạc Thế vận hội Mùa đông ở Thành phố Salt Lake City, năm tháng sau vụ khủng bố 11 tháng Chín với:
Thay mặt cho một quốc gia tự hào, quyết tâm và biết ơn..., sau đó sử dụng câu tuyên bố chuẩn.
Năm 2008, Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chính thức tuyên bố khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2008 bằng tiếng Quan thoại:
Thay mặt Thế vận hội lần thứ 29, tôi chính thức tuyên bố Thế vận hội Bắc Kinh... khai mạc.
Năm 2016, Michel Temer, Quyền tổng thống Brazil, khai mạc Thế vận hội Mùa hè ở Rio de Janeiro bằng tiếng Bồ Đào Nha:
Sau những màn trình diễn tuyệt vời này, tôi tuyên bố... sau đó sử dụng câu tuyên bố chuẩn.
^ abTên & chức vụ được in nghiêng tức người tuyên bố khai mạc không phải nguyên thủ quốc gia khi tuyên bố khai mạc Thế vận hội. Nếu chức vụ in nghiêng một phần, phần không in nghiêng là chức vụ và tên của nguyên thủ quốc gia đại diện.
^ abHồ sơ của IOC ghi rằng Hitler tuyên bố khai mạc với chức vụ "Thủ tướng" (đứng đầu chính phủ), nhưng năm 1934 chức vụ này đã được hợp nhất với "Tổng thống" (nguyên thủ quốc gia) thành "Führer und Reichskanzler", hay "Führer".
^Hồ sơ IOC ghi Brezhnev khai mạc Thế vận hội Moskva với chức danh "Tổng thống", tên gọi khi ấy của Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao, hay nguyên thủ quốc gia de jure. (Chức Tổng thống Liên Xô không tồn tại cho tới năm 1990, một năm trước khi quốc gia này tan rã.) Mặc dù Brezhnev cũng là người cầm quyền de facto với tư cách Tổng bí thư của Đảng Cộng sản, chức danh này không được ghi nhận trong hồ sơ IOC.
^Thay cho Tổng thống đương nhiệm Dilma Rousseff, người bị tạm đình chỉ nhiệm vụ Tổng thống do các cáo buộc.
^Kubatko, Justin. “1956 Stockholm Equestrian Games”. Olympics at Sports-Reference.com. Sports Reference LLC. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2010.