Thế vận hội Mùa đông 2014

Thế vận hội Mùa đông lần thứ XXII
Biểu trưng chính thức của Thế vận hội Mùa đông 2014 Sochi
Thành phố chủ nhàSochi, Nga
Khẩu hiệuHot. Cool. Yours.
(tiếng Nga: Жаркие. Зимние. Твои., Zharkie. Zimnie. Tvoi)
Quốc gia88
Vận động viên2.873
Nội dung98 trong 7 môn thể thao (15 phân môn)
Lễ khai mạc7 tháng 2
Lễ bế mạc23 tháng 2
Khai mạc bởi
Thắp đuốc
Sân vận độngSân vận động Olympic Fisht
Mùa đông
Vancouver 2010 PyeongChang 2018
Mùa hè
Luân Đôn 2012 Rio 2016

Thế vận hội Mùa đông 2014 hay Thế vận hội Mùa đông lần thứ XXII (tiếng Anh: 2014 Winter Olympics) là Thế vận hội Mùa đông lần thứ 22, được tổ chức tại Sochi (Nga) vào đầu tháng 2 năm 2014. Ngày 5 tháng 7 năm 2007, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã tổ chức cuộc bỏ phiếu kín tại thành phố Guatemala để chọn nước chủ nhà của Olympic mùa đông. Sochi đã vượt qua 2 thành phố khác là Salzburg (Áo), Pyeongchang (Hàn Quốc). Tuy nhiên, người ta đang lo ngại về kỳ Olympic mùa đông này, nhất là khi Sochi lại nằm ở vùng rất nhạy cảm: khá gần các quốc gia ở Bắc Kavkaz thuộc Nga, nơi mà các chiến binh Hồi giáo cực đoan hay hoạt động. Thêm nữa, việc Dokka Umarov, trùm thủ lĩnh phiến quân, kêu gọi khủng bố Thế vận hội, đã làm Tổng thống Nga Vladimir Putin phải ban bố thiết quân luật ở Sochi để đảm bảo an toàn.

Tại Thế vận hội Sochi 2014, nước Nga đã mất cả năm trời để trữ kho đủ tuyết trước ngày khai mạc (dự trữ lượng tuyết đã rơi từ mùa trước). Trong thời gian thi đấu, thời tiết ấm khiến tuyết tan chảy, nên vào phút cuối, chủ nhà phải nhập ngay 24 tấn muối từ Thụy Sĩ để làm cứng tuyết.[1]

Kết quả bầu chọn

Kết quả bầu chọn chủ nhà Thế vận hội Mùa đông 2014
Thành phố Quốc gia (NOC) Vòng 1 Vòng 2
Sochi  Nga 34 51
Pyeongchang  Hàn Quốc 36 47
Salzburg  Áo 25

Đoàn thể thao

Các đoàn Olympic quốc gia tham dự (số vận động viên)
Tham dự năm 2010 nhưng không tham dự năm 2014. Tham dự năm 2014 nhưng không tham dự năm 2010.
 Colombia
 Ethiopia
 Ghana
 CHDCND Triều Tiên
 Sénégal
 Nam Phi
 Quần đảo Virgin thuộc Anh
 Dominica
 Luxembourg
 Malta
 Paraguay
 Philippines
 Thái Lan
 Đông Timor
 Togo
 Tonga
 Venezuela
 Quần đảo Virgin thuộc Mỹ
 Zimbabwe

Huy chương

Chú giải

  *   Quốc gia đăng cai (Nga)

1  Nga 13 11 9 33
2  Na Uy 11 5 10 26
3  Canada 10 10 5 25
4  Hoa Kỳ 9 7 12 28
5  Hà Lan 8 7 9 24
6  Đức 8 6 5 19
7  Thụy Sĩ 6 3 2 11
8  Belarus 5 0 1 6
9  Áo 4 8 5 17
10  Pháp 4 4 7 15
11  Ba Lan 4 1 1 6
12  Trung Quốc 3 4 2 9
13  Hàn Quốc 3 3 2 8
14  Thụy Điển 2 7 6 15
15  Séc 2 4 2 8
16  Slovenia 2 2 4 8
17  Nhật Bản 1 4 3 8
18  Phần Lan 1 3 1 5
19  Anh Quốc 1 1 2 4
20  Ukraina 1 0 1 2
21  Slovakia 1 0 0 1
22  Ý 0 2 6 8
23  Latvia 0 2 2 4
24  Úc 0 2 1 3
25  Croatia 0 1 0 1
26  Kazakhstan 0 0 1 1
Tổng (26 quốc gia) 99 97 99 295


Chỉ trích

Xử tù nhà hoạt động môi trường

Nhà hoạt động môi trường Jewgeni Witischko bị xử tù lao động 3 năm. Ông đã tố cáo những thiệt hại về môi trường trong việc xây dựng chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa đông 2014 bằng cách treo một áp phích phản đối tại một biệt thự, được xây không có giấy phép, của chủ tịch vùng này. Với lý do là làm hư hại tài sản nên ông bị tòa phạt tù. Human Rights Watch cho đó là một vụ án chính trị.[2]

Theo phân tích công bố trên tạp chí Nature Sustainability Olympic Salt Lake City 2002 tổ chức tại Mỹ đứng đầu bảng trong khi Olympic Rio de Janeiro 2016 và Olympic Sochi 2014 xếp cuối danh sách trong thực hiện các biện pháp bền vững bảo vệ môi trường.[3]

Doping

Theo giám đốc của phòng thí nghiệm chống doping Nga lúc đó, Grigory Rodchenkov, hàng chục vận động viên Nga tại thế vận hội mùa Đông 2014 ở Sochi, bao gồm ít nhất 15 người đoạt được huy chương, là một phần của hệ thống doping do nhà nước hỗ trợ, hoạch định tỉ mỉ trong nhiều năm để bảo đảm ưu thế trong cuộc thi.[4] Grigory Rodchenkov phát triển cho các vận động viên Nga một hỗn hợp từ ba loại thuốc Doping khác nhau và đánh đổi vào ban đêm mẫu nước tiểu. Trong số những VĐV có nhà vô địch trượt tuyết băng đồng Alexander Legkow (huy chương vàng 50 km, bạc với đồng đội 4x10-km), VĐV Skeleton Alexander Tretjakow (huy chương vàng) cũng như đội nữ Khúc côn cầu trên băng (hạng 6). Subkow, Legkow và Tretjakow chối bỏ những lời cáo buộc[5] cũng như chính quyền Nga. Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) xác nhận bản báo cáo này.[6]

Trong tháng 12 năm 2016, The New York Times đưa tin rằng Nga (sau nhiều năm phủ nhận) cuối cùng đã thừa nhận rằng các quan chức cấp cao của Nga thực hiện một trong những âm mưu lớn nhất trong lịch sử thể thao—một chiến dịch doping sâu rộng mà liên quan đến số huy chương đạt được của các vận động viên Nga và làm ô uế không chỉ Thế vận hội Mùa đông 2014 ở Sochi mà còn toàn bộ phong trào Thế vận hội. Nó được xác nhận rằng một giám đốc phòng thí nghiệm giả mạo các mẫu nước tiểu tại Thế vận hội và cung cấp hỗn hợp các loại thuốc tăng cường hiệu suất, làm hư hỏng một số các cuộc thi có uy tín nhất trên thế giới. Thành viên của Cơ quan An ninh Liên bang (cơ quan kế thừa của K.G.B.) đã mở các chai mẫu giữ nước tiểu. Ngoài ra, một thứ trưởng thể thao trong nhiều năm qua ra lệnh che đậy việc các vận động viên hàng đầu sử dụng các chất bị cấm. Anna Antseliovich, Tổng giám đốc lâm thời của cơ quan antidoping quốc gia Nga gọi chương trình gian lận này của Nga là một "âm mưu cơ chế." ("institutional conspiracy.")[7]

Ủy ban Olympic quốc tế đưa ra ngay trước Giáng sinh 2016 một thủ tục kỷ luật đối với 28 người tham gia của Nga tại vận hội mùa đông ở Sochi vì nghi ngờ doping. Liên đoàn trượt tuyết thế giới và Hiệp hội Thế giới Biathlon (Hai môn phối hợp) tạm cấm sau đó một số vận động viên Nga.[8]

Phát sóng

Thế vận hội mùa đông 2014 các môn thi đấu tường thuật trực tiếp trên VTV3VTV6.

Chú thích

  1. ^ “Olympic mùa đông: Thắng vàng, nhưng mất "xanh". Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ tagesschau.de: Olympische Spiele in Sotschi – Kritiker zu Lagerhaft verurteilt (truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014)
  3. ^ “Vì sao Nhật dùng giường bìa cứng, huy chương tái chế ở Olympic Tokyo?”.
  4. ^ Russian Insider Says State-Run Doping Fueled Olympic Gold, nytimes, 12.5.2016
  5. ^ Mutmaßliches System vor Winterspielen in Sotschi: Neue Hinweise auf russisches Doping bei sportschau.de, 12. Mai 2016 (abgerufen am 14. Mai 2016).
  6. ^ Doping-Bericht: WADA für Rio ohne Russland bei tagesschau.de, 18. Juli 2016 (truy cập ngày 21stasng 7 năm 2016).
  7. ^ Ruiz, Rebecca R. (ngày 27 tháng 12 năm 2016). “Russians No Longer Dispute Olympic Doping Operation”. The New York Times.
  8. ^ "Es war eine institutionelle Verschwörung" www.spiegel.de, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016

Liên kết ngoài