Trong khi đó báo cáo chính thức về các nội dung thể thao tại Exposition Universelle 1900 nên không được xem là nguồn tin cậy,[7] IOC tuyên bố có 24 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa hè 1900 ở Paris,[8] nhưng một vài nguồn khác liệt kê được 28 quốc gia, với Haiti, Iran, Luxembourg, và Peru.[9][10]Thế vận hội Mùa hè 1904, được diễn ra tại St. Louis, với công tác tổ chức nghèo nàn chỉ có 12 quốc gia tham dự,[11][12] và nhiều nội dung thi đấu chỉ có vận động viên nước chủ nhà Hoa Kỳ.
Mặc dù Thế vận hội xen kẽ 1906 không được công nhận chính thức bởi IOC, nhưng nó giúp phục hồi lại phong trào Olympic. Các quốc gia tham gia Thế vận hội sau đó tăng dần, với 22 tại Luân Đôn năm 1908[13] và 28 quốc gia tại Stockholm năm 1912.[14]
Và cũng tại hai kỳ Thế vận hội này, một đoàn hợp thành thực sự bao gồm các vận động viên từ Úc và New Zealand, được gọi là Australasia.
Thế vận hội Mùa hè 1916, được dự định tổ chức tại Berlin, nhưng bị hoãn do Thế chiến I.
Những năm giữa cuộc chiến
Sau Thế chiến thứ nhất, Thế vận hội tiếp tục năm 1920, tại Antwerp. Hai chín quốc gia tham dự,[15] nhưng không có Áo, Bulgaria, Đức, Hungary, hay Thổ Nhĩ Kỳ, do vai trò của họ trong chiến tranh. Một vài quốc gia mới được thành lập ở châu Âu, như Tiệp Khắc và Nam Tư, lần đầu tham dự Thế vận hội.
Ba kỳ Thế vận hội tiếp theo bị phá hỏng bởi phong trào tẩy chay. Tại Thế vận hội Mùa hè 1976, ở Montreal, chỉ có 92 quốc gia tham dự.[29]
Hai chín quốc gia (Bờ Biển Ngà và Senegal là hai ngoại lệ duy nhất) tẩy chay Thế vận hội do sự tham dự của New Zealand, khi ấy New Zealand duy trì mối quan hệ thể thao với chế độ apartheid Nam Phi.[30]
Phong trào tẩy chay Olympic lớn nhất tại Thế vận hội Mùa hè 1980, ở Moscow, khi chỉ có 81 quốc gia tham dự.[31]
Hoa Kỳ dẫn đầu việc tẩy chay để phản đối việc vào tháng 12 năm 1979 Liên Xô tiến vào Afghanistan, cùng với sự tham dự của 60 quốc gia khác. Để đáp trả lại, Thế vận hội Mùa hè 1984, ở Los Angeles, bị tẩy chay bởi Liên Xô và đồng minh của họ, có tất cả 140 quốc gia tham dự.[32]Thế vận hội Mùa hè 1988, ở Seoul, đánh dấu một mức cao mới, với 160 quốc gia tham dự.[33]
Con số quốc gia kỷ lục (204) tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh,[38] với Quần đảo Marshall và Tuvalu lần đầu tham dự. Sau khi tranh tài với tư cách Serbia và Montenegro năm 2004, Serbia và Montenegro gửi các đoàn độc lập tham dự tại Bắc Kinh. Chỉ có duy nhất Brunei không tham dự Thế vận hội, sau khi không đăng ký bất kỳ vận động viên thi đấu.[39]Thế vận hội Mùa hè 2012 ở Luân Đôn chứng kiến con số kỷ lục 206 quốc gia mặc dù chỉ có 204 NOC tham dự.[40] Brunei trở lại với Thế vận hội, nhưng các vận động viên của cựu quốc gia Antilles thuộc Hà Lan tranh tài với tư cách Vận động viên Olympic độc lập, sau khi tư cách thành viên của Ủy ban Olympic Antilles thuộc Hà Lan tại IOC bị hủy năm 2011 sau sự tan rã của quốc gia Caribe. Một vận động viên từ Nam Sudan cũng tham dự với tư cách vận động viên độc lập, khi quốc gia đó chưa thành lập Ủy ban Olympic quốc gia sau khi họ độc lập năm 2011.
Danh sách các quốc gia
Mô tả
Dưới đây là danh sách gồm 206 NOC hiện tại[41], 20 NOC không còn nữa và 3 đoàn khác, xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Bảng mã quốc gia ba chữ cũng được liệt kê cho mỗi NOC. Từ những năm 1960, mã này được sử dụng thường xuyên bởi IOC và ban tổ chức Thế vận hội để nhận diên các NOC, cũng như các báo cáo chính thức của Thế vận hội.[42]
Một bài quốc gia thay đổi trong lịch sử Olympic. Tên thay đổi sẽ được liệt kê ở dưới. Một số quốc gia không còn nữa sẽ được giải thích rõ ràng hơn cho hậu thân của quốc gia đó:
^ANZ: Tại Thế vận hội 1908[13] và 1912[14], các vận động viên từ Úc và New Zealand tranh tài ở cùng một đội tuyển chung, với tên gọi Australasia (ANZ).[43]
^BOH: Trước khi thành lập Tiệp Khắc sau Thế chiến I, các vận động viên từ Bohemia (ngày nay là một phần Cộng hòa Séc) thi đấu vào các năm 1900,[9] 1908,[13] và 1912.[14]
^GER:(^GDR, ^FRG, ^EUA, ^SAA): Do sự chia cắt nước Đức sau Thế chiến II, Đức có hai đội đại diện tại Thế vận hội 1952 Đức và Saar.[21] Saar sau đó tái nhập lại với Cộng hòa Liên bang Đức năm 1956, và các vận động viên Saar tham dự cho Đức.[27]Đông Đức không đóng góp vận động viên cho đội tuyển 1952, khi Ủy ban Olympic quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức chỉ được IOC công nhận "tạm thời" năm 1955.[44] Các Thế vận hội 1956–1964, Đức tham dự với một đội tuyển thống nhất, đại diện cho cả hai Ủy ban Olympic quốc gia của Tây Đức và Đông Đức.[27] IOC sử dụng mã EUA cho đội tuyển này.[45] Sau khi NOC của Cộng hòa Dân chủ Đức được công nhận đầy đủ bởi IOC in 1968, Đông Đức tranh tài với một đội độc lập.[44]
^MAS:(^MAL, ^NBO): Các vận động viên từ Malaya (MAL) và Bắc Borneo (NBO) tranh tài với tư cách một đội tuyển độc lập năm 1956[22] và Malaya cũng tham dự Thế vận hội 1960,[24] trước khi hợp thành Liên bang Malaysia năm 1963.
^AHO: NOC của Antilles thuộc Hà Lan được công nhận bởi IOC từ 1950 tới 2011 sau sự giải thể của Antilles thuộc Hà Lan.[46]
^BWI: Các vận động viên từ Barbados, Jamaica, và Trinidad và Tobago tham dự Thế vận hội 1960 với tên gọi Tây Ấn thuộc Anh (BWI).[24]Liên bang Tây Ấn chỉ tồn tại như một quốc gia từ 1958–1962, do đó, các quốc gia một lần nữa tranh tài độc lập năm 1964.[25]
^YEM:(^YMD, ^YAR): Trước khi Yemen thống nhất năm 1990, Bắc Yemen tham dự với tên gọi Cộng hòa Ả Rập Yemen (YAR) năm 1984[32] và 1988,[33] và Nam Yemen tham dự với tên gọi Cộng hòa Dân chủ Yemen (YMD) năm 1988.[33]
^TAN: Mặc dù Tanganyika và Zanzibar đã hợp thành Tanzania vào tháng 4 năm 1964, quốc gia này vẫn sử tên chính thức là Tanganyika tại Thế vận hội 1964.[25]
^ Một vài nguồn[9][51] cho rằng Freydoun Malkom, một kiếm thủ tham gia Thế vận hội 1900, mang quốc tịch Ba Tư và là người Iran đầu tiên tham dự Thế vận hội.
ab Các nguồn mâu thuẫn về Albert Corey tham dự cho Pháp năm 1904. Mặc dù báo cáo của Thế vận hội đề cập tới Corey là một "người Pháp mặc áo của Hiệp hội thể thao Chicago",[52] IOC tính huy chương tại marathon cho Hoa Kỳ thay cho Pháp, nhưng sự mâu thuẫn là huy chương bốn dặm đồng đội được tính cho đội hỗn hợp gồm các vận động viên từ nhiều quốc gia thay vì chỉ Hoa Kỳ.[45]
abcdCameroon, Ai Cập, Maroc, và Tunisia tham gia ba ngày đầu tiên của Thế vận hội 1976 trước khi rút lui để ủng hộ sự tẩy chay của phần lớn các quốc gia châu Phi.[29]
abcdeSuriname tại Thế vận hội 1960, Libya tại Thế vận hội 1964, Liberia tại Thế vận hội 1980, Brunei tại Thế vận hội 1988, Djibouti tại Thế vận hội 2004 tham dự lễ khai mạc nhưng không có vận động viên tham dự, nên họ không được tính là quốc gia tham dự tại trang chủ Thế vận hội của IOC. Vận động viên duy nhất của Suriname rút lui khỏi Thế vận hội 1960 do lỗi lịch trình. Libya diễu hành trong lễ khai mạc Thế vận hội 1964,[25] nhưng sau đó rút lui khỏi giải đấu. Các vận động viên Liberia rút lui khỏi Thế vận hội 1980 sau khi diễu hành lễ khai mạc rồi tham gia tẩy chay. Brunei tham dự Thế vận hội 1988 chỉ có một quan chức, mà không có vận động viên.[33]Djibouti tham gia diễu hành năm 2004 nhưng không có vận động viên tham dự.
^ Với môn Điền kinh tại Thế vận hội Mùa hè 1900, Adolphe Klingelhoeffer là con của một nhà ngoại giao Brasil. Mặc dù được sinh ra và lớn lên tại Paris, ông có quyền công dân Brasil năm 1900 và duy trì quyền này đến ít nhất là những năm 1940 theo nhà sử học thể thao Alain Bouille. Điều này được phát hiện vào cuối năm 2008, sự tham gia của ông thường được gán cho Pháp.
^De Coubertin, Pierre; Philemon, Timolean; Politis, N.G.; Anninos, Charalambos (1897). “Second Part: The Olympic Games in 1896”. The Olympic Games: BC 776 – AD 1896(PDF). Athens: Charles Beck. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.
^Mallon, Bill; Widlund, Ture (1998). “1896 Olympic Games — Analysis and Summaries”(PDF). The 1896 Olympic Games: Results for All Competitors in All Events, With Commentary. McFarland. tr. 22–23. ISBN0-7864-0379-9. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2008.
^ abcd(ed). Bergvall, Erik (tháng 12 năm 1913). The Olympic Games of Stockholm 1912 Official Report(PDF). Stockholm: Wahlström and Widstrand. tr. 889. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^ abc(ed.) Berlioux, Monique (July–August 1975). “The Federal Republic of Germany and Olympism”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (93–94): 290–306. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^(ed.) Berlioux, Monique (November–December 1976). “Africa and the XXIst Olympiad”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (109–110): 584–585. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^Mallon, Bill; Karlsson, Ove (tháng 5 năm 2004). “IOC and OCOG Abbreviations for NOCs”(PDF). Journal of Olympic History. 12 (2): 25–28. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.
^(ed.) Berlioux, Monique (January–February 1974). “New Zealand and Olympism”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (74–75): 44–59. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^ ab(ed.) Berlioux, Monique (September–October 1975). “The German Democratic Republic and Olympism”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (95–96): 362–377. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
^“Decisions of the 99th Session”(PDF). Olympic Review. International Olympic Committee (299): 415–416. tháng 9 năm 1992. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2008.
^(ed.) Berlioux, Monique (August–September 1983). “China and Olympism”(PDF). Olympic Review. Lausanne: International Olympic Committee (190–191): 583–592. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2008.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)