Sarajevo

Sarajevo
Сарајево
—  Thủ đô của Bosnia và Herzegovina  —
Thành phố Sarajevo


Hiệu kỳ của Sarajevo
Hiệu kỳ

Ấn chương
Tên hiệu: Jerusalem của châu Âu,[1] Jerusalem của Balkan,[2] Šeher, Rajvosa[3]
Vị trí tại Bosna và Hercegovina (xanh đậm)
Vị trí tại Bosna và Hercegovina (xanh đậm)
Sarajevo trên bản đồ Thế giới
Sarajevo
Sarajevo
Quốc giaBosna và Hercegovina
Thực thểLiên bang Bosna và Hercegovina
TổngSarajevo
Khu tự quản4
Thành lập1461
Chính quyền
 • Thị trưởngAbdulah Skaka (SDA)
Diện tích[4]
 • Đô thị141,5 km2 (54,3 mi2)
Độ cao518 m (1,699 ft)
Dân số (thống kê 2013.)[5]
 • Đô thị348.363
 • Vùng đô thị643.016
 • Nội ô275.524
Múi giờGiờ chuẩn Trung Âu
 • Mùa hè (DST)CEST (UTC+2)
Mã bưu chính71000
Mã điện thoại033
Thành phố kết nghĩaKyiv
WebsiteThành phố Sarajevo

Sarajevo (chữ Kirin: Сарајево, phát âm [sǎrajeʋo], phát âm tiếng Việt như là Sa-ra-e-vô) là thủ đô[6] và thành phố lớn nhất của Bosna và Hercegovina, với dân số 275.524 trong vùng nội ô hành chính hiện tại.[5] Vùng đô thị Sarajevo, bao gồm tổng SarajevoĐông Sarajevo là nơi cư ngụ của 643.016[7] dân. Nằm giữa thung lũng Sarajevo thuộc vùng Bosna, nó được vây quanh bởi Dinaric Alps, dọc theo sông Miljacka ở tâm của khu vực Đông Nam ÂuBalkan.

Sarajevo là trung tâm chính trị, văn hóa và xã hội đi đầu của Bosna và Hercegovina, một nơi nổi lên của nền văn hóa Balkan, với sự ảnh hưởng về điện ảnh, thời trang và nghệ thuật lên cả vùng.[8][9]

Do lịch sử dài được ảnh hưởng bởi nhiều luồng tôn giáo và văn hóa khác nhau, Sarajevo đôi khi được gọi là "Jerusalem của châu Âu"[1] hay "Jerusalem của Balkan".[2] Đây là thành phố duy nhất châu Âu có nhà thờ Hồi giáo, nhà thờ Công giáo, nhà thờ Chính thống giáo và giáo đường Do Thái trong một vùng lân cận.[10]

Dù con người ở khu vực này đã định cư ở khu vực này từ thời tiền sử, bản thân thành phố khởi đầu như một thành trì Ottoman vào thế kỷ 15.[11] Năm 1885, Sarajevo trở thành thành phố đầu tiên tại châu Âu và thành phố thứ hai trên thế giới có mạng lưới xe điện toàn thời gian chạy khắp thành phố, sau San Francisco.[12] Năm 1914, đây là nơi diễn ra vụ ám sát Franz Ferdinand của Áo-Hung, sự kiện mở đầu cho Chiến tranh thế giới thứ I. Sau đó, thành phố trì trệ như một thành phố của Vương quốc Nam Tư. Sự thiết lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina của Đệ nhị Nam Tư đã đưa đến sự mở rộng đáng kể cho Sarajevo, giúp thành phố trở thành nơi đăng cai Thế vận hội Mùa đông 1984. Trong 1.425 ngày, từ tháng 4 năm 1992 tới tháng 6 năm 1996, thành phố phải chịu cuộc vây hãm thủ đô dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại, trong chiến tranh Bosna và sự giải tán Nam Tư.[13]

Sarajevo đã trãi qua cuộc khôi phục thời hậu chiến, và là thành phố phát triển nhanh nhất Bosna và Hercegovina.[14] Một sê-ri hướng dẫn du lịch, Lonely Planet, xếp Sarajevo ở vị trí 43 trong các thành phố tuyệt vời nhất thế giới,[15] và tháng 9 năm 2009 họ xem đây là một trong mười thành phố nên đến thăm trên thế giới.[16] Năm 2011, Sarajevo được đề cử Thành phố văn hóa châu Âu cho năm 2014 và sẽ đăng cai European Youth Olympic Festival năm 2019.[17][18]

Tên gọi

Tên gọi cổ nhất được biết đến cho vùng trung tâm Bosna là Vrhbosna.[3]

Sarajevo là cái tên được Slav hóa từ saray, một từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là cung điện.[19] Phần evo có thể bắt nguồn từ cụm từ saray ovası, ghi nhận lần đầu năm 1455,[20] nghĩa là "đồng bằng quanh cung diện" hay "đồng bằng cung điện".[21] Tuy nhiên, trong quyển từ điển từ mượn tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Abdulah Škaljić cho rằng đuôi "evo" nhiều khả năng xuất phát từ hậu tố phổ biến "evo" (chỉ địa điểm), chứ không phải từ "ova" tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.[22] Cái tên Sarajevo được ghi nhận lần đầu năm 1507 trong bức thư viết bởi Feriz Beg.[23] Tên gọi chính thức trong 400 thuộc Ottoman là Saraybosna (cung diện xứ Bosna), và đây vẫn là tên thành phố trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Sarajevo
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 18.2
(64.8)
21.4
(70.5)
26.6
(79.9)
30.2
(86.4)
33.2
(91.8)
35.9
(96.6)
38.4
(101.1)
40.0
(104.0)
37.7
(99.9)
32.2
(90.0)
24.7
(76.5)
18.0
(64.4)
40.0
(104.0)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 3.7
(38.7)
6.0
(42.8)
10.9
(51.6)
15.6
(60.1)
21.4
(70.5)
24.5
(76.1)
27.0
(80.6)
27.2
(81.0)
22.0
(71.6)
17.0
(62.6)
9.7
(49.5)
4.2
(39.6)
15.8
(60.4)
Trung bình ngày °C (°F) 0.2
(32.4)
1.8
(35.2)
6.0
(42.8)
10.2
(50.4)
15.2
(59.4)
18.2
(64.8)
20.3
(68.5)
20.4
(68.7)
16.0
(60.8)
11.7
(53.1)
5.8
(42.4)
1.2
(34.2)
10.6
(51.1)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −3.3
(26.1)
−2.5
(27.5)
1.1
(34.0)
4.8
(40.6)
9.0
(48.2)
11.9
(53.4)
13.7
(56.7)
13.7
(56.7)
10.0
(50.0)
6.4
(43.5)
1.9
(35.4)
−1.8
(28.8)
5.4
(41.7)
Thấp kỉ lục °C (°F) −26.8
(−16.2)
−23.4
(−10.1)
−26.4
(−15.5)
−13.2
(8.2)
−9.0
(15.8)
−3.2
(26.2)
−2.7
(27.1)
−1.0
(30.2)
−4.0
(24.8)
−10.9
(12.4)
−19.3
(−2.7)
−22.4
(−8.3)
−26.8
(−16.2)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 68
(2.7)
64
(2.5)
70
(2.8)
77
(3.0)
72
(2.8)
90
(3.5)
72
(2.8)
66
(2.6)
91
(3.6)
86
(3.4)
85
(3.3)
86
(3.4)
928
(36.5)
Số ngày mưa trung bình 8 10 13 17 17 16 14 13 15 13 12 11 159
Số ngày tuyết rơi trung bình 10 12 9 2 0.2 0 0 0 0 2 6 12 53
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 79 74 68 67 68 70 69 69 75 77 76 81 73
Số giờ nắng trung bình tháng 57.1 83.8 125.6 152.3 191.7 207.1 256.3 238.2 186.6 148.8 81.2 40.7 1.769,4
Nguồn 1: Pogoda.ru.net[24]
Nguồn 2: NOAA[25]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b Stilinovic, Josip (ngày 3 tháng 1 năm 2002). "In Europe's Jerusalem", Catholic World News. The city's principal mosques are the Gazi Husrev-Bey's Mosque, or Begova Džamija (1530), and the Mosque of Ali Pasha (1560–61). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2006.
  2. ^ a b Benbassa, Esther; Attias, Jean-Christophe (2004). The Jews and their Future: A Conversation on Judaism and Jewish Identities. London: Zed Books. tr. 27. ISBN 1-84277-391-7.
  3. ^ a b “Visit Sarajevo: A Brief History of the City”. Visit Sarajevo. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ Sarajevo Official Web Site. About Sarajevo.Sarajevo Top city guide. Retrieved on ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  5. ^ a b Census 2013th official data Lưu trữ 2013-11-13 tại Wayback Machine.
  6. ^ “Bosnia and Herzegovina: CIA World Factbook” (PDF). CIA World Factbook. ngày 23 tháng 6 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2014.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  8. ^ “Sarajevo: The economic, administrative, cultural and educational center of Bosnia and Herzegovina”. Mediterranea News. ngày 12 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2012.
  9. ^ daenet d.o.o. “Sarajevo Official Web Site: Economy”. Sarajevo.ba. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2012.
  10. ^ Malcolm, Noel (1996). Bosnia: A Short History [Paperback]. London: NYU Press. tr. 107, 364. ISBN 978-0-8147-5561-7.
  11. ^ Valerijan, Žujo; Imamović, Mustafa; Ćurovac, Muhamed. Sarajevo.
  12. ^ Lonely Planet: Best Cities in the World. Lonely Planet. 2006. ISBN 1741047315.
  13. ^ Connelly, Charlie (ngày 8 tháng 10 năm 2005). “The New Siege of Sarajevo”. The Times. UK. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.
  14. ^ Kelley, Steve. "Rising Sarajevo finds hope again", The Seattle Times. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2006.
  15. ^ Lonely Planet (March 2006). The Cities Book: A Journey Through The Best Cities In The World, Lonely Planet Publications, ISBN 1-74104-731-5.
  16. ^ “Lonely Planet's Top 10 Cities 2010 | Lonely Planet's Top 10 Cities 2010”. News.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2010.
  17. ^ “Nomination of Sarajevo for European Capital of Culture 2014”. BH-News.com. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2011.
  18. ^ “Sarajevo: With Sarajevo as Europe's Capital of Culture 2014 we could send an... – 12/05/2011 – EPP Group”. Group of the European People's Party (Christian Democrats) in the European Parliament. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2011.
  19. ^ “Google Translate”. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  20. ^ Hazim Šabanović (1959). Bosanski pašaluk: postanak i upravna podjela (bằng tiếng Serbo-Croatian). Naučno društvo NR Bosne i Hercegovine. tr. 28–37. UDC 94(497.6)"14/17". Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  21. ^ “Google Translate”. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  22. ^ Škaljić, Abdulah. Turcizmi u srpskohrvatskom jeziku, Svjetlost, Sarajevo, 1989, šesto izdanje
  23. ^ Longoria 2007, tr. 272.
  24. ^ “Weather and Climate: The Climate of Sarajevo” (bằng tiếng Nga). Weather and Climate (Погода и климат). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  25. ^ “Sarajevo Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.

Thư mục

Liên kết ngoài