Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 – Nữ

Giải đấu bóng đá nữ tại
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàViệt Nam
Thời gian9 – 21 tháng 5 năm 2022
Số đội7 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu1 (tại 1 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Việt Nam (lần thứ 7)
Á quân Thái Lan
Hạng ba Philippines
Hạng tư Myanmar
Thống kê giải đấu
Số trận đấu13
Số bàn thắng38 (2,92 bàn/trận)
Vua phá lướiMyanmar Win Theingi Tun
Thái Lan Taneekarn Dangda
(4 bàn thắng)
2019
2023

Giải đấu bóng đá nữ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 21 tháng 5 năm 2022.

Việt Nam đã vô địch giải đấu lần thứ 7, bảo vệ thành công huy chương vàng của họ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 sau khi đánh bại Thái Lan với tỷ số 1–0 trong trận chung kết.

Lịch thi đấu

Dưới đây là lịch thi đấu cho nội dung thi đấu bóng đá nữ.[1]

G Vòng bảng ½ Bán kết B Play-off tranh hạng ba F Chung kết
T2
9
T3
10
T4
11
T5
12
T6
13
T7
14
CN
15
T2
16
T3
17
T4
18
T5
19
T6
20
T7
21
G G G G G G ½ B F

Các quốc gia tham dự

Dưới đây là 7 đội tuyển tham gia thi đấu.

Địa điểm

Theo như dự kiến, các trận đấu được diễn ra tại một địa điểm duy nhất là sân vận động Cẩm Phả, phù hợp với thể thức đấu vòng tròn 6 đội.[2] Tuy nhiên, việc số đội tham gia tăng lên 8 đã khiến thể thức giải đấu thay đổi thành hai bảng 4 đội, do đó số sân thi đấu tăng lên. Bảng đấu của chủ nhà được dự định sẽ diễn ra trên sân Cẩm Phả, trong khi bảng đấu còn lại được tổ chức tại sân vận động PVF[3], sau đó được dời đến sân vận động Lạch Tray.[4] Đến ngày 12 tháng 4 năm 2022, ban tổ chức lại quyết định toàn bộ hai bảng đấu sẽ chỉ thi đấu trên sân Cẩm Phả.[5]

Bóng đá tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 – Nữ (Việt Nam)
Quảng Ninh
Sân vận động Cẩm Phả
Sức chứa: 16.000

Đội hình

Bốc thăm

Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 6 tháng 4 năm 2022 tại khách sạn Hyatt Regency West Hanoi ở Hà Nội, Việt Nam. Bảy đội tuyển trong giải đấu nữ được bốc thăm chia thành hai bảng, một bảng ba đội và một bảng bốn đội. Ba nhóm sẽ được sử dụng để bốc thăm với các đội tuyển được xếp hạt giống theo thành tích tại hai kỳ đại hội gần nhất. Đương kim vô địch Việt Nam, đồng thời là chủ nhà và đương kim á quân Thái Lan được xếp vào nhóm hạt giống số 1.[6]

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
 Việt Nam (H), (C)
 Thái Lan
 Myanmar
 Philippines
 Lào
 Singapore
 Campuchia

Trọng tài

Các trọng tài sau đây đã được lựa chọn để điều khiển tại giải đấu.

Trọng tài

Trợ lý trọng tài

Vòng bảng

Bảng A

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Việt Nam (H) 2 2 0 0 9 1 +8 6 Giành quyền vào Bán kết
2  Philippines 2 1 0 1 6 2 +4 3
3  Campuchia 2 0 0 2 0 12 −12 0
Nguồn: FIFA
(H) Chủ nhà
Philippines 5–0 Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 5.120
Trọng tài: Haruna Kanematsu (Nhật Bản)

Việt Nam 2–1 Philippines
Chi tiết
Khán giả: 16.100
Trọng tài: Rebecca Durcau (Úc)

Bảng B

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan 3 2 1 0 9 1 +8 7 Giành quyền vào Bán kết
2  Myanmar 3 2 1 0 5 1 +4 7
3  Singapore 3 1 0 2 1 4 −3 3
4  Lào 3 0 0 3 0 9 −9 0
Nguồn: FIFA
Thái Lan 3–0 Singapore
Chi tiết
Khán giả: 5.000
Trọng tài: Lê Thị Ly (Việt Nam)
Myanmar 3–0 Lào
Chi tiết

Lào 0–1 Singapore
Chi tiết
Trọng tài: Esra'a Mahmoud Mohammad Almbaidin (Jordan)
Thái Lan 1–1 Myanmar
Chi tiết
Trọng tài: Saltanat Noroozi (Iran)

Singapore 0–1 Myanmar
Chi tiết
Trọng tài: Esra'a Mahmoud Mohammad Almbaidin (Jordan)
Lào 0–5 Thái Lan
Chi tiết
Trọng tài: Doumouh Al Bakkar (Liban)

Vòng đấu loại trực tiếp

Trong vòng đấu loại trực tiếp, nếu một trận đấu có kết quả hòa sau 90 phút:

  • Tại trận tranh huy chương đồng, sẽ không thi đấu hiệp phụ, trận đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu.
  • Tại trận bán kết và trận chung kết, sẽ tổ chức thi đấu hiệp phụ. Nếu kết quả vẫn hòa sau hiệp phụ, trận đấu được quyết định bằng loạt sút luân lưu.

Sơ đồ

 
Bán kếtChung kết
 
      
 
18 tháng 5 – Quảng Ninh
 
 
 Việt Nam1
 
21 tháng 5 – Quảng Ninh
 
 Myanmar0
 
 Việt Nam1
 
18 tháng 5 – Quảng Ninh
 
 Thái Lan0
 
 Thái Lan3
 
 
 Philippines0
 
Tranh huy chương đồng
 
 
21 tháng 5 – Quảng Ninh
 
 
 Myanmar1
 
 
 Philippines2

Các trận đấu

Bán kết

Thái Lan 3–0 Philippines
Chi tiết
Khán giả: 3.565
Trọng tài: Rebecca Durcau (Úc)
Việt Nam 1–0 Myanmar
Chi tiết
Khán giả: 15.950
Trọng tài: Haruna Kanematsu (Nhật Bản)

Tranh huy chương đồng

Myanmar 1–2 Philippines
Chi tiết

Chung kết

Việt Nam 1–0 Thái Lan
Huỳnh Như  59' Chi tiết

Huy chương vàng

 Bóng đá nữ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 

Việt Nam

Lần thứ 7

Thống kê

Cầu thủ ghi bàn

Đã có 38 bàn thắng ghi được trong 13 trận đấu, trung bình 2.92 bàn thắng mỗi trận đấu.

4 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

Bảng xếp hạng

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Việt Nam (H) 4 4 0 0 11 1 +10 12 Vô địch Vàng
2  Thái Lan 5 3 1 1 12 2 +10 10 Á quân Bạc
3  Philippines 4 2 0 2 8 6 +2 6 Hạng ba Đồng
4  Myanmar 5 2 1 2 6 4 +2 7 Hạng tư
5  Singapore 3 1 0 2 1 4 −3 3 Bị loại ở vòng bảng
6  Lào 3 0 0 3 0 9 −9 0
7  Campuchia 2 0 0 2 0 12 −12 0
8  Indonesia (W) 0 0 0 0 0 0 0 0 Rút lui
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(H) Chủ nhà; (W) Rút lui

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Trận đấu giữa Myanmar và Lào đã được dời từ 16:00 sang 21:30 cùng ngày vì lý do thời tiết.[7]

Tham khảo

  1. ^ “Lịch thi đấu bóng đá nữ SEA Games 31: Việt Nam gặp Philippines ở lượt 2 vòng bảng”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “SEA Games 31: Bối rối bóng đá nữ”. Tuổi Trẻ Online. 3 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ “PVF bất ngờ được chọn tổ chức bóng đá nữ SEA Games, U.23 còn chờ thầy Park”. Báo Thanh Niên. 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ “Sân Lạch Tray được chọn tổ chức một bảng môn bóng đá nữ SEA Games 31”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ 'Rối' địa điểm thi đấu bóng đá nữ SEA Games 31”. Tuổi Trẻ Online. 12 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ “Việt Nam và Thái Lan là hạt giống của SEA Games 31”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ “Tạm hoãn trận bóng đá nữ Myanmar vs Lào vì thời tiết”. Báo Thanh Niên. 10 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.