Trung học phổ thông (Việt Nam)

Trung học phổ thông (THPT) hay còn gọi là phổ thông trung học (PTTH), cấp 3 là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, cao hơn tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2) và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học. Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vượt qua Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Khái niệm

Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10 (năm thứ nhất), lớp 11 (năm thứ hai), lớp 12 (năm thứ ba). Sau khi học xong lớp 12, học sinh phải trải qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trường trung học phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là "Hiệu trưởng". Trường được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), tức là Trường Trung học phổ thông ngang với Phòng Giáo dục quận huyện. Quy chế[1] hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Các môn học

Trước năm học 2023⁠–⁠2024

Học sinh học 13 môn bắt buộc và một môn nghề tự chọn ở lớp 11:

  1. Toán
  2. Vật lí
  3. Hóa học
  4. Sinh học
  5. Tin học
  6. Ngữ văn
  7. Lịch sử
  8. Địa lí
  9. Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Đức,...
  10. Giáo dục công dân
  11. Công nghệ
  12. Thể dục
  13. Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Từ năm học 2022–2023

Học sinh học 8 môn bắt buộc, bao gồm:

  1. Ngữ văn
  2. Toán
  3. Ngoại ngữ 1
  4. Lịch sử
  5. Giáo dục thể chất
  6. Giáo dục Quốc phòng –⁠ An ninh
  7. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  8. Nội dung giáo dục địa phương

Ngoài 8 môn học bắt buộc, học sinh phải đăng kí học thêm 4 môn học từ ba nhóm, bao gồm:

  1. Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học)
  2. Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật)
  3. Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật)

Ngoài ra, học sinh còn có thể lựa chọn học thêm hai môn Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2 (không bắt buộc).

Về mô hình hoạt động

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội
  • Trường phổ thông trung học dạy các môn học mang tính phổ thông, cơ bản nhưng ngày nay bên trong trường còn tổ chức các lớp chọn, lớp chuyên. Một số trường trung học là trường chuyên, chỉ đào tạo các học sinh năng khiếu.
  • Giáo viên của trường này phải tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm, hoặc tương đương. Ở trường chuyên, tỉ lệ giáo viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đều cao hơn 20%[cần dẫn nguồn]
  • Học kỳ được chia làm hai, học kỳ đầu thường bắt đầu vào đầu tháng chín kéo dài tới trước tết âm lịch; học kỳ hai bắt đầu từ sau tết âm lịch cho tới tháng 5 năm sau.
  • Sau khi kết thúc lớp 9, học sinh sẽ ôn thi tuyển vào loại hình trường này, nếu không thi đỗ vào trường THPT công lập thì sẽ nộp hồ sơ tuyển sinh vào các trường THPT tư thục hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên.
  • Sau khi sắp kết thúc cấp ba, học sinh sẽ được tập trung ôn tập cho kì thi tốt nghiệp với 4 môn gồm 3 môn thi bắt buộcː Toán, Văn, Anh và 3môn tổ hợp theo khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, GDCD).

Danh sách trường trung học phổ thông tại Việt Nam

Tham khảo

  1. ^ Dữ liệu pháp luật. “Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”. dulieuphapluat.vn.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia