Tiếng Phake

Tiếng Phake
(တႝ)ၸႃကေ
Sử dụng tạiẤn Độ
Khu vựcAssam
Tổng số người nói2,000
Dân tộcNgười Phake
Phân loạiTai-Kadai
Hệ chữ viếtChữ Miến Điện
(biến thể Phake,
được gọi là Lik-Tai)[1]
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3phk
Glottologphak1238[2]
ELPPhake

Tiếng Phake hoặc tiếng Tai Phake (တႝၸႃကေ, tai phākae) là một ngôn ngữ Thái được sử dụng tại thung lũng Buri Dihing thuộc Assam, Ấn Độ. Ngôn ngữ này có mối quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Thái Tây Nam khác ở Assam: tiếng Aiton, tiếng Khamti, tiếng Khamyang, và tiếng Turung.

Phân bố

Buragohain (1998) liệt kê các làng Tai Phake sau đây.

  • Man Phake Tau (Namphake village, Assam)
  • Man Tipam (Tipam Phake village, Assam)
  • Man Phake Neu (Bor Phake village, Assam)
  • Man Mo (Man Mo village, Assam)
  • Man Phaneng (Phaneng village, Assam)
  • Man Long (Long village, Assam)
  • Man Nonglai (Nonglaui village, Assam)
  • Man Monglang (Monglang village, Assam)
  • Man Nigam (Nigam village, Assam)
  • Man Wagun (Wagun village, Arunachal Pradesh)
  • Man Lung Kung (Lung Kung village, Arunachal Pradesh)
Các làng Tai Phake (Morey 2005:22)
Tên ngôn ngữ Thái Phiên dịch của tên ngôn ngữ Thái Tên tiếng Assam/Anh Huyện
ma꞉n3 pha꞉4 ke꞉5 taü3 Lower Phake village Namphakey Dibrugarh
ma꞉n3 pha꞉k4 ta꞉5 Other side of the river village Tipam Phake Dibrugarh
ma꞉n3 pha꞉4 ke꞉5 nɔ6 Upper Phake village Borphake Tinsukia
niŋ1 kam4 Ning kam Nagas Nigam Phake Tinsukia
ma꞉n3 pha꞉4 naiŋ2 Red sky village Faneng Tinsukia
məŋ2 la꞉ŋ2 Country of the Lang Nagas Mounglang Tinsukia
məŋ2 mɔ1 Mine village Man Mau Tinsukia
ma꞉n3 loŋ6 Big village Man Long Tinsukia
nauŋ1 lai6 Nong Lai Nagas Nonglai -

Từ [maːn˧] tương đương với ban (บ้าน) tiếng Thái hiện đại và wan trong tiếng Shan (ဝၢၼ်ႈ), nghĩa là 'làng'. (Ghi chú: Đối với một lời giải thích của hệ thống ký hiệu cho thanh điệu ngôn ngữ Thái, xem Tiếng Thái nguyên thủy#Thanh điệu.)

Chữ viết

Người Phake có chữ viết riêng gọi là 'Lik-Tai', cũng được chia sẻ với người Khamtingười Aiton.[1] Chữ viết này gần tương tự với chữ Shan Bắc (một biến thể của chữ Miến Điện) tại Myanmar, với một số chữ cái có hình dạng khác nhau.[3]

Phụ âm

  • က - kaa - k - [k]
  • ၵ - khaa - kh - [kʰ]
  • င - ngaa - ng - [ŋ]
  • ꩡ - chaa - ch - [t͡ʃ], [t͡s]
  • ꩬ - saaa - s - [s]
  • ၺ - nyaa - ny - [ɲ][4]
  • တ - taa - t - [t]
  • ထ - thaa - th - [tʰ]
  • ꩫ - naa - n - [n]
  • ပ - paa - p - [p]
  • ၸ - phaa - ph - [pʰ]
  • မ - maa - m - [m]
  • ယ - yaa - y - [j]
  • လ - laa - l - [l]
  • ဝ - waa - w - [w~v]
  • ꩭ - haa - h - [h]
  • ဢ - aa - a - [ʔ]

Nguyên âm

  • ႊ - a - [a]
  • ႃ - ā - [aː]
  • ိ - i - [i]
  • ီ - ī - [iː]
  • ု - u - [u]
  • ူ - ū - [uː]
  • ေ - e/ae - [eː/ɛ]
  • ႝ - ai - [ai]
  • ေႃ - o/aw - [oː/ɔː]
  • ံ - ṁ - [am]
  • ုံ - um - [um]
  • ွံ - om - [ɔm]
  • ိုဝ် - eu - [ɛu]
  • ်ႍ - au - [au]
  • ်ွ - āu - [aːu]
  • ွ - aw - [ɒ]
  • ွႝ - oi - [oj]
  • ် - phụ âm cuối [5]

Chú thích

  1. ^ a b Diller, Anthony (1992). “Tai languages in Assam: Daughters or Ghosts”: 16. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Phake”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Inglis, Douglas (2017). “Myanmar-based Khamti Shan Orthography”. Journal of the Southeast Asian Linguistics Society.
  4. ^ http://www.unicode.org/notes/tn11/UTN11_4.pdf [liên kết URL chỉ có mỗi PDF]
  5. ^ “Tai Phake language, alphabet, and pronunciation”. Omniglot. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2021.

Tham khảo

  • Buragohain, Yehom. 1998. "Some notes on the Tai Phakes of Assam, in Shalardchai Ramitanondh Virada Somswasdi and Ranoo Wichasin." In Tai, pp. 126–143. Chiang Mai, Thailand: Chiang Mai University.
  • Morey, Stephen. 2005. The Tai languages of Assam: a grammar and texts. Canberra: Pacific Linguistics.

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia