Thầm Di Cầm

Thầm Di Cầm
谌贻琴
Chức vụ
Nhiệm kỳ31 tháng 8 năm 2020 – 9 tháng 12 năm 2022
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmTừ Lân
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríQuý Châu
Nhiệm kỳ6 tháng 9 năm 2017 – 24 tháng 11 năm 2020
3 năm, 79 ngày
Bí thư Tỉnh ủyTôn Chí Cương
Tiền nhiệmTôn Chí Cương
Kế nhiệmLý Bỉnh Quân
Vị tríQuý Châu
Nhiệm kỳ15 tháng 10 năm 2007 – nay
17 năm, 78 ngày
Dự khuyết khóa XVII, XVIII
Tổng Bí thưHồ Cẩm Đào
Tập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy
Bí thư Ủy ban Chính Pháp Quý Châu
Nhiệm kỳ
23 tháng 4 năm 2015 – 6 tháng 9 năm 2017
Lãnh đạoTrần Mẫn Nhĩ
Tiền nhiệmTần Như Bội
Kế nhiệmĐường Thừa Phái
Phó Tỉnh trưởng thường trực Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu
Nhiệm kỳ
1 tháng 5 năm 2012 – 23 tháng 4 năm 2015
Lãnh đạoTrần Mẫn Nhĩ
Tiền nhiệmVương Hiểu Đông
Kế nhiệmTần Như Bội
Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Tỉnh ủy Quý Châu
Nhiệm kỳ
tháng 5 năm 2007 – tháng 7 năm 2012
Lãnh đạoLật Chiến Thư
Tiền nhiệmLý Quân
Kế nhiệmDụ Hồng Thu
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 12, 1959 (65 tuổi)
Chức Kim, Tất Tiết, Quý Châu, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcBạch
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnCử nhân Lịch sử
Nghiên cứu sinh khoa học xã hội
Alma materĐại học Quý Châu
Trường Đảng Trung ương
WebsiteLý lịch Thầm Di Cầm

Thầm Di Cầm (hay Kham Di Cầm, tiếng Trung: 谌贻琴; bính âm: Shèn Yì Qín; sinh ngày 15 tháng 12 năm 1959, người Bạch) là chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, Ủy viên dự khuyết khóa XVIII, XVII, hiện là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại tỉnh, Bí thư thứ nhất Quân ủy Quân khu tỉnh Quý Châu. Bà từng là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng tổ, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu; Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Chính Pháp Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Đảng Quý Châu; Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Tỉnh trưởng thường trực Quý Châu; Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Tỉnh ủy Quý Châu.[1]

Thầm Di Cầm là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Lịch sử, Nghiên cứu viên Lịch sử học, khoa học xã hội, nguyên giảng viên trường cấp đại học. Bà là chính trị gia có nhiều điểm đặc biệt trong chính trị Trung Hoa hiện đại, dành hầu hết sự nghiệp ở quê hương Quý Châu, là nữ Bí thư Quý Châu, Tỉnh trưởng Quý Châu đầu tiên, nữ Bí thư Tỉnh ủy thứ tư trong lịch sử.[2][3]

Xuất thân và giáo dục

Thầm Di Cầm sinh ngày 15 tháng 12 năm 1959 tại huyện Chức Kim, địa cấp thị Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà là người dân tộc thiểu số Bạch, cộng đồng ở miền Tây Nam Trung Quốc, lớn lên và theo học phổ thông ở quê nhà. Thầm Di Cầm thời thanh thiếu niên thuộc về một nhóm thanh niên trí thức trong những năm sau cùng của Cách mạng Văn hóa, gia nhập và được giáo dục ở Đội Thanh niên trí thức huyện Chức Kim (供销知青队) thời kỳ 1977 1978. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, tháng 4 năm 1978, bà đến thủ phủ thành phố Quý Dương, bắt đầu học chuyên ngành lịch sử tại Đại học Quý Châu và tốt nghiệp Cử nhân Lịch sử vào tháng 1 năm 1982.

Tháng 5 năm 1985, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong cuộc đời mình, bà đã theo học nhiều lớp bồi dưỡng, học tập và nghiên cứu trong hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản. Từ tháng 9 năm 1995 đến tháng 1 năm 1996, bà tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ thanh niên của Trường Đảng Tỉnh ủy Quý Châu; tham gia khóa đào tạo trung niên và thanh niên tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 7 năm 1999. Bà là nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành Kinh tế học trong giai đoạn tháng 9 năm 1998 đến tháng 7 năm 2001; sau đó, năm 2009, bà tham gia lớp đào tạo cán bộ cấp tỉnh, cấp bộ đều tại Trường Đảng Trung ương.[4]

Sự nghiệp

Thời kỳ đầu

Thầm Di Cầm lớn lên trong thời kỳ đặc biệt của Trung Quốc, chuyển đổi đường lối đất nước, sự nghiệp bất đầu từ tháng 3 năm 1977, khi 18 tuổi với chức vụ Bí thư Liên chi đoàn của tập thể thanh niên trong Đội Thanh niên trí thức huyện Chức Kim, công tác cho đến tháng 4 năm 1978. Tháng 1 năm 1982, sau khi tốt nghiệp đại học, Thầm Di Cầm được gửi đến làm việc tại Trường Đảng Tỉnh ủy Quý Châu, đảm nhiệm vai trò trợ giảng tại Khoa Nghiên cứu, Giảng dạy Lịch sử và Xây dựng Đảng, rồi sau đó trở thành giảng viên. Bà có hơn 10 năm giảng dạy tại trường thời kỳ 1982 – 1993, rồi giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu, Giảng dạy Lịch sử Đảng. Tháng 3 năm 1990, Thầm Di Cầm được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chức Kim với nhiệm vụ vừa tham gia hệ thống lãnh đạo huyện, vừa giảng dạy tại Trường Đảng, công tác hai năm, được miễn nhiệm vị trí Phó Bí thư Huyện ủy vào tháng 3 năm 1992.

Tháng 3 năm 1993, bà nhậm chức Trưởng phòng Nhân sự, Ủy viên Đảng ủy Trường Đảng Tỉnh ủy Quý Châu. Tháng 8 năm 1995, Tỉnh ủy quyết định bổ nhiệm bà giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đảng Tỉnh ủy, kiêm nhiệm Phó Viện trưởng Học viện Hành chính tỉnh Quý Châu, được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy cả hai trường vào tháng 8 năm 1998. Tháng 2 năm 1999, bà nhậm chức Bí thư Đảng tổ, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Khoa học Xã hội tỉnh Quý Châu. Thầm Di Cầm công tác gần 20 năm trong lĩnh vực giáo dục: 1982 – 2001.

Công tác địa phương

Tháng 12 năm 2001, Kham Di Cầm được điều chuyển tới châu tự trị dân tộc Bố Y và dân tộc Miêu Kiềm Nam, nhậm chức Phó Bí thư Châu ủy, cấp hàm chính sảnh – chính địa. Đến tháng 1 năm 2003, bà chuyển sang làm Phó Bí thư Thị ủy địa cấp thị Đồng Nhân, Chuyên viên Văn phòng Thanh tra Hành chính địa cấp thị Đồng Nhân (行政督查专员公署).[5] Thầm Di Cầm có một bước thay đổi lớn trong sự nghiệp trong giai đoạn cuối khóa XVI, khi còn đang là Phó Bí thư Thị ủy, công tác ở Đồng Nhân. Vào tháng 4 năm 2007, Thầm Di Cầm được bầu làm Ban thường vụ Tỉnh ủy Quý Châu, thăng cấp thành phó tỉnh – phó bộ, một trong 13 người lãnh đạo cao nhất của tỉnh Quý Châu, cùng là người phụ nữ duy nhất trong Ban thường vụ Tỉnh ủy. Đến tháng 5, bà nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Tỉnh ủy Quý Châu, vẫn tiếp tục là Chuyên viên Văn phòng Thanh tra Hành chính, Phó Bí thư Thị ủy Đồng Nhân cho đến tháng 8, chuyển giao vị trí, tập trung làm Thường vụ Tỉnh ủy và kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Liên hiệp Khoa học Xã hội tỉnh Quý Châu.[6] Tháng 10 năm 2007, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, trong số 167 Ủy viên dự khuyết, vị trí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng toàn quốc.[7]

Thầm Di Cầm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Tỉnh ủy trong suốt nhiệm kỳ 2007 – 2012, hỗ trợ và phụ tá cho Bí thư Quý Châu Thạch Tông Nguyên (2005 – 2012) và nhà lãnh đạo quốc gia Lật Chiến Thư (2010 – 2012).[Ghi chú 1] Tháng 5 năm 2012, trong nhiệm kỳ mới, bà được Tổng lý Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo bổ nhiệm bà làm Phó Tỉnh trưởng thường trực Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu, Phó Bí thư Đảng tổ, phụ trách công tác thường nhật, hành pháp tỉnh.[8] Sau đó, bà kiêm nhiệm chức vụ Bí thư Ủy ban Công tác tài chính Chính phủ tỉnh từ tháng 5 năm 2014, phối hợp và phụ tá Tỉnh trưởng Trần Mẫn Nhĩ. Tháng 4 năm 2015, Thầm Di Cầm nhậm chức Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy tỉnh Quý Châu và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Quý Châu, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Đảm bảo ổn định tỉnh Quý Châu.[9] Vào thời điểm được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, bà trở thành nữ Phó Bí thư Tỉnh ủy chuyên trách thứ hai trong nước và là nữ Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy duy nhất trong nước.[10] Đến tháng 12 cùng năm, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Luật gia Quý Châu; kiêm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Trường Đảng Tỉnh ủy Quý Châu vào tháng 4 năm 2017. Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012 – 2017.[11]

Lãnh đạo Quý Châu

Tỉnh trưởng: tháng 9 năm 2017, Thầm Di Cầm được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng tổ, Quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu, thăng cấp thành chính tỉnh – chính bộ, đồng thời giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Hiệu trưởng Trường Đảng Tỉnh ủy. Bà là nữ Tỉnh trưởng đầu tiên của Quý Châu, Tỉnh trưởng đầu tiên người dân tộc Bạch, nữ Tỉnh trưởng thứ ba trong lịch sử Trung Hoa thời hiện đại và Tỉnh trưởng đầu tiên được sinh ra ở tỉnh từ năm 1993.[Ghi chú 2][3][12] Tháng 10 năm 2017, Thầm Di Cầm được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.[13] Tháng 1 năm 2018, bà chính thức được bầu làm Tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu.[14]

Bí thư Tỉnh ủy: tháng 11 năm 2020, Trung ương họp bàn về lãnh đạo địa phương, ngày 20 tháng 11 quyết định bổ nhiệm Thầm Di Cầm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quý Châu, trở thành nữ Bí thư Tỉnh ủy thứ tư ở Trung Hoa[Ghi chú 3][15] và là nữ Bí thư Tỉnh ủy duy nhất toàn quốc khi được bổ nhiệm,[Ghi chú 4] và cũng là nữ Bí thư Tỉnh ủy người dân tộc thiểu số duy nhất.[16][17] Bà là người gốc Quý Châu, đã làm việc quê nhà hơn 40 năm kể từ khi bắt đầu sự nghiệp vào năm 1977, hỗ trợ phối hợp, phụ tá cho các lãnh đạo cấp Trung ương khóa XIX như Ủy viên trưởng Nhân Đại Lật Chiến Thư, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Mẫn Nhĩ, Ủy viên Quốc vụ Triệu Khắc Chí, cho đến năm 2020 trở thành lãnh đạo toàn diện cao nhất lãnh đạo toàn bộ tỉnh Quý Châu, dưới sự trợ giúp của Tỉnh trưởng Lý Bỉnh Quân cùng phát triển, xóa đói giảm nghèo Quý Châu và miền Tây Trung Hoa. Cuối năm 2022, bà tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối Quý Châu. Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[18][19][20] bà tái đắc cử là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[21][22]

Xem thêm

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Lật Chiến Thư được điều chuyển từ Hắc Long Giang về Quý Châu, làm Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu những năm 2010 – 2012, rồi lại được chuyển về Trung ương.
  2. ^ Tính từ 1949 đến năm 2020, Quý Châu có tất cả 20 Tỉnh trưởng. Các Tỉnh trưởng từ thứ 11 đến 18 đều không phải là người Quý Châu, Thầm Di Cầm là Tỉnh trưởng Quý Châu thứ 19, người Quý Châu.
  3. ^ Trước Thầm Di Cầm, Trung Hoa có ba vị nữ Bí thư Tỉnh ủy là Vạn Thiệu Phân, Bí thư Giang Tây, Tôn Xuân Lan, Bí thư Phúc Kiến, lãnh đạo toàn diện chính thức và Lã Ngọc Lan, Bí thư thứ nhất Hà Bắc thời trước đổi mới, lãnh đạo không chính thức.
  4. ^ Nữ Bí thư Tỉnh ủy duy nhất trong số 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Trung Hoa đại lục, trừ đặc khu Hồng Kông và Ma Cao.

Chú thích

  1. ^ “人物简历:谌贻琴” [Tiểu sử đồng chí Thầm Di Cầm]. CCTV. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ “贵州省委主要负责同志职务调整 谌贻琴任贵州省委书记” [Tỉnh ủy Quý Châu chịu trách nhiệm chính trong việc điều chỉnh các chức vụ của đồng chí Thầm Di Cầm được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu]. Tân Hoa xã. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ a b “中国第三位女省长将诞生 还是当地第一位白族省长” [Nữ Tỉnh trưởng thứ ba của Trung Hoa]. Nam Mộc Hiên. ngày 6 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ “谌贻琴简历” [Giản lịch Thầm Di Cầm]. Quốc vụ viện Trung Quốc. ngày 7 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ “杨玉学任铜仁地委书记 谌贻琴任铜仁行署专员” [Dương Ngọc Học được bổ nhiệm làm Bí thư Thị ủy Đồng Nhân và Thầm Di Cầm được bổ nhiệm làm Ủy viên Văn phòng Hành chính Đồng Nhân]. 金黔在线. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ “盘点32位女性省委常委从政之路” [Thống kê sự nghiệp chính trị của 32 nữ Tỉnh ủy viên]. 搜狐. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ Đổng Vũ (董宇) (ngày 21 tháng 10 năm 2017). “中国共产党第十七届中央委员会候补委员名单 [Danh sách Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII]”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ “十一届人大常委会二十八次会议闭幕 谌贻琴当选副省长” [Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân khóa XI kết thúc. Thầm Di Cầm được bầu làm Phó Tỉnh trưởng]. 贵网. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  9. ^ “贵州省委副书记谌贻琴兼任政法委书记 秦如培不再担任” [Thầm Di Cầm, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu, kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Tần Như Bồi được miễn nhiệm]. 中国经济网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ “谌贻琴履新贵州成中国首位女政法书记” [Thầm Di Cầm trở thành nữ Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật đầu tiên của Trung Quốc ở Quý Châu]. DN News (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ “中国第三位女省长将诞生 还是当地第一位白族省长” [Nữ Tỉnh trưởng thứ ba của Trung Quốc, nữ Tỉnh trưởng địa phương đầu tiên của người dân tộc Bạch xuất hiện]. News 163. ngày 6 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  13. ^ Trình Hoành Nghị (程宏毅), Thường Tuyết Mai (常雪梅) (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “中国共产党第十九届中央委员会委员名单 [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX]”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  14. ^ “孙志刚当选贵州省人大常委会主任 谌贻琴当选贵州省省长” [Tôn Chí Cương được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Quý Châu, Thầm Di Cầm được bầu làm Tỉnh trưởng tỉnh Quý Châu] (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 30 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2018.
  15. ^ “年内十省"换帅": 均为一把手转任 新书记最年长者64岁” [Mười tỉnh được thay đổi lãnh đạo trong năm: toàn bộ lãnh đạo cấp cao nhất chuyển giao cho tân Bí thư, lãnh đạo kinh nghiệm nhất nay 64 tuổi]. News HSW. ngày 2 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  16. ^ Lưu Lượng (刘亮), La Manh (罗萌) (ngày 3 tháng 12 năm 2020). “省级大员调整密集 今年来已有10省份省委书记履新” [Điều chỉnh chuyên sâu lãnh đạo cấp tỉnh]. CCTV. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  17. ^ “中国现任唯一女省委书记 谌贻琴创造多项纪录[图]” [Nữ Bí thư Tỉnh ủy duy nhất hiện tại của Trung Quốc, Thầm Di Cầm, lập nhiều kỷ lục]. United Chinese Press. ngày 20 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  18. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  21. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  22. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

 

Prefix: a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Portal di Ensiklopedia Dunia