Hàn Tuấn (tiếng Trung giản thể: 韩俊, bính âm Hán ngữ: Hán Jùn, sinh tháng 12 năm 1963, người Hán) là nhà khoa học nông nghiệp, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, hiện là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại kiêm Bí thư thứ Nhất Đảng ủy Quân khu An Huy. Ông từng là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Cát Lâm; Phó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn; Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo Tài chính Kinh tế; Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo Nông nghiệp Trung ương; Ủy viên Đảng tổ, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện.
Hàn Tuấn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học hàm Giáo sư, học vị Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Tiến sĩ Nông nghiệp. Ông là một nhà khoa học xã hội, chuyên gia kinh tế nông nghiệp, nông thôn nổi tiếng của Trung Quốc, nhiều năm nghiên cứu khoa học rồi tham gia chính trường.[1]
Xuất thân và giáo dục
Hàn Tuấn sinh tháng 11 năm 1963 ở huyện Cao Thanh, địa cấp thị Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và theo học phổ thông tại quê nhà.[2] Tháng 9 năm 1979, ông tới địa cấp thị Thái An, Sơn Đông, trúng tuyển và nhập học đại học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Sơn Đông (山东农业大学). Đến tháng 7 năm 1983, ông tốt nghiệp cử nhân. Đến tháng 9 năm 1983, ông tới địa cấp thị Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, theo học cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Tây Bắc (西北农业大学, nay là Đại học Công nghệ Nông Lâm nghiệp Tây Bắc – 西北农林科技大学). Ông nhận bằng Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp vào tháng 7 năm 1986. Sau khi nhận bằng cao học, ông tiếp tục học tập, là nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý kinh tế nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Tây Bắc. Đến tháng 5 năm 1989, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, nhận bằng Tiến sĩ Nông nghiệp học. Hàn Tuấn bắt đầu theo học đại học từ năm 1979, lúc 16 tuổi, theo học, nghiên cứu chuyên môn nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý kinh tế nông lâm suốt 10 năm, trở thành tiến sĩ năm 1989 khi mới 26 tuổi.[2]
Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2003, Hàn Tuấn tham gia khóa học thứ hai về chủ đề quản lý công cộng được liên kết bởi Đại học Thanh Hoa và Đại học Harvard. Từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007, ông theo học lớp bồi dưỡng cán bộ thanh niên, trung niên tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3] Giai đoạn tháng 3 đến tháng 5 năm 2012, ông tham gia lớp Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng của Đại học Quốc phòng; đến tháng 7, ông tham gia thêm khóa đào tạo nâng cao quản lý doanh nghiệp tại Đại học Cambridge. Các khóa nghiên cứu bồi dưỡng thêm này đều được tổ chức, liên kết nước ngoài bởi Bộ Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[4]
Sự nghiệp
Nông nghiệp và nông thôn
Tháng 5 năm 1989, Hàn Tuấn bắt đầu sự nghiệp của mình, được tuyển dụng làm công vụ viên lại Trung tâm Nghiên cứu phát triển Nông thôn của Quốc vụ viện. Đến tháng 12 cùng năm, ông được điểu chuyển làm Trợ lý Nghiên cứu viên của Sở Nghiên cứu phát triển Nông thôn, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Tháng 3 năm 1990, ông được chuyển tới Văn phòng nghiên cứu giảm nghèo, địa cấp thị Thương Lạc, tỉnh Thiểm Tây trong khóa công tác thực tiễn.[5] Tháng 1 năm 1991, ông được điều trở lại Sở Nghiên cứu phát triển Nông thôn, Viện Khoa học xã hội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ban biên tập Tạp chí Kinh tế Nông thôn Trung Quốc, kiêm Quyền Chủ nhiệm.[Ghi chú 1] Một năm sau, ông được thăng chức thành Chủ nhiệm Ban biên tập, Phó Tổng biên, Xã trưởng Tạp chí Kinh tế Nông thôn. Ông công tác ở tạp chí này một khoảng thời gian hơn năm năm, phụ trách thu thập, phân tích, đăng tải và nghiên cứu phương hướng thông tin về kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong những năm phát triển của đất nước. Đến tháng 7 năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Phó Sở trưởng Sở Nghiên cứu phát triển Nông thôn, Viện Khoa học xã hội.
Tháng 3 năm 2001, ông được điều chuyển làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện (国务院发展研究中心).[Ghi chú 2] Ông công tác ở vị trí này trong gần 10 năm (2001 – 2010), được bổ nhiệm làm Ủy viên Đảng tổ Trung tâm Nghiên cứu Quốc vụ viện vào tháng 10 năm 2008. Tháng 11 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện.[6]
Cơ quan Trung ương
Tháng 10 năm 2014, Hàn Tuấn được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương kiêm nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác nông thôn Trung ương vào tháng 4 năm 2017. Ông tham gia công tác phụ trách hỗ trợ các Chủ nhiệm, lĩnh vực tài chính, kinh tế của Phó Tổng lý Quốc vụ việnLưu Hạc và nông nghiệp, nông thôn của Phó Tổng lý Quốc vụ việnHồ Xuân Hoa. Ông cũng kiêm nhiệm vị trí Bí thư Đảng ủy Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo Tài chính Kinh tế từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018.[7] Tháng 3 năm 2018, ông được Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường bổ nhiệm làm Phó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, đồng thời là Phó Bí thư Đảng tổ của bộ. Ông công tác ở bộ một khoảng thời gian, cùng hỗ trợ lãnh đạo ngành nông nghiệp và nông thôn cùng Bộ trưởng Hàn Trường Phú. Ông trở thành Bí thư Đảng tổ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn từ tháng 2 năm 2020.[8]
Cát Lâm–An Huy
Tháng 11 năm 2020, Trung ương ra quyết định điều chuyển Hàn Tuấn tới địa phương ở tỉnh Cát Lâm, gia nhập Ban thường vụ Tỉnh ủy Cát Lâm, làm Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm, được công bố nhậm chức vào ngày 20 tháng 11.[9] Tại Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm, ông nhậm chức Bí thư Đảng tổ Chính phủ tỉnh, Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm. Ngày 25 tháng 11, tại Hội nghị Ủy ban Thường vụ Nhân Đại tỉnh Cát Lâm, ông được bầu làm Quyền Tỉnh trưởng Cát Lâm.[10] Tháng 1 năm 2021, Nhân Đại Cát Lâm phê chuẩn, Hàn Tuấn chính thức là Tỉnh trưởng Cát Lâm. Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu Cát Lâm. Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[11][12][13] ông được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[14][15]
Ngày 14 tháng 3 năm 2023, Hàn Tuấn được điều về tỉnh An Huy, nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy An Huy, kiêm Bí thư thứ Nhất Đảng ủy Quân khu An Huy, sau đó được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh, lãnh đạo toàn diện tỉnh, kế nhiệm Trịnh Sách Khiết.[16]
Lĩnh vực giáo dục và xã hội
Trong suốt sự nghiệp của mình, Hàn Tuấn vừa tham gia công tác xã hội, vừa công tác chính trị và chính quyền Trung Quốc. Ông từng trải qua các vị trí về xã hội và giáo dục. Bên cạnh đó, với vai trò là một nhà khoa học xã hội, Hàn Tuấn có nhiều bài viết, tác phẩm trong sự nghiệp của mình.[17]
Vị trí xã hội và giáo dục
Trong thời thanh niên, ông trải qua các vị trí Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Thanh niên Cơ quan Nhà nước Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Thanh niên Quốc gia Trung Quốc khóa IX và X. Trong giới nghiên cứu học thuật, ông từng đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc thường trực kiêm Phó Hội trưởng Hiệp hội Kinh tế Nông nghiệp Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Khoa học của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, Ủy viên kiêm Phó Giám đốc Nhóm chuyên gia, Khoa Sau đại học Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Ông cũng từng giữ các học hàm như Tiến sĩ Sinh đạo sư của Đại học Nông nghiệp Tây Bắc, Cố vấn Khoa học và Công nghệ của Chính phủ Nhân dân tỉnh Thanh Hải; Giáo sư và Tiến sĩ Sinh đạo sư của Đại học Công nghệ Nông Lâm nghiệp Tây Bắc, Giáo sư của Đại học Chiết Giang.[Ghi chú 3][18]
Bài viết khoa học xã hội
"Tăng cường hỗ trợ cho việc chuyển giao ròng của các tỉnh và khu vực, khảo sát và đề xuất sáu tỉnh và khu vực chuyển giao ngũ cốc trên cả nước". Tại Thời báo Kinh tế Trung Quốc (中国经济时报) ngày 10 tháng 6 năm 2009.
"Làm sâu sắc hơn nữa phương hướng và trọng tâm của cải cách nông thôn Trung Quốc". 《Thời báo Kinh tế Trung Quốc》 ngày 9 tháng 6 năm 2009.
"Những mâu thuẫn sâu sắc và những vấn đề nổi cộm mà cải cách nông thôn phải đối mặt". 《Thời báo Kinh tế Trung Quốc》 ngày 6 tháng 5 năm 2009.
"Đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống tài chính nông thôn toàn diện, phần II". 《Quản lý kinh tế nông thôn》 (农村经济管理) năm 2009.
"Đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống tài chính nông thôn toàn diện, phần I". 《Quản lý kinh tế nông thôn》 năm 2009.
"Mở rộng nhu cầu trong nước tập trung vào sáu lĩnh vực ở nông thôn để tăng cường hỗ trợ chính sách". 《Nhật báo Giải phóng》 ngày 16 tháng 4 năm 2009.
"Ứng phó với khủng hoảng tài chính và tăng thu nhập của nông dân". 《Nhật báo Kinh tế》 năm 2009.
"Chú ý đến các xu hướng mới trong lao động". 《Kinh tế mới》 năm 2008.
"Cải cách nông thôn tìm kiếm nhiều bước đột phá, với các chính sách về đất đai và hộ khẩu trở thành điểm chính, phần I". 《Outlook News》 năm 2008.
"Khám phá công trình xây dựng nông thôn mới ở các thành phố ven biển mở rộng – Khảo sát về công trình xây dựng nông thôn mới ở địa cấp thị Nam Thông". 《Thời báo Kinh tế Trung Quốc》 năm 2009.
"Tìm hiểu cơ chế mới để phối hợp phát triển đô thị và nông thôn – khảo sát xây dựng nông thôn mới ở địa cấp thị Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang". 《Thời báo Kinh tế Trung Quốc》 năm 2009.
"30 năm cải cách nông thôn – con đường phục hưng một nước nông nghiệp lớn". 《Nhật báo Quang Hưng》 (光明日报) năm 2008.
"Điều quan trọng nhất để phối hợp quy hoạch đô thị và nông thôn là dịch vụ công". 《Nhật báo Tứ Xuyên》 năm 2008.
"Cơ hội cho người lao động nhập cư về nước". 《Nhật báo Tứ Xuyên》 (四川日报) năm 2008.
"Chính sách đất đai mới thường bị hiểu sai". 《Quản lý Trung ngoại》 (中外管理) năm 2009.
Tác phẩm học thuật
Hàn Tuấn đã tham gia soạn thảo một số văn bản của Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc. Ông có phần lớn sự nghiệp tham gia nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng tác giả của các tác phẩm chuyên sâu, các đề tài cấp bộ, quốc gia về "điều tra về nông thôn Trung Quốc", "nghiên cứu về các vấn đề về tài chính và gánh nặng của nông dân Trung Quốc", "nghiên cứu chiến lược an toàn thực phẩm Trung Quốc", "khảo sát xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc", và "người lao động nhập cư Trung Quốc". Bên cạnh đó là các đề tài cá nhân như:[19]
Hàn Tuấn (2000), Nghiên cứu về việc làm ở nông thôn của Trung Quốc và việc sử dụng lực lượng lao động thặng dư vào đầu thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Nông nghiệp Quốc gia, bản thứ nhất.
Hàn Tuấn (2000), Về những tư tưởng nông nghiệp của Đặng Tiểu Bình. Nhà xuất bản Kinh tế Sơn Tây.
Hàn Tuấn (1998), Việc xây dựng hệ thống kinh tế thị trường nông thôn. Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô.
Hàn Tuấn (1996), Tăng trưởng nông nghiệp ở một quốc gia đông dân. Nhà xuất bản Viễn Đông Thượng Hải.
Hàn Tuấn (1994), Tiến thoái lưỡng nan xuyên thế kỷ: Chuyển dịch lao động nông nghiệp của Trung Quốc. Nhà xuất bản Kinh tế Sơn Tây.
Hàn Tuấn (1994), Kinh tế hợp tác cổ phần nông thôn Trung Quốc: Lý thuyết, Thực tiễn, Chính sách. Nhà xuất bản Quản lý Kinh tế Trung Quốc.
Thành tựu
Trong sự nghiệp khoa học xã hội, Hàn Tuấn nhận được những giải thưởng có thể kể đến:[3]
Năm 1999, ông được vinh danh là Thủ lĩnh phong trào học tập chuyên sâu trong Dự án: Trăm, nghìn tài năng giỏi giang của Quốc vụ viện.
Năm 1998, ông được Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc vinh danh là chuyên gia trẻ và trung niên có đóng góp xuất sắc lĩnh vực khoa học xã hội.
Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Phó viện trưởng Viện Phát triển Nông thôn thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Năm 1996, ông được mời làm Tiến sĩ Sinh đạo sư của Khoa Sau đại học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Năm 1995, ông được thăng cấp thành Nghiên cứu viên cao cấp vào năm 1995.
Năm 1993, ông bắt đầu được hưởng phụ cấp đặc biệt của Quốc vụ viện dành cho Nghiên cứu viên khoa học Trung Quốc.
Năm 1990, ông được thăng chức thành viên Phó Nghiên cứu viên cao cấp.
^Bộ Kinh tế nông thôn là một cơ quan cấp sảnh thuộc Trung tâm nghiên cứu, cùng tên gọi cấp bậc nhưng không tương đương, thấp hơn một hệ cấp bậc so với cấp bộ trực thuộc Quốc vụ viện.
^Sinh đạo sư (生导师): dạng học hàm phụ trách đào tạo học vị tiến sĩ các các Viện đại học của Trung Quốc.
Tham khảo
^“韩俊等解读《关于促进小农户和现代农业发展有机衔接的意见》” [Chuyên gia Hàn Tuấn giải thích: Ý kiến về việc thúc đẩy kết nối hữu cơ của tổ chức nông dân nhỏ và phát triển nông nghiệp hiện đại]. Cục Nông nghiệp Nông thôn Bắc Kinh (bằng tiếng Trung). ngày 5 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
^ ab“韩俊” [Tiểu sử Hàn Tuấn]. Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^ ab“博士后合作导师 韩俊” [Hàn Tuấn: Nhà khoa học sau Tiến sĩ]. Đại học Thanh Hoa (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^Phùng Hổ (冯虎) (ngày 25 tháng 3 năm 2018). “中农办主任韩俊调入农业农村部(图/简历)” [Tiểu sử Lãnh đạo nông nghiệp và nông thôn Trung ương Hàn Tuấn]. Nhật báo Kinh tế Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^“韩俊: 著名农业问题专家。” [Chuyên gia nông nghiệp nổi tiếng Hàn Tuấn]. Finance Sina (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2020.
^“"敢言"官员韩俊:习近平15年前论文参考其文章” [Tập Cận Bình nhắc đến bài viết của Hàn Tuấn 15 năm về trước]. New Sina (bằng tiếng Trung). ngày 12 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^“中央财经领导小组办公室副主任 韩俊” [Phó Bộ trưởng Hàn Tuấn]. Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^“中直机关选举产生109名出席党的十九大代表(名单)” [Ủy ban Trung ương đã bầu 109 đại biểu cho Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XĨ (danh sách)]. District CE (bằng tiếng Trung). ngày 6 tháng 7 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^Vương Tử Thanh (于子青), Vương Chính Kỳ (王政淇) (ngày 23 tháng 11 năm 2020). “韩俊任吉林省委副书记、省政府党组书记(图/简历)” [Hàn Tuấn được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng tổ Chính phủ Cát Lâm]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^“韩俊任吉林省代省长” [Hàn Tuấn được bầu làm Quyền Tỉnh trưởng Cát Lâm]. Tân Hoa xã (bằng tiếng Trung). ngày 25 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
^牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
^李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
^牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
^Trang Úc (ngày 14 tháng 3 năm 2023). “安徽省委主要负责同志职务调整 韩俊任安徽省委书记” [An Huy điều chỉnh lãnh đạo chủ chốt, đồng chí Hàn Tuấn nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy]. Mạng Kinh tế nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023.
^“及早恢复正常生产生活秩序 尽最大努力消除灾害影响” [Khôi phục lại trật tự sản xuất và sinh hoạt bình thường càng sớm càng tốt, và cố gắng hết sức để loại bỏ tác động của thiên tai]. Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^“中农办主任韩俊解读中央一号文件:创造条件让农村更有人气” [Hàn Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Trung ương, giải thích Văn kiện Trung ương số 1: Tạo điều kiện để nông thôn trở nên phổ biến hơn]. Tân Hoa xã (bằng tiếng Trung). ngày 28 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
^“韩俊” [Nhà khoa học Hàn Tuấn]. China Think Tanks (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.