Tam độc
Tam độc (tiếng Phạn: triviṣa), trong Phật giáo, nói về ba trạng thái tinh thần có hại: ngu si (vô minh) (tiếng Phạn: Moha), tham lam (tiếng Phạn: Lobha), sân hận (tiếng Phạn: Dosa). Vì bị kiềm chế bởi tam độc (tham, sân, si) nên chúng sinh luôn tạo nghiệp ác, từ đó tạo ra trong tâm thức những nghiệp lực dưới dạng tiền định lực, trói buộc tâm thức. Khi mạng sống chấm dứt, chúng sinh bị kiềm chế bởi những tiền định lực ấy sẽ phải đi theo nghiệp lực của mình để tái sinh trong sáu cõi luân hồi với một tâm thức và thân thể của kiếp sống mới, phù hợp với các nghiệp nhân đã tạo tác ra trong quá khứ. Tam độc là phần chính giữa trong bức tranh "Bánh xe luân hồi" (Bhavachakra), đặt tại nhiều tu viện Phật giáo ở Tây Tạng, với hình ảnh: con chim, rắn và lợn cắn đuôi nhau.[1][2] ThamTham (Lobha), bắt nguồn từ "Lubh", bám chặt vào, hay cột lại, có thể được dịch là "luyến ái", hay "bám níu". Ái dục cũng được dùng trong nghĩa tương đương với lobha. Khi giác quan tiếp xúc với một đối tượng đáng được ưa thích, tức trần cảnh khả ái, thông thường có sự luyến ái hay bám níu phát sanh. Ngược lại, nếu đối tượng không đáng được ưa thích thì có tâm bất toại nguyện. Một số học giả dùng danh từ "khát vọng" nhằm để hướng thiện cho lòng tham có kiểm soát. SânSân (dosa) là sự bất toại nguyện hay paṭigha. Sân (Dosa) xuất nguyên từ căn "dus", sự không bằng lòng, không vui, bất toại nguyện, sự bất mãn. Paṭigha do căn "paṭi", chống lại, và "gha", chạm vào, đụng, tiếp xúc, ác ý, sự thù hận cũng được xem như có ý nghĩa tương đương với paṭigha. SiSi (Moha) do căn "muh", lầm lạc, ảo tưởng. Đó là trạng thái mê mờ, lầm lạc, ảo tưởng. Chính moha bao trùm đối tượng như một đám mây mờ và làm cho tâm mù quáng, không thấy rõ. Moha còn được phiên dịch là không biết, si mê. Các trạng thái tinh thần đối lập với tam độc:Phép tu
Kết luậnTheo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thì tam độc (tham - sân - si) có quan hệ với nhau:
Đối nghịch hẳn với ba căn (tam độc) ở trên, là ba căn thiện (Kusala). Ba căn nầy không những hàm xúc sự vắng mặt một số điều kiện bất thiện mà còn bao hàm sự hiện hữu của những điều kiện có tánh cách "thiện" một cách tích cực, cụ thể:
Xem thêmTham khảo
|
Portal di Ensiklopedia Dunia