Sơn TinhTản Viên Sơn Thánh (chữ Hán: 傘圓山聖, 304 TCN - ?), còn gọi là Sơn Tinh (山精), là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, theo quan niệm dân gian, ông là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên), ông là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử. Ông được xem là hàng đệ nhất trong 4 vị thánh thần này. Các sự tích, truyền thuyết về Đức thánh Tản, đặc biệt là truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết trong văn hóa người Việt hiện đại. Những truyền thuyết khiến ông trở thành bất tử, không chỉ trong tín ngưỡng mà trở thành một biểu tượng văn hóa. Nguồn gốcViệt điện và Chích quáiCâu chuyện về Sơn Thánh được ghi chép trong hai tác phẩm chuyên viết về đề tài tâm linh khá sớm ở nước Việt là Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái. Trong hai sách này, Sơn Thánh cùng với Thủy Tinh được ghi nhận tương đương nhau. Riêng Việt điện còn ghi: "Xét Giao Châu Ký của Tăng Công chép rằng: Vương là Sơn Tinh cùng với Thủy Tinh làm bạn rất thân thiết, ở ẩn tại động Gia Ninh, châu Phong." Còn theo Lĩnh Nam chích quái ghi chép: "Xưa kia đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua ria núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các làng xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng".[1] Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu ký của Lỗ Công được dẫn trong Lĩnh Nam chích quái, tương truyền rằng Đại vương Sơn Tinh cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu. Thông tin này khá tương tự thông tin của Việt điện u linh tập. Đời nhà Trần, Sơn Thánh (có lẽ cùng với Thủy Tinh) được tôn làm Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Linh Ứng Vương. Việc thờ tự Sơn Thánh đến thời Lê trung hưng vẫn không hề dứt, cụ thể như sau:
Trong Việt điện u linh tập ghi nhận rõ sự hiển linh và địa vị của Sơn Thánh, là liệt vào hàng đệ nhất trong Bốn vị thần bất tử. Thông tin này tương tự trong Lĩnh Nam chích quái: "Đại Vương được bí quyết trường sinh của thần tiên nên rất hiển linh, đó là vị đệ nhất phúc thần của nước Đại Việt vậy." Nguồn khácHiện có thêm quan niệm và cách giải thích nguồn gốc xuất thân của Tản Viên: "là một trong 50 người con của Lạc Long Quân, Âu Cơ theo mẹ lên núi".[2][3] Theo quan niệm của dân gian, được thể hiện qua các bản thần tích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ) thì Thánh Tản Viên lại là người có thực, xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ trong dân chúng. Đền thờĐã có nhiều đền thờ nhân vật Sơn Tinh được người dân ở một vùng lập nên, như đền Và (Sơn Tây, Hà Nội), các ngôi đền trên núi Ba Vì (Hà Nội). Đền Lăng Sương, ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ chính là nơi đầu tiên thờ thánh Tản Viên. Ở Vĩnh Phúc có đền Ngự Dội (Duy Bình), đền Thính, đền Tranh... Hội đền Và tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng, các làng có liên quan đến Thánh Tản và Đền Và (có 8 làng: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Dạm Trai (phường Trung Hưng), Phù Sa, Phú Nhi (phường Viên Sơn), thị xã Sơn Tây và làng Duy Bình (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đều tập trung về đền Và. Tại Ninh Bình, Sơn Tinh được thờ ở các di tích: đền Hải Đức (Khánh Cường, Yên Khánh); chùa Lỗi Sơn (Gia Phong, Gia Viễn); đền Kê Thượng, đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư) và đền Đông Thịnh (Bích Đào, thành phố Hoa Lư). Trong văn hóa đại chúng
Chú thích
Liên kết ngoài |