Chử Đồng TửChử Đồng Tử (chữ Hán: 渚童子) một nhân vật truyền thuyết, thần thoại và là một vị thánh nổi tiếng, sống ở thế kỷ thứ IV-III TCN (vào khoảng năm 300 TCN, thời Hùng Duệ Vương). Về sau, ông thường được liệt vào một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam. Truyền thuyết về ông là một trong những truyền thuyết sớm nhất được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái với tên gọi Nhất Dạ Trạch (Đầm một đêm). Truyền thuyếtTương truyền rằng, vào thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân (渚衢雲), Chử Vi Vân (渚微雲), hoặc Chử Vi Tử (渚微子),[1] tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).[2] Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Thương cha nên Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn. Thời ấy, Vua Hùng ngành (nhành) thứ 18 là Hùng Duệ Vương[3][4] (Lĩnh Nam chích quái ghi là đời thứ 3, được hiểu là đời vua thứ 3 trong thế hệ thứ 18[5]) có cô con gái tên là Tiên Dung (仙容), đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của Tiên Dung đến thăm vùng Chử Xá. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, thấy chàng hiếu thảo, bản tính thật thà, khôi ngô cường tráng, thú vị hiếm có, tâm sinh ý yêu thích, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng. Hùng Vương nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa.[6] Một hôm, có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Viên sơn (瓊園山),[7] (nay là núi Nam Giới thuộc Thạch Hà, Hà Tĩnh),[8] Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một tăng sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng, văn võ bá quan lẫn tiên đồng ngọc nữ đều sẵn sàng để hầu hạ. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, Hùng Vương cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng quân ở bãi cát cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung và Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn. Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm một đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là Hà Thị. Giúp Triệu Quang PhụcVào đời Hậu Lương, Trần Bá Tiên nhận mệnh đem quân Nam tiến, đánh bại quân lực của Lý Nam Đế. Lý Nam Đế sai Triệu Quang Phục làm tướng cự địch. Quang Phục đem quân nấp ở đầm Nhất Dạ Trạch trong truyền thuyết. Đầm sâu mà rộng, quân Lương vướng mắc, tiến binh rất khó, Quang Phục dùng thuyền độc mộc đột xuất ra đánh cướp lương thực, cầm cự lâu ngày làm cho quân giặc mệt mỏi, trong ba bốn năm không hề đối diện chiến đấu. Bá Tiên than rằng: "Ngày xưa nơi đây là chằm một đêm bay về trời, nay lại là chằm một đêm cướp đoạt người". Nhân gặp loạn Hầu Cảnh, Lương Đế bèn gọi Bá Tiên về, ủy cho tì tướng là Dương Sằn thống lĩnh sĩ tốt. Quang Phục ăn chay lập đàn ở giữa đầm, đốt hương mà cầu đảo, bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đàn mà bảo Quang Phục rằng: "Hiển linh còn đó, ngươi có thể cầu tới cứu trợ để dẹp bằng họa loạn". Dứt lời, tháo vuốt rồng trao cho Quang Phục, bảo: "Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu có thể khiến giặc bị diệt". Đoạn bay lên trời mà đi. Triệu Quang Phục được vật đó, reo mừng vang động, xông ra đột chiến, quân Lương thua to. Chém Dương Sằn ở trước trận, quân Lương phải lùi. Sau đó, Quang Phục nghe tin Nam Đế mất, bèn tự lập làm Triệu Việt vương, xây thành ở Trâu Sơn, huyện Vũ Ninh. Thờ cúngĐền thờ Chử Đồng Tử bao gồm ba đền chính:
Tổng Mễ Sở bị mất đất, mất Đền, lòng dân oán thán quan án sát Chu Mạnh Trinh đã trùng tu ngôi đền cổ ở bờ sông thành ngôi đền chính Đa Hoà (văn bia ở bờ sông ghi rõ: Đa Hòa chính từ bia ký). Do vậy Đền Hoá Dạ Trạch và Đền Chính Đa Hòa đều có chữ "Chính từ".
Đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân được lập ra và thờ ở nhiều nơi từ Cửa Sót, Hà Tĩnh ra Bắc. Riêng ở Khoái Châu, Hưng Yên cũng có một số đền Làng thờ như: Đình Phương Trù thôn Phương Trù xã Tứ Dân; Đền Ngự Dội Làng Màn Trầu, huyện Đông Yên nay là thôn Toàn Thắng, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền làng Quan Xuyên xã Thành Công huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; đình Tự Nhiên ở Vĩnh Hưng, huyện Đông An, phủ Khoái Châu nay thuộc xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Lễ hội Chử Đồng Tử và Tiên DungLễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung,[10] hay còn gọi là Lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, là lễ hội cầu tình yêu được tổ chức ở hai ngôi đền là đền Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền Hóa (xã Dạ Trạch) cùng huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Lễ hội hằng năm đều được tổ chức nhưng với quy mô tổng (tổng Mễ xưa có 9 làng nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang và xã Bình Minh, huyện Khoái Châu) thì 3 năm một lần, thời gian vào giữa tháng 2 âm lịch. Lễ mang giá trị văn hóa thần thoại, là bức tranh về Chử Đồng Tử và hành trình đầy huyền thoại của ông đối với những người ở hai xã này. Truyền thuyết về Hồng VânCó thuyết kể rằng, Chử Đồng Tử trong lúc chu du tìm thầy học đạo cùng vợ là Tiên Dung đã lấy thêm một người vợ thứ hai là Hồng Vân. Cả ba người đã giúp dân chữa bệnh. Truyền thuyết này khá rõ ràng là chỉ sinh ra vào thời sau, khi sự thờ phụng Chử Đồng Tử đã cao và sinh ra nhiều dị bản để tăng tính thần thoại cho Chử Đồng Tử. Hồng Vân công chúa tên thường gọi là Tây Nương, hay Tây Sa, có tài liệu gọi là nàng Nguyễn. Bà sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đức độ, hiền lành tại làng Đông Miên, huyện Chu Diên (tức thôn Đông Kim, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên hiện nay). Tương truyền rằng, một đêm nọ mẹ bà mộng thấy một con chim xanh lớn (Thanh Điểu) bay vào màn, rồi hóa thành người con gái đẹp. Tiếp đó, một người đàn bà xuất hiện ngoài màn, tự xưng là Tây cung Vương mẫu (Tây Vương Mẫu), từ thiên đình giáng xuống, đem con xuống gửi nhà người cõi trần trong 3 kỷ (36 năm). Từ đó bà thụ thai, đến ngày mùng 10/2 âm lịch hạ sinh con gái, đặt tên là Tây Nương. Tây Nương lớn lên có sắc đẹp lạ thường chim sa, cá lặn, hoa tủi, trăng hờn. Chuyện tình duyên giữa Hồng Vân công chúa và Đức thánh Chử Đồng Tử được ghi lại như sau: "Trong một chuyến đi chữa bệnh cho người dân, đức thánh và công chúa Tiên Dung gặp Tây Nương đang cắt lúa bên đường đã tới hỏi chuyện. Thấy nàng có sắc đẹp lạ thường, hiền lành mà đối đáp trôi chảy, Tiên Dung tỏ ra mến phục và kết nghĩa chị em. Sau cuộc trò chuyện "tâm đầu ý hợp" của ba người, Tây Nương đã kết duyên cùng Chử Đồng Tử". Cũng năm đó, vua Hùng cha của Tiên Dung ốm nặng, không ngự y nào chữa khỏi được. Biết Tây Nương giỏi về chữa bệnh, Tiên Dung đã nhờ nàng vào cung chữa cho vua cha. Sau khi vua Hùng khỏi bệnh định mang vàng bạc, châu báu ra tạ ơn, nhưng nàng không nhận mà trở về chung sống với Chử Đồng Tử - Tiên Dung, tiếp tục chữa bệnh cứu dân. Sau sự kiện Tam vị đồng thăng, vua Hùng đã sa giá đến nơi để xem xét. Khi đó, vua nhìn lên trời thấy có người con gái cưỡi hạc trắng từ bay đến, tự xưng là Tây cung Vương nữ, vâng mệnh Chử Đồng Tử - Tiên Dung đến tạ phụ vương và xin thứ tội các con. Vua nhận ra đây chính là người chữa khỏi bệnh cho mình lúc trước. Ngài vô cùng hối hận và xúc động và đã phong cho Tây Nương là "Nội trạch Tây cung Tiên nữ – Hồng Vân công chúa". Để tỏ lòng nhớ ơn công ơn của ba vị, dân làng trong vùng và nhiều nơi khác đã lập đền thờ họ. Nhiều làng thuộc các tỉnh nằm ở hạ lưu châu thổ sông Hồng như Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam đều có thờ đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân công chúa. Nhưng ở Hưng Yên là có nhiều đền nhất, có 45 làng cùng thờ. Hằng năm vào ngày 10, 12/2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử-Tiên Dung lại được diễn ra tại các đền Hóa Dạ Trạch, đền Tránh Đa Hòa (xã Bình Minh) và đền thờ Hồng Vân công chúa (xã Đông Tảo, Khoái Châu) để ghi nhớ công ơn đồng thời tô đậm thêm thiên tình sử muôn đời của đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân. Tham khảo
Xem thêmLiên kết ngoàiWikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
|