Rudolf von Laban
Rudolf von Laban hay Rudolph von Laban (tiếng Hungary: Lábán Rudolf;[1] 15 tháng 12 năm 1879 – 1 tháng 7 năm 1958)[2] là nghệ sĩ múa, biên đạo múa và nhà lý luận vũ đạo người Áo-Hung, Đức và Anh. Ông được coi là "cha đẻ của múa biểu hiện"[3] và tiên phong cho múa hiện đại.[4] Laban mang lại đổi mới về mặt lý thuyết như phân tích chuyển động Laban (cách ghi lại chuyển động con người) và Labanotation (hệ thống ký hiệu chuyển động), mở đường phát triển ký hình cử điệu múa và phân tích chuyển động. Ông khởi xướng một trong những phương pháp tiếp cận chính tới liệu pháp múa.[5] Công trình về cử động sân khấu có ảnh hưởng lên nghệ thuật trình diễn.[6] Laban cũng thử áp dụng ý tưởng của mình vào một số lĩnh vực khác, bao gồm kiến trúc, giáo dục, công nghiệp và quản lý.[4] Sau buổi tập dượt vũ đạo cho Thế vận hội Mùa hè 1936, Laban bị đảng Quốc xã để mắt đến. Năm 1937, ông trốn sang Anh. Năm 1945-1946, ông và cộng sự lâu năm Lisa Ullmann thành lập Nghiệp hội Nghệ thuật Cử điệu Laban ở Luân Đôn và Xưởng Nghệ thuật Cử điệu ở Manchester. Ông làm việc tại đây cho đến khi qua đời. Nhạc viện vũ nhạc Ba Ngôi Laban ở Luân Đôn tiếp tục di sản này. Cuộc đời và sự nghiệpLaban là con trai của Rudolf Laban Sr. (1843–1907), võ quan tổng đốc ở Pressburg (Pozsony)[2] và (từ 1899) thống chế quân Áo-Hung ở các tỉnh Bosna-Hercegovina,[7] với Marie (nhũ danh Bridling; 1858–1926). Năm 1897, Laban cha được Hungary phong tước quý tộc để ghi nhận quân công và được gán chữ "de" vào họ (Laban de Váralja; địa danh gắn liền với dòng tộc Laban). Bởi vậy, Laban con cũng được chữ "von" trong họ theo truyền thống ngôn ngữ Đức.[2] Laban sinh trưởng trong giới quý tộc Viên và Sarajevo. Năm 1911, Laban thuê một phòng trong tòa nhà phía sau ở Theresienstraße (phố Theresa) tại Munich và lập xưởng tạm thời về cử động. Không thể kiếm sống bằng việc dạy múa, Laban phải tiếp tục vẽ minh họa và biếm họa. Năm 1912, quá tải đến mức kiệt sức, Laban bị suy sụp và phải đến Lahmann-Sanatorium Weißer Hirsch gần Dresden để chữa trị theo nguyên tắc cải tổ đời sống (Lebensreform).[8] Tại viện trị liệu tự nhiên này, Laban gặp và đem lòng yêu một bệnh nhân khác là Suzanne Perrottet. Cuộc tình tay ba này khá là hài hòa. Perrottet trở thành cộng tác viên quan trọng nhất của Laban (cùng với Mary Wigman và Katja Wulff),[8] người tình và sinh ra Allar Perrottet (tên về sau là André Perrottet von Laban) ở Ascona và Zürich. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên khu vực trị liệu tự nhiên Monte Verità bang Ticino của Thụy Sĩ, Laban thành lập một trường múa, nhanh chóng thu hút nhiều người theo học nghệ thuật múa mới.[9] Chính tại đây, Laban đã tổ chức các khóa dạy múa nổi tiếng từ năm 1913 đến năm 1919. Tại đây, học viên cũng trải nghiệm sống hòa hợp với thiên nhiên bằng cách tự trồng lương thực, ăn chay, dệt vải và tự may quần áo kiểu cải tổ, đồng thời múa ngoài trời khỏa thân giữa tự nhiên với những động tác ngẫu hứng năng động.[9][10] Tại đây Laban đã đột phá về suy ngẫm và nghệ thuật, tạo ra neuen Menschen (n.đ. 'người mới'), Fiur-Menschen (n.đ. 'người lửa'), Anarchos (n.đ. 'hỗn loạn') và Orgiastos (n.đ. 'hoang dại') trong các vở vũ kịch theo phong cách biểu hiện.[9] Hội Tam điểmLaban tham gia Hội Tam Điểm từ năm 1913 và thành lập hội quán riêng "Nhà Johan của những Hội Tam Điểm mang Nghi lễ-Scotland-và-Memphis-và-Misraim cổ xưa ở thung lũng Zürich" có sáu huynh đệ và mười tỷ muội. Khi ở Monte Verità, Laban gặp gỡ với nhà huyền bí Theodor Reuss. Reuss cư ngụ tại đây một thời gian và đã lập nên Hội Tam Điểm địa phương. Ngày 24 tháng 10 năm 1917, Reuss ban hành điều lệ cho Laban và Hans Rudolf Hilfiker-Dunn (1882–1955) để hoạt động Nhà III° Ordo Templi Orientis Lodge ở Zürich gọi là Libertas et Fraternitas (n.đ. 'Tự do và bác ái').[11] Thời WeimarNăm 1930-1934, Laban đảm nhận vai trò chỉ đạo vũ ba lê tại Nhà hát Opera bang Berlin. Laban tích hợp các ý tưởng của nhà tâm lý học Carl Jung,[12] chương trình khởi động có các thực hành của của Joseph Pilates. Theo Pilates, các động tác này có được khi Laban quan sát Pilates làm việc với các bệnh nhân ở Hamburg.[13] Đức quốc xãNăm 1934-1936, Laban chỉ đạo các lễ hội khiêu vũ lớn do Bộ tuyên truyền của Joseph Goebbels tài trợ.[14] Thậm chí khi ấy, Laban còn viết rằng "chúng tôi muốn cống hiến các phương tiện biểu hiện và năng lực mình để phục vụ nhiệm vụ to lớn của Volk (Nhân dân) chúng ta. Bằng định hướng rõ ràng của Quốc trưởng chúng ta".[15] Năm 1936, Laban trở thành chủ tịch hiệp hội "xưởng múa Đức" và nhận mức lương 1250 ℛℳ mỗi tháng,[16] nhưng đến tháng 8, bệnh loét tá tráng buộc ông nằm giường hai tháng và phải xin giảm bớt trách nhiệm.[17] Yêu cầu được chấp thuận và lương Laban giảm xuống còn 500 ℛℳ kéo dài đến khi kết thúc hợp đồng tháng 3 năm 1937.[18] Đã có một số cáo buộc Laban liên hệ với tư tưởng quốc xã. Ví dụ, ngay từ tháng 7 năm 1933, Laban đã loại hết các trẻ không thuộc chủng tộc Arya khỏi khóa học ba lê mà mình đang điều hành. Tuy vậy, một số học giả nghiên cứu Laban chỉ ra rằng[19] để tồn tại dưới chế độ quốc xã khi ấy thì cần phải làm như vậy, Laban lại chẳng phải công dân Đức hay đảng viên quốc xã nên vị thế rất bất trắc. Trên thực tế, khi quốc xã lên nắm quyền đã ra luật mới ngày 25 tháng 4 năm 1933 để chống lại tình trạng quá tải chủng tộc tại trường học Đức (Gesetz gegen die Überfüllung deutscher Schulen und Hochschulen ). Theo đó, Laban buộc phải tuân theo để thanh lọc các học sinh mang những đặc điểm "không thuộc chủng Arya". Năm 1936, công việc của ông dưới chế độ Đức Quốc xã căng đến cực độ khi Goebbel cấm vũ đạo Vom Tauwind und der Neuen Freude (Gió mùa xuân và niềm vui mới) cho Thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin với lý do không có tác dụng thúc đẩy chương trình nghị sự của Đức Quốc xã.[20][21] Anh quốcTháng 8 năm 1937, trong tình trạng sức khỏe rất kém, Laban quyết định đến Paris.[22] Cuối cùng, ông được mời đến Anh. Tháng 2 năm 1938, ông cùng hai học trò cũ Kurt Jooss và Sigurd Leeder thành lập Trường múa Jooss-Leeder tại Dartington Hall ở Devon (nhờ hoạt động từ thiện của vợ chồng Leonard Elmhirst và Dorothy Whitney). Trường có những người tị nạn Đức quốc xã khác đến và dạy vũ điệu đầy sáng tạo.[23] Các cộng sự thân thiết và đối tác lâu năm Lisa Ullmann và Sylvia Bodmer đã hỗ trợ Laban rất nhiều trong việc dạy múa. Từ đó dẫn đến việc thành lập Nghiệp hội Nghệ thuật Cử điệu Laban (nay được gọi là Nhạc viện vũ nhạc Ba Ngôi Laban) năm 1945 và Xưởng nghệ thuật cử điệu ở Manchester năm 1946.[24] Năm 1947, cùng với nhà tư vấn quản lý Fredrick Lawrence, Laban xuất bản cuốn Effort. Tác phẩm là nghiên cứu dựa trên triết lý Ford về thời gian thực hiện nhiệm vụ theo công nghiệp cùng năng lượng tiêu tốn.[24] Laban đưa ra những phương pháp nhằm giúp loại bỏ "chuyển động bóng" (mà ông cho rằng lãng phí năng lượng và thời gian) và thay vào đó tập trung vào những chuyển động có tính xây dựng cần thiết cho công việc. Laban qua đời ở Anh vào năm 1958. Học trò và cộng sự đáng chú ýTrong số các học trò, bạn bè và cộng sự của Laban có thể kể đến Mary Wigman, Suzanne Perrottet, Katja Wulff, Kurt Jooss, Lisa Ullmann, Albrecht Knust, Dussia Bereska, Lilian Harmel, Sophie Taeuber-Arp, Hilde Holger, Ana Maletić, Milča Mayerová, Gertrud Kraus, Gisa Geert, Warren Lamb, Elizabeth Sneddon, Dilys Price, Yat Malmgren, Sylvia Bodmer, Betty Meredith-Jones và Irmgard Bartenieff. Di sảnBộ sưu tập Laban trong Kho lưu trữ Laban tại Nhạc viện vũ nhạcBa Ngôi Laban ghi lại cuộc đời và công việc của Laban trong những năm 1920-1950. Kho lưu trữ Rudolf Laban tại Trung tâm Tài nguyên Khiêu vũ Quốc gia do Lisa Ullmann và Ellinor Hinks sưu tầm và tổ chức, ghi lại công việc giảng dạy của ông ở Anh, trong đó có nhiều bản vẽ gốc. Bộ sưu tập John Hodgson trong Thư viện Brotherton Đại học Leeds lưu giữ những tài liệu gốc liên quan đến sự nghiệp của Laban ở châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Các kho lưu trữ khác chứa tài liệu về Laban bao gồm Tanzarchiv Leipzig, Dartington Archive và German Dance Archives, Cologne. Học trò của Laban tiếp tục thành lập các trường múa hiện đại riêng, tiếp tục ảnh hưởng đến thế hệ học trò kế tiếp suốt thế kỷ 20:
Tác phẩm và ấn phẩm
Chú thích
Tư liệu
Liên kết ngoàiWikiquote có sưu tập danh ngôn về:
|
Portal di Ensiklopedia Dunia