Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đoàn 2, còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang", là một quân đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam, tồn tại từ tháng 5 năm 1974 đến tháng 12 năm 2023. Quân đoàn 2 là lực lượng tham gia nhiều chiến dịch nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, với các lực lượng trực thuộc Quân đoàn 2 như Sư đoàn 325, Sư đoàn 304 (đã được điều chuyển về Quân khu 2), Sư đoàn 306 (đã được điều chuyển về Quân khu 1), Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Lữ đoàn Phòng không 673, Lữ đoàn Pháo binh 164, Lữ đoàn Công binh 219 (đã sáp nhập vào lữ đoàn 575 Quân khu 1), Trung đoàn Thông tin 463. Quân đoàn 2 được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế).[3] Tháng 12 năm 2023, Quân đoàn 2 và Quân đoàn 1 hợp lại thành Quân đoàn 12. Lịch sử hình thànhTháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành hội nghị lần thứ 21, ra nghị quyết về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10 năm 1973 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực, ngày 17 tháng 5 năm 1974, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Quân đoàn 2. Ngày 1 tháng 6 năm 1974, tại Ba Nang-Ba Lòng Quảng Trị (trụ sở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên), thượng tướng Song Hào Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lập Quân đoàn. Theo đó, Bộ tư lệnh Quân đoàn gồm có: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy, Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh, Đại tá Nguyễn Công Trang - Phó Chính ủy. Tổ chức cơ quan buổi đầu của quân đoàn gồm: Bộ Tham mưu (13 phòng) do thượng tá Bùi Công Ái làm Tham mưu trưởng. Cục Chính trị (9 phòng) do thượng tá Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm. Cục Hậu cần (10 phòng) do thượng tá Nguyễn Ngọc Thực làm Chủ nhiệm. Đảng ủy quân đoàn gồm có: Lê Linh - bí thư; Hoàng Văn Thái - phó bí thư; Nguyễn Công Trang Phó bí thư; ủy viên Đảng ủy gồm có bốn người: Hoàng Đan, Bùi Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực. Lực lượng Quân đoàn 2 những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác. Khi tiến công dọc bờ biển, được tăng cường Sư đoàn 3 Sao Vàng. Mùa xuân năm 1975, Quân đoàn tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng; tham gia chiến dịch Tây Nguyên. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh Quân đoàn đã đánh chiếm Dinh Độc Lập cắm cờ trên dinh và bắt sống nội các Việt Nam Cộng hòa [4]. Đại úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 trên nóc Dinh độc lập, còn đại úy Phạm Xuân Thệ bắt sống nội các VNCH. Sư đoàn 3 đánh Vũng Tàu rồi được gọi ra bắc, phòng thủ biên giới ở Lạng Sơn. đội hình Quân đoàn 2 tổ chức lại, với các sư đoàn 325, 324, 306, 341 đánh Khmer Đỏ. Đầu năm 1979 khi quân đội Trung Quốc gây hấn, Bộ quốc phòng có kế hoạch dùng máy bay chở quân đoàn 2 ra bắc, nhưng đến nơi thì quân Trung Quốc vừa rút lui. Ngày 29/11/2023, tại Ninh Bình, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị tiếp nhận nguyên trạng các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2 và Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) về Quân đoàn 12. Lãnh đạo hiện nay(Đã kết thúc hoạt động)
Tổ chức ĐảngTổ chức chungTừ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[5] Tổ chức Đảng bộ trong Quân đoàn 2 theo phân cấp như sau:
Tổ chức chính quyềnCơ quan trực thuộc
Đơn vị trực thuộc Quân đoàn
Đến tháng 8 năm 2023, sư đoàn 304 được điều chuyển nguyên trạng về Quân khu 2, sư đoàn 306 được điều chuyển nguyên trạng về Quân khu 1.[10] Đơn vị trực thuộc Cục
Tổ chức chungChỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳTư lệnh
Chính ủy
Tham mưu trưởng
Chú thích
Liên kết ngoài |