Nguyễn Phúc Thanh

Nguyễn Phúc Thanh
Chức vụ
Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1997 – 19 tháng 7 năm 2007
9 năm, 302 ngày
Chủ tịchNông Đức Mạnh (1992-2001)
Nguyễn Văn An (2001-2006)
Nguyễn Phú Trọng (2006-2011)
Tiền nhiệmĐặng Quân Thụy
Kế nhiệmHuỳnh Ngọc Sơn
Nhiệm kỳtháng 4 năm 1993 – tháng 9 năm 1997
Tiền nhiệmNguyễn Trọng Xuyên
Kế nhiệmNguyễn Văn Đà
Tư lệnh Quân đoàn 2
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1988 – tháng 3 năm 1993
Tiền nhiệmBùi Công Ái
Kế nhiệmNguyễn Văn Rinh
Phó Tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 2
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1987 – tháng 5 năm 1988
Phó Tư lệnh thứ nhất Quân khu II
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1987 – 1987
Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1997 – 19 tháng 7 năm 2007
9 năm, 302 ngày
Tiền nhiệmĐặng Quân Thụy
Kế nhiệmNguyễn Kim Khoa
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1944-06-25)25 tháng 6, 1944
Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Tây
Mất8 tháng 2, 2019(2019-02-08) (74 tuổi)
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19642007
Cấp bậcTập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpgTrung tướng
Chỉ huyTổng cục Hậu cần
Quân đoàn 2

Nguyễn Phúc Thanh (25 tháng 6 năm 19448 tháng 2 năm 2019) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, thuộc đoàn đại biểu Tuyên Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa X, XI (1997–2007).[1]

giáo dục

Xuất thân

Sự nghiệp

Tháng 11/1964, ông nhập ngũ, chiến sĩ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Ngày 8/2/1966, ông gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, chính thức là ngày 9/2/1967.

Tháng 7/1967 – 11/1970, ông làm Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn phó rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Quân khu Trị Thiên.

Tháng 12/1970 – 8/1972, ông học tại Học viện Lục quân (Việt Nam).

Tháng 8/1972, ông làm Trợ lý tác chiến Quân khu Trị Thiên.

Tháng 5/1973 – 2/1975, ông đảm nhiệm các chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 1 rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, Sư đoàn 324.

Tháng 3/1975 – 9/1978, ông làm Tham mưu phó Sư đoàn 324.

Tháng 10/1978 – 6/1980, ông học tại Học viện Quốc phòng (Việt Nam).

Tháng 7/1980 – 6/1981, ông làm Sư đoàn phó – Tham mưu trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 7/1981 – 4/1985, ông làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này ông được cử đi đào tạo tại Học viện Quân sự PunDe Liên Xô.

Tháng 5/1985 – 9/1987, ông làm Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 10/1987– 5/1988, ông làm Phó Tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 6/1988 – 3/1993, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1993 – 9/1997, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.; Quyền Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục Hậu cần.

Tháng 9/1997, ông được bầu vào Đảng đoàn Quốc hội khóa X, làm Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001), ông được bầu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa X, XI.

Năm 2007, ông thôi giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội và nghỉ theo chế độ

Ông mất đột ngột khi đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào ngày 8/2/2019, không lâu sau lễ mừng thọ lần thứ 75.

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1967 1968 1970 1973 1976 1980 1984 6.1988 10.1994
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Lieutenant.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Captain.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Tham khảo

  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.