Học viện Kỹ thuật Quân sự (tiếng Anh: Military Technical Academy – MTA) hay còn được gọi với cái tên dân sự là Đại học Lê Quý Đôn là Đại học đầu ngành kỹ thuật, công nghệ quân sự và công nghiệp quốc phòng nằm trong Nhóm các Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo. Học viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nghệ quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho quân đội. Đồng thời, Học viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự, kết hợp nghiên cứu với triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội.[1]
Địa chỉ trụ sở chính và các chi nhánh
Tổng diện tích mặt bằng các chi nhánh và trụ sở chính của Học viện Kỹ thuật Quân sự là hơn 50ha.
Cơ sở 1: Trụ sở chính (khu A), số 236 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Là nơi làm việc của Ban giám đốc, các cơ quan chức năng, các Khoa, Viện, Trung tâm nghiên cứu và cũng là nơi sinh hoạt, rèn luyện, học tập, nghiên cứu khoa học của đối tượng học viên, sinh viên đào tạo đại học và sau đại học.
Cơ sở 2: Khu B, đường Kiều Mai, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Gồm Ký túc xá, Giảng đường, Khu thể thao, Nhà ăn; Xưởng Chế thử/Trung tâm Công nghệ; Trung tâm dạy nghề lái xe; Hệ đào tạo Sau đại học;
Cơ sở 3: Đại diện khu vực phía Nam tại số 71 đường Cộng Hòa, phường 04, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 069 662 644; Gồm cơ quan đại điện và đào tạo sau đại học tại phía Nam.
Cơ sở 4: Trung tâm Huấn luyện tại số 125 Vĩnh Phúc, đường Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (10ha): Gồm các Xưởng thực hành, thực tập và là nơi sinh hoạt, rèn luyện, học tập của các đối tương đào tạo liên thông, chuyển cấp, văn bằng 2 và các lớp đào tạo ngắn hạn.
Cơ sở 5: Khu Hòa Lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (23ha): Trung tâm nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ Hòa Lạc; Trường bắn Thử nghiệm vũ khí; Khu huấn luyện dã ngoại, Khu hậu cần...
Cơ sở 6: Khu Kim Chung, Kim Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là Khu nghiên cứu khoa học quân sự, huấn luyện, đào tạo.
Cơ sở 7: Phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (5ha).
Tổng quan
Học viện Kỹ thuật quân sự là trường đại học nghiên cứu (research university), được tổ chức theo mô hình trường đại học kỹ thuật tổng hợp, vừa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào thiết kế, chế tạo, sản xuất và khai thác sử dụng vũ khí, khí tài, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật quân sự trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, cũng như phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổng diện tích mặt bằng của Trụ sở chính tại 236, Hoàng Quốc Việt và các chi nhánh khác: hơn 50 hecta.
Hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm,khu giáo dục thể chất, ký túc xá...; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 200 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, phòng thí nghiệm, sân vận động, bể bơi... Thư viện với trên 2000 m2 sử dụng với 76.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet...
Tính đến năm 2015, Học viện có quan hệ hợp tác với trên 50 trường đại học trên thế giới.
Lịch sử
Ngày 08/08/1966 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 146-CP thành lập Phân hiệu II Đại học Bách Khoa.
Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Phân Hiệu II Đại học Bách Khoa đồng thời khai giảng khóa đào tạo 1 tại Thủ đô Hà Nội. Từ đó tới nay, ngày 28/10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.
Ngày 18/6/1968, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 88-CP chuyển "Phân hiệu II Đại học Bách khoa" thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp thành "Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự" thuộc Bộ Quốc phòng.[4]
Ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.
Ngày 06/5/1991: Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Học viện Kỹ thuật Quân sự được sử dụng tên dân sự Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn với 2 nhiệm vụ đào tạo quân sự và dân sự.[5]
Năm 2006, thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Theo đó Đảng bộ trong Học viện Kỹ thuật quân sự bao gồm:
Đảng bộ Học viện Kỹ thuật quân sự là cao nhất;
Đảng bộ các Khoa đào tạo, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các Hệ quản lý học viên trực thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự;
Chi bộ thuộc các Phòng, Ban, Bộ môn, các đơn vị cơ sở.
Đào tạo
Đại học
Thời gian đào tạo là 5 năm, mỗi năm 2 học kỳ. Đào tạo về Các môn học khối kiến thức cơ bản, Các môn học khối cơ sở ngành và chuyên ngành, Các môn học khối kiến thức chuyên ngành theo hướng đào tạo, Khối kiến thức về Khoa học xã hội – Nhân văn và Giáo dục quốc phòng.
Hệ quân sự: Hiện nay, Học viện đào tạo 45 chuyên ngành quân sự thuộc các ngành/lĩnh vực: Điện tử truyền thông; Điện-Điện tử; Điều khiển và Tự động hóa; Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Mạng máy tính; Công nghệ phần mềm; An ninh, An toàn thông tin; Công nghệ thông tin; Toán-Tin học; Địa-Tin học; Trắc địa và Bản đồ; Hàng không vũ trụ; Cơ khí; Vũ khí; Động lực; Xây dựng; Đường và Sân bay; Cầu và các phương tiện vượt sông; Hóa học; Vật liệu; Môi trường; Cơ điện tử và Robot; Kỹ thuật hàng không vũ trụ; Thiết kế chế tạo tên lửa; Các hệ thống không người lái; Hệ thống sản xuất tự động hóa; Quang học và Quang điện tử;...
Hệ dân sự: Hiện nay, Học viện đào tạo 21 chuyên ngành dân sự: công nghệ thông tin; khoa học máy tính; trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu; hệ thống thông tin; công nghệ phần mềm; truyền thông và mạng máy tính; an toàn thông tin; công nghệ hóa học, kỹ thuật môi trường; kỹ thuật điện – điện tử; điều khiển công nghiệp; tự động hóa; vi điện tử bán dẫn; điện tử viễn thông; điện tử y sinh; cơ-điện tử; kỹ thuật hàng không; kỹ thuật hệ thống sản xuất; cơ kỹ thuật; kỹ thuật thủy khí; kỹ thuật nhiệt lạnh; kỹ thuật thiết kế; chế tạo máy; gia công áp lực; kỹ thuật ô tô; máy xây dựng; xây dựng dân dụng và công nghiệp; cầu đường bộ;... Đến năm 2019, theo đề án chủ trương mới của Bộ Quốc phòng, Học viện dừng tuyển sinh và đào tạo khối dân sự.
Thạc sĩ
Danh sách ngành đào tạo trình độ thạc sĩ: 18 ngành[7]
STT
Tên ngành
Khoa chủ quản
1
Khoa học máy tính
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
2
Kỹ thuật phần mềm
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
3
Hệ thống thông tin
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
4
Kỹ thuật cơ khí
Khoa Cơ khí
5
Cơ kỹ thuật
Khoa Cơ khí
6
Cơ học vật rắn
Khoa Cơ khí
7
Kỹ thuật cơ khí động lực
Viện Cơ khí Động lực
8
Kỹ thuật Cơ Điện tử
Khoa Hàng không Vũ trụ
9
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Viện Tên lửa và kỹ thuật điều khiển
10
Kỹ thuật điện tử
Khoa Vô tuyến Điện tử
11
Kỹ thuật ra đa – dẫn đường
Khoa Vô tuyến Điện tử
12
Kỹ thuật viễn thông
Khoa Vô tuyến điện tử
13
Kỹ thuật hóa học
Khoa Hóa-Lý kỹ thuật
14
Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt
Viện Công trình đặc biệt
15
Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm
Viện Công trình đặc biệt
16
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Viện Công trình đặc biệt
17
Chỉ huy, quản lý kỹ thuật
Khoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật
18
Quản lý Khoa học và Công nghệ
Khoa Cơ khí
Tiến sĩ
Danh sách ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: 15 ngành[8]
STT
Tên ngành
Khoa
1
Toán ứng dụng
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
2
Cơ sở toán học cho Tin học
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
3
Khoa học Máy tính
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
4
Hệ thống thông tin
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
5
Kỹ thuật Hóa học
Khoa Hóa Lý kỹ thuật
6
Cơ học vật rắn
Khoa Cơ khí
7
Cơ học kỹ thuật
Khoa Cơ khí và Khoa Vũ khí
8
Kỹ thuật cơ khí (Chế tạo máy, Gia công áp lực)
Khoa Cơ khí
9
Kỹ thuật cơ khí động lực (ô-tô, động cơ, tăng-thiết giáp, xe máy công binh)
Viện Cơ khí Động lực
10
Kỹ thuật điện tử (thông tin, điện tử truyền thông, vi xử lý, công nghệ vi điện tử)
Viện Vô tuyến Điện tử
11
Kỹ thuật ra đa – dẫn đường
Viện Vô tuyến Điện tử
12
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (lý thuyết điều khiển, điều khiển thiết bị bay, tự động hoá)
Viện Tên lửa và kỹ thuật điều khiển
13
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (cầu, đường và sân bay)
Viện Công trình đặc biệt
14
Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt (công trình quân sự, công trình biển-đảo và hầm ngầm)
Viện Công trình đặc biệt
15
Chỉ huy, quản lý kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng
Hệ I (Hệ Quản lý sinh viên, học viên văn bằng 2, chuyển cấp, liên thông đại học)
Kim Ngọc Động
7
Hệ II (Hệ Quản lý học viên Sau đại học)
Nguyễn Huy Hoàng
8
Hệ III (Hệ quản lý học viên đào tạo ngắn chuyển loại ngành kỹ thuật, tạo nguồn)
Vũ Văn Mùi
9
Hệ IV (Hệ Quốc tế)
Phạm Xuân Trung
Các đơn vị khác
Trung tâm R&D Toán ứng dụng;
Trung tâm R&D Vật lý kỹ thuật;
Trung tâm R&D Kỹ thuật hóa học;
Trung tâm R&D Công nghệ Nano;
Trung tâm R&D các hệ thống điều khiển và thiết bị bay;
Trung tâm Cơ khí động lực và dạy nghề xe cơ giới;
Công ty đầu tư và phát triển công nghệ AIC
Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu
Ngày 27/02/2014, Học viện KTQS phối hợp với Cục Đối ngoại đã long trọng tiếp đón và làm việc với GS. Ryosei Kokubun – Hiệu trưởng Trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản.
Ngày 06/03/2014 Giáo sư Chang Nien Yin thuộc Trường Đại học Colorado (Hoa Kỳ), đến giảng dạy, trao đổi chuyên môn trong lĩnh vực địa kỹ thuật công trình và đề xuất mô hình đào tạo sau đại học đồng hướng dẫn của Học viện Kỹ thuật Quân sự và Trường Đại học Colorado (University of Colorado Denver).
Tháng 9/2013, Học viện Kỹ thuật sự đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 02 chương trình tiên tiến (CTTT): "Hệ thống điều khiển các thiết bị bay" hợp tác với trường Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman và "Điều khiển và Tin học trong các hệ thống kỹ thuật" hợp tác với trường Đại học Bách khoa Saint Petersburg[12]
Vũ Quốc Hùng- Đại tá, Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, nguyên giảng viên, bí thư Đảng ủy Khoa;
Nguyễn Quỳ: Giáo sư, Tiến sĩ hóa học- nguyên giảng viên, Giám đốc Học viện KTQS
Nguyễn Hoa Thịnh: Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Sức bền vật liệu, nguyên giảng viên Khoa Cơ khí, nguyên Giám đốc Học viện KTQS
Nguyễn Xuân Anh: Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ kỹ thuật, giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005, nguyên giảng viên, chủ nhiệm khoa Vũ khí.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2016-10/2017)
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng (7/2018-nay), nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng (6/2016-2/2017).
CEO Geleximco Group, Thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ Việt Nam (từ tháng 10/2017), thành viên Ban cố vấn Diễn đàn kinh tế tư nhân