Vĩnh Yên
Vĩnh Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de Tassigny: Trận Vĩnh Yên (tháng 1 năm 1951). Địa lýThành phố Vĩnh Yên nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:
Thành phố Vĩnh Yên có diện tích 50,39 km² và 123.353 nhân khẩu (năm 2021). Cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía tây, cách thành phố Việt Trì 30 km về phía đông bắc và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km. Hành chínhThành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Định Trung, Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và xã Thanh Trù. Lịch sửĐô thị Vĩnh Yên hiện nay được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1899. Theo dòng lịch sử, Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là một vùng đất được hình thành từ lâu đời với 3 vùng sinh thái: Vùng núi, Vùng đồi xâm thực bóc màu, và vùng rìa đồng bằng châu thổ. Đây là nơi từ ngàn xưa đã có con người sinh sống. Thời Hùng Vương thế kỷ thứ VII đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương 210 đến năm 179 trước công nguyên thuộc Bộ Mê Linh. Trong thời kỳ phong kiến phương bắc đô hộ thuộc Quận Giao Chỉ, sau đó thuộc Quận Phong Châu. Đến thời kỳ Nhà Trần, thế kỷ XIII – XIV thuộc huyện Tam Dương, Trấn Tuyên Quang thời nhà Lê thuộc phủ Đoan Hùng, Trấn Sơn Tây. Thời Nhà Nguyễn, phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ thuộc phủ Đoan Hùng, đều thuộc trấn Sơn Tây. Ngày 20 tháng 10 năm 1890 đến tháng 4 năm 1891, Vĩnh Yên thuộc địa phận đạo Vĩnh Yên. Ngày 12 tháng 4 năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 29 tháng 12 năm 1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn: Núi An Sơn (có tên nôm là Đồi Cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên, cái tên Vĩnh Yên chính thức có từ đó (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi hai chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ lúc đó là xã Tích Sơn thuộc huyện Tam Dương, xã có 5 làng cổ là: Đậu - Dẩu, Khâu, Tiếc, Hạ, Sậu Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 10 làng cổ là: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, 2 tỉnh: Vĩnh Phúc và Phú Thọ được sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên không phải là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú (mà tỉnh lỵ là Thành phố Việt Trì), bao gồm 4 phường: Đống Đa, Liên Bảo, Ngô Quyền và Tích Sơn.[3] Ngày 5 tháng 7 năm 1977, sáp nhập 2 xã: Định Trung và Khai Quang thuộc huyện Tam Dương và thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên.[4] Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú và thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc.[5] Ngày 18 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/1999/NĐ-CP[6]. Theo đó:
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Yên có 5.079,27 ha diện tích tự nhiên và 65.727 nhân khẩu với 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, 3 xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trù và thị trấn Tam Đảo. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, điều chỉnh toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Tam Đảo về huyện Tam Đảo mới tái lập để quản lý.[7]. Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính này, Thị xã Vĩnh Yên còn lại 4.983,47 ha diện tích tự nhiên và 76.523 nhân khẩu (diện tích 50,08 km² và dân số trên 100.000 người) với 9 đơn vị hành chính cấp xã gồm 6 phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Đống Đa, Tích Sơn, Hội Hợp, Đồng Tâm và 3 xã: Khai Quang, Định Trung, Thanh Trù. Ngày 23 tháng 11 năm 2004, thành lập phường Khai Quang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Khai Quang, Phường Khai Quang có 1.152,08 ha diện tích tự nhiên và 16.624 nhân khẩu.[8] Ngày 1 tháng 1 năm 2005, thị xã đã chính thức trở thành đô thị loại III theo Quyết định số 2001/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng được ban hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2004 và trở thành thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 1 tháng 1 năm 2007 theo Nghị định số 146/2006/NĐ-CP của Chính Phủ được ban hành vào ngày 1 tháng 12 năm 2006.[9] Thành phố Vĩnh Yên có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 122.568 nhân khẩu với 9 đơn vị hành chính, bao gồm 7 phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù. Ngày 23 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.[10] Ngày 10 tháng 4 năm 2023, thành lập Phường Định Trung trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Định Trung.[11] Thành phố Vĩnh Yên có 8 phường và 1 xã như hiện nay. Khí hậu
Kinh tế
Với quyết tâm xây dựng thành phố Vĩnh Yên hiện đại, là nơi hội tụ - phồn vinh, kể từ ngày tái lập tỉnh (1997) thành phố đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dịch vụ - thương mại; giảm tỷ trọng nông nghiệp và phát triển bền vững. Về cơ cấu GTSX của thành phố năm 2024 ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 81,23%; Dịch vụ chiếm 18,43%; Nông nghiệp chiếm 0,34%, thu ngân sách Nhà nước dự kiến đạt 2.892,058 tỷ đồng. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94 - 95%, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) dưới 0,65%, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa 96,7%, tỷ lệ thôn, TDP đạt tiêu chuẩn văn hóa 94%.[13] Theo thống kê của UBND thành phố, từ năm 2015 đến nay, ngành dịch vụ luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân đạt 19,3%/năm, cao hơn từ 3,6% so với ngành công nghiệp, xây dựng và khoảng 18,5% so với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng giá trị sản xuất ngành dịch vụ vẫn đạt trên 10.400 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2021; 9 tháng năm 2023, đạt trên 8.000 tỷ đồng, tăng trên 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng chiếm 99,7%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 0,3%. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có gần 700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; gần 8.000 hộ kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ khác. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều hoạt động theo hướng văn minh, hiện đại; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng và sử dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; trên 90% doanh nghiệp nắm vững kỹ năng kinh doanh trên môi trường mạng.[14] Tổng giá trị sản xuất của thành phố Vĩnh Yên trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt trên 43.260 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hoạt động thương mại dịch vụ tăng 3,7% so với cùng kỳ; Công nghiệp – xây dựng tăng 7,6%; Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản tăng 0,5% so với cùng kỳ.[15] Hiện thành phố có khu công nghiệp (KCN) Khai Quang và cụm công nghiệp Lai Sơn. KCN Khai Quang với quy mô diện tích 221,46 ha đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy và mở rộng thêm. Các công ty lớn đang hoạt động trong Khu Công nghiệp Khai Quang gồm: Partron Vina, Daewoo Bus, Vina Korea, Shinwon Ebenezer, Shindoh Vina, Jahwa Vina… (Hàn Quốc), Công ty Exedy, Meisei Việt Nam, Hirota Precision, KD Heat Technology… (Nhật Bản); Công ty VPIC1, Dezen, Lâm Viễn, Sunhua… (Đài Loan)…[16] Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thành phố, nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu du lịch sinh thái cao cấp Sông Hồng - Thủ Đô, Khu dịch vụ Trại Ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu đô thị Nam Đầm Vạc, khu đô thị Vinaconex Xuân Mai, khu đô thị Phúc Sơn Luxury Villas, khu du lịch Bắc đầm Vạc… Giao thôngGiao thông đối ngoại+ Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế,công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. + Thành phố là nơi tập trung các đầu mối giao thông: Quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường Quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). + Đường vành đai 5 của chùm đô thị Hà Nội nối Vĩnh Yên với Sơn Tây - Xuân Mai - Hoà Lạc đi về phía Nam theo đường Hồ Chí Minh và đi Sông Công - Bắc Giang, Phả Lại, Hải Dương, Hưng Yên... + Thành phố có tuyến cao tốc qua sân bay Quốc tế Nội Bài ra cảng nước sâu Cái Lân. Sân bay Quốc tế Nội Bài cách Vĩnh Yên 25 km rất thuận lợi. + Thành phố có tuyến đường sắt Vĩnh Yên – Lào Cai; Vĩnh Yên – Hà Nội; Vĩnh Yên – Đông Anh – Thái Nguyên đi qua, tương lai sẽ kết nối với hệ thống đường xuyên Á. Giao thông đối nội
Du lịchMột số di tích, danh thắng nổi tiếng bao gồm: Chùa Hà Tiên, Chùa Tích Sơn, Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đình Sơn Bao, Đền Bà, Chùa Cói. Cũng có các điểm du lịch như khu du lịch Đầm Vạc, Bảo tàng Vĩnh Phúc, Quảng trường Thành phố và phố đi bộ Ngô Quyền, An Bình Vĩnh Yên nằm trên nhiều tuyến du lịch trong tỉnh: Tuyến du lịch trung tâm thành phố Vĩnh Yên - Chùa Hà - Đầm Vạc, Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Cụm đình Hương Canh - làng gốm Hương Canh - Đền Thánh Mẫu (Thanh Lãng)- di tích Thanh Lanh - Ngọc Bội - hồ Thanh Lanh, Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Tháp Bình Sơn - Núi Sáng - Thiền Viện Trúc Lâm Tuệ Đức - Làng nghề Đá Hải Lựu - Vườn cò - Chọi trâu Hải Lựu, Tuyến du lịch Vĩnh Yên - Tây Thiên - Thiền viện Trúc Lâm - Tam Đảo, Tuyến du lịch Vĩnh Yên - hồ Đại Lải.[17] Y tếTrong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế trên địa bàn thành phố luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh cũng như thành phố để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị và đầu tư xây dựng mới. Do vậy, đến nay hầu hết các cơ sở y tế có chất lượng kiên cố và đều trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh cũng như của khu vực. Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố hiện nay bao gồm: - Các cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành, bao gồm: Bệnh xá Công an tỉnh, bệnh viện Quân y 109 với tổng số 217 giường. - Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, với tổng số 1.030 giường. - Các cơ sở y tế tuyến Thành phố: Bệnh viện Đa khoa Tp.Vĩnh Yên, với tổng số 90 giường; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Y học cổ truyền. - Ngoài ra còn có Y tế tuyến phường, xã và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác như Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, Y cao Hà Nội..... Tổng số giường bệnh toàn thành phố là 1.657 giường. Trong đó, tổng số giường bệnh phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh khu vực nội thành thành phố là 535 giường (chiếm 40% tổng số giường bệnh toàn thành phố) Giáo dụcCác trường đại học, cao đẳng, TCCN
Các trường THPT, TT GDTX
Đặc sảnTép dầu đầm VạcĐầm Vạc, nơi sản sinh ra loại tép được tán tụng "Cỗ chín lợn, mười trâu/ Cũng không bằng tép dầu Đầm Vạc". Đầm Vạc là một đầm nước tự nhiên rất lớn nằm ở trung tâm Thành phố Vĩnh Yên. Diện tích mặt nước đầm rộng gần 500ha, đáy sâu nhất 4,5m, trung bình 3,8m. Đầm Vạc là nơi cung cấp một lượng lớn hải sản cho người dân Vĩnh Yên và quanh vùng, trong đó có món tép dầu, có người viết là "giầu", và giải thích rằng tép giầu đầm Vạc khi rán và kho khô nó có màu sắc và hình dáng giống cái bã giầu - bã trầu, các bà các chị ở nông thôn sau khi ăn giầu vứt bỏ. Con tép dầu đầm Vạc có chiều dài của từ 5 –7 cm, chiều ngang chừng 1 cm. Mùa thu hoạch tép dầu từ tháng 8 – 10, khi đó, bụng tép chứa đầy trứng nên ăn rất ngon. Tép dầu đầm Vạc xương ít và mềm, rán ăn ròn tan, béo ngậy, kho tương vừa ngọt vừa bùi. Các cụ ngày xưa đã có câu ca để tán tụng về món ăn dân dã này, rằng "đặc sản tép dầu đầm Vạc" còn ngon hơn cả thịt trâu, thịt lợn. Di tíchTrên địa bàn thành phố hiện có 82 công trình di tích (khu vực nội thành có 65 công trình; khu vực ngoại thành có 17 công trình). - Số công trình di tích được công nhận cấp Quốc gia: 02 công trình, trong đó khu vực nội thành có 02 công trình (Đình Đông Đạo – Phường Đồng Tâm, Chùa Tích Sơn – P. Tích Sơn). - Số công trình di tích được công nhận cấp tỉnh: 28 công trình, trong đó khu vực nội thành có tổng số 17 công trình; khu vực ngoại thành có tổng số 11 công trình. Các công trình lịch sử, văn hóa hiện có trên địa bàn thành phố gắn với di tích lịch sử, mang những nét văn hóa đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố như: tham quan, tìm hiểu lịch sử cách mạng của dân tộc hoặc du lịch tâm linh, v.v... đồng thời đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với của nhân dân thành phố nói riêng và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể kể đến như Chùa Hà Tiên ở xã Định Trung là một trong những trung tâm phật giáo lớn thời Lý, Trần. Đây cũng là di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, đến thưởng ngoạn thắng cảnh chùa Hà Tiên ngày 25/1/1963. Chú thích
|