Người Tochari

Người Tochari
Tranh tường thế kỷ VI từ cụm hang Kizil vẻ người Tochari
Khu vực có số dân đáng kể
Lòng chảo Tarim vào nửa sau thiên niên kỷ 1
(nay là Tân Cương, Trung Quốc)
Ngôn ngữ
Hai ngôn ngữ Tochari
Tôn giáo
Phật giáoMani giáo
Sắc tộc có liên quan
Các dân tộc Ấn-Iran, cư dân Afanasievo, cư dân BMAC

Người Tochari hay người Tokhari là một dân tộc Ấn-Âu từng cư ngụ trong những thành bang ốc đảo cạnh rìa bắc lòng chảo Tarim (nơi ngày nay thuộc Tân Cương, Trung Quốc) vào thời cổ đại.

Hai ngôn ngữ Tochari, tạo thành một nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu, được biết đến nhờ các bản thảo niên đại từ thế kỷ VI-VIII. Cái tên "Tochari" là do các học giả thời hiện đại đặt, bởi họ tin rằng dân tộc "Tochari" này chính là dân tộc từng sinh sống ở Bactria từ thế kỷ II TCN và được văn liệu Hy Lạp gọi là Tókharoi (Tochari trong tiếng Latinh). Sự nhận diện này nay thường được coi là sai lầm, song cái tên "Tochari" vẫn gắn bó với dân tộc này và ngôn ngữ của họ.

Những cộng đồng nông nghiệp bắt đầu hình thành trong các ốc đảo mạn bắc Tarim khoảng 2000 TCN. (Xác ướp Tarim cổ nhất, có lẽ chẳng liên quan gì đến người Tochari, có niên đại khoảng năm 1800 TCN.) Một số học giả cho rằng cư dân trong những cộng đồng này là có liên quan đến cư dân nền văn hóa Afanasievo (xuất hiện trước đó (khoảng  3500–2500 TCN) ở Xibia) hay cư dân phức hợp khảo cổ Bactria–Margiana (BMAC) miền Trung Á.

Đến thế kỷ II TCN, những cộng đồng này phát triển lên thành bang, song bị các tộc người du mục phía bắc đe dọa cũng như bị các triều đại Trung Quốc phía đông lấn át. Các thành bang này, mà lớn hơn cả là Kucha, từng đóng vai trò điểm dừng chân trên con đường tơ lụa chạy dọc rìa bắc hoang mạc Taklamakan.

Từ thế kỷ VIII, người Uyghur – một dân tộc nói ngôn ngữ Turk từ Cao Xương Hồi Cốt – đến định cư trong vùng. Người dân các thành bang ở Tarim sau đó dần hòa trộn vào người Uyghur, và tiếng Uyghur cổ lan ra khắp vùng. Các ngôn ngữ Tochari rồi thì biến mất vào thế kỷ IX.

Tham khảo

  • Adams, Douglas Q. (2013), A Dictionary of Tocharian B (ấn bản thứ 2), Rodopi, ISBN 978-90-420-3671-0.
  • Beckwith, Christopher I. (2009), Empires of the Silk Road: A History of Central Asia from the Bronze Age to the Present, Princeton University Press, ISBN 978-0-691-15034-5.
  • Chen, Kwang-tzuu; Hiebert, Fredrik T. (1995), “The late prehistory of Xinjiang in relation to its neighbors”, Journal of World Prehistory, 9 (2): 243–300, doi:10.1007/bf02221840, JSTOR 25801077.
  • Di Cosmo, Nicola (2000), “Ancient city-states of the Tarim Basin”, trong Hansen, Mogens Herman (biên tập), A Comparative Study of Thirty City-state Cultures, Copenhagen: Kongelige Danske Videnskabernes Selskab, tr. 393–407, ISBN 978-87-7876-177-4.
  • Hansen, Valerie (2012), The Silk Road, Oxford University Press, ISBN 978-0-195-15931-8.
  • Li, Chunxiang; Li, Hongjie; Cui, Yinqiu; Xie, Chengzhi; Cai, Dawei; Li, Wenying; Mair, Victor H.; Xu, Zhi; Zhang, Quanchao; Abuduresule, Idelis; Jin, Li; Zhu, Hong; Zhou, Hui (2010), “Evidence that a West-East admixed population lived in the Tarim Basin as early as the early Bronze Age”, BMC Biology, 8 (15), doi:10.1186/1741-7007-8-15, PMC 2838831, PMID 20163704.
  • Loewe, Michael (1979), “Introduction”, trong Hulsewé, Anthony François Paulus (biên tập), China in Central Asia: The Early Stage: 125 BC – AD 23, Brill, tr. 1–70, ISBN 978-90-04-05884-2.
  • Mallory, J.P. (2015), “The problem of Tocharian origins: an archaeological perspective” (PDF), Sino-Platonic Papers (259).
  • Mallory, J.P.; Adams, Douglas Q. (1997), Encyclopedia of Indo-European Culture, Taylor & Francis, ISBN 978-1-884964-98-5.
  • Mallory, J.P.; Mair, Victor H. (2000), The Tarim Mummies: Ancient China and the Mystery of the Earliest Peoples from the West, London: Thames & Hudson, ISBN 978-0-500-05101-6.
  • Millward, James A. (2007), Eurasian Crossroads: A History of Xinjiang, Columbia University Press, ISBN 978-0-231-13924-3.
  • Walter, Mariko Namba (1998), “Tocharian Buddhism in Kucha: Buddhism of Indo-European Centum Speakers in Chinese Turkestan before the 10th Century C.E.” (PDF), Sino-Platonic Papers, 85.
  • Wechsler, Howard J. (1979), “T'ai-tsung (reign 624–49) the consolidator”, trong Twitchett, Denis (biên tập), Sui and T'ang China, 589–906, Part 1, The Cambridge History of China, 3, Cambridge University Press, tr. 188–241, ISBN 978-0-521-21446-9.
  • Winter, Werner (1998), “Tocharian”, trong Ramat, Giacalone Anna; Ramat, Paolo (biên tập), The Indo-European languages, London: Routledge, tr. 154–168, ISBN 978-0-415-06449-1.
  • Yü, Ying-shih (1986), “Han foreign relations”, trong Twitchett, Denis; Loewe, Michael (biên tập), The Ch'in and Han Empires, 221 B.C.–A.D. 220, The Cambridge History of China, 1, Cambridge University Press, tr. 377–462, ISBN 978-0-521-24327-8.

Đọc thêm

  • Baldi, Philip. 1983. An Introduction to the Indo-European Languages. Carbondale. Southern Illinois University Press.
  • Barber, Elizabeth Wayland. 1999. The Mummies of Ürümchi. London. Pan Books.
  • Beekes, Robert. 1995. Comparative Indo-European Linguistics: An Introduction. Philadelphia. John Benjamins.
  • Hemphill, Brian E. and J.P. Mallory. 2004. "Horse-mounted invaders from the Russo-Kazakh steppe or agricultural colonists from Western Central Asia? A craniometric investigation of the Bronze Age settlement of Xinjiang" in American Journal of Physical Anthropology vol. 125 pp 199ff.
  • Lane, George S. 1966. "On the Interrelationship of the Tocharian Dialects," in Ancient Indo-European Dialects, eds. Henrik Birnbaum and Jaan Puhvel. Berkeley. University of California Press.
  • Walter, Mariko Namba 1998 "Tocharian Buddhism in Kucha: Buddhism of Indo-European Centum Speakers in Chinese Turkestan before the 10th Century C.E." Sino-Platonic Papers 85.
  • Xu, Wenkan 1995 "The Discovery of the Xinjiang Mummies and Studies of the Origin of the Tocharians" The Journal of Indo-European Studies, Vol. 23, Number 3 & 4, Fall/Winter 1995, pp. 357–369.
  • Xu, Wenkan 1996 "The Tokharians and Buddhism" In: Studies in Central and East Asian Religions 9, pp. 1–17. [1][liên kết hỏng]

Liên kết ngoài