Văn hóa Afanasievo
Văn hóa Afanasievo hoặc văn hóa Afanasevo (tiếng Nga: Афанасьевская культура, đã Latinh hoá: Afanas'yevskaya kul'tura), là văn hóa khảo cổ sớm nhất đã biết ở nam Siberia, chiếm giữ lòng chảo Minusinsk và dãy núi Altai trong thời kỳ đồng đá, khoảng 3300 đến 2500 năm trước công nguyên. Nó được đặt tên theo một ngọn núi gần đó là núi Afanasieva (tiếng Nga: гора Афанасьева, nằm gần làng Bateni thuộc huyện Bograsky, cộng hòa Khakassia, Nga).[2] David W. Anthony tin rằng người Afanasiev là hậu duệ của những người di cư vào khoảng 3700-3300 TCN trên thảo nguyên Á-Âu từ văn hóa Repin tiền Yamna của khu vực Don-Volga.[3] Do vị trí địa lý và niên đại của nó, Anthony và các học giả trước đó như Leo Klejn, J. P. Mallory và Victor H. Mair đã kết nối người Afanasiev với ngôn ngữ tiền Tochari (tiền Thổ Hỏa La).[4][5][6][7] Niên đạiHiểu biết khảo cổ học thông thường có xu hướng xác định niên đại vào khoảng năm 2000-2500 trước công nguyên (TCN). Tuy nhiên, cacbon phóng xạ xác định niên đại sớm nhất tới năm 3705 TCN trên các công cụ gỗ và tới năm 2874 TCN trên các di cốt người.[8] Niên đại sớm nhất trong số các con số này hiện đã bị bác bỏ, và người ta đưa ra niên đại khoảng năm 3300 TCN cho sự khởi đầu của văn hóa này.[9] Văn hóaCác ngôi mộ tập thể không phải là điều bình thường đối với nền văn hóa này.[10] Các nghĩa trang Afanasiev bao gồm cả chôn cất đơn lẻ và chôn cất tập thể nhóm nhỏ với người chết thường được uốn cong lưng trong hố chôn. Các hố chôn cất được bố trí thành hình chữ nhật, đôi khi hình tròn, rào quanh là các tường đá. Người ta cho rằng các hố chôn cất đại diện cho sơ đồ chôn cất gia đình với bốn hoặc năm rào quanh hợp thành một nhóm xã hội địa phương. Nền kinh tế Afanasiev bao gồm gia súc, cừu và dê. Các di cốt ngựa, hoặc là hoang dã hoặc là thuần hóa, cũng đã được tìm thấy. Người Afanasev trở thành những người sản xuất thực phẩm đầu tiên trong khu vực. Các công cụ được chế tạo từ đá (rìu, đầu mũi tên), xương (lưỡi câu, mũi dùi) và gạc hươu nai. Trong số các vật làm từ gạc hươu nai là các đồ vật đã được xác định có thể là má của hàm thiết ngựa. Các trình diễn nghệ thuật về các xe cộ có bánh xe tìm thấy trong khu vực này được gán cho văn hóa Afanasievo. Các đồ trang trí bằng đồng, bạc và vàng cũng đã được tìm thấy.[4] Nhân loại học sinh họcTại núi Afanasieva, hai chủng vi khuẩn Yersinia pestis đã được chiết xuất từ răng người. Một có niên đại 2909-2679 TCN và một có niên đại 2887-2677 TCN. Cả hai đều từ cùng một ngôi mộ tập thể gồm bảy người, và được cho là gần như đương đại.[10] Các gen của các chủng này biểu hiện flagellin, gây ra phản ứng miễn dịch của người; vì vậy nó không phải là bệnh dịch hạch.[11] Di truyền họcNghiên cứu di truyền công bố tháng 6 năm 2015 trên tạp chí Nature bao gồm một phân tích về 4 phụ nữ từ văn hóa Afanasievo. Hai cá nhân mang nhóm đơn bội J2a2a, một mang T2c1a2 và một mang U5a1a1.[1][12] Các tác giả của nghiên cứu thấy rằng Afanasievo là "không thể phân biệt về mặt di truyền" với văn hóa Yamna.[1] Các kết quả chỉ ra rằng sự mở rộng của tổ tiên của người Afanasiev vào khu vực Altai được thực hiện thông qua "các cuộc di cư quy mô lớn và các thay thế dân số",[1] mà không có sự hỗn huyết với cư dân địa phương.[1][13] Người Afanasiev cũng được tìm thấy là có quan hệ họ hàng gần với văn hóa Poltavka.[13] Theo các tác giả của nghiên cứu này thì nghiên cứu đã củng cố thuyết cho rằng người Afansiev là người Ấn-Âu, có lẽ là tổ tiên của người Tochari.[1] Trong nghiên cứu di truyền công bố trên tạp chí Science năm 2018, các di cốt của 24 cá nhân được coi là thuộc văn hóa Afanasievo đã được phân tích. Trong số 14 mẫu chiết xuất Y-DNA thì 10 thuộc về R1b1a1a2a2, 3 thuộc về Q1a2 và 1 thuộc về R1b1a1a2a. Tương ứng với mtDNA, phần lớn mẫu thuộc về phân nhánh U (cụ thể là các phân nhánh U5), mặc dù T, J, H và K cũng được phát hiện. Các tác giả của nghiên cứu này trích dẫn các kết quả như là chứng cứ cho thấy văn hóa này đã nổi lên như là kết quả của sự di cư từ thảo nguyên Hắc Hải–Caspi.[14] Các liên kết có thể có với các nền văn hóa khácBởi vì nhiều đặc điểm của nó được quy cho là của người Ấn-Âu sơ kỳ, như sử dụng kim loại, ngựa và xe cộ có bánh xe, và các mối quan hệ văn hóa với nền văn hóa thảo nguyên Kurgan, người Afanasiev được cho là đã nói tiếng Ấn-Âu.[4] Tuy nhiên, các nghiên cứu sinh-khảo cổ học tiên tiến chứng minh rằng văn hóa Afansievo bị thay thế bằng văn hóa Okunev bắt nguồn từ Siberia và trở thành tuyệt chủng cục bộ. Vì thế, không có kết nối giữa người Afansiev và người Tochari chỉ xuất hiện sau đó cả vài nghìn năm.[15] Nhiều học giả đã gợi ý rằng nền văn hóa Afanasevo chịu trách nhiệm cho việc đưa luyện kim vào Trung Quốc.[16][17] Kế tụcVăn hóa Afanasievo đã được kế tục bởi văn hóa Okunev, được coi là phần mở rộng của văn hóa rừng không Ấn-Âu trong khu vực này.[4] Tuy nhiên văn hóa Okunev thể hiện những ảnh hưởng từ văn hóa Afanasievo.[1] Sau đó khu vực này đã lần lượt bị chiếm lĩnh bởi các văn hóa như Andronovo, Karasuk, Tagar và Tashtyk.[18][19] Nghiên cứu của Allentoft et al. (2015) cũng xác nhận rằng văn hóa Afanasievo đã bị thay thế bởi làn sóng di cư thứ hai của người Ấn-Âu từ văn hóa Andronovo trong thời kỳ đồ đồng muộn và thời kỳ đồ sắt sớm.[1][note 1] Các xác ướp Tarim cũng được tìm thấy là gần về mặt di truyền với văn hóa Andronovo hơn là với văn hóa Yamna hoặc văn hóa Afanasievo.[1][20] Xem thêmGhi chú
Tham khảo
|