Theo sách "Danh hiền Thị Tộc Ngôn hành loại Cảo" thì họ Lương thuộc tộc họ Doanh (嬴姓). Tộc này đã lập nên một triều đại nổi tiếng và có công thống nhất Trung Hoa. Đó là nhà Tần (秦朝; Qín Cháo; Wade-Giles: Ch'in Ch'ao, 221 TCN - 206 TCN), triều đại kế tục nhà Chu (周,Zhou, 1122 TCN – 256 TCN) và trước nhà Hán (漢朝, Han cháo, 206TCN - 220) trong lịch sử Trung Quốc.
Họ của hoàng gia Tần là Doanh tính (嬴姓). Theo thông lệ, chỉ ngành trưởng (trưởng tộc - 長族) nối ngôi, mới được mang họ Doanh, còn các ngành khác mang họ là tên đất nơi phong ấp. Người nối ngôi Tần Trọng hiệu là Tần Trang công (秦莊公, cai trị 822 TCN - 778 TCN) huý là Doanh Dã (嬴也). Một người con khác của ông được ban đất Hạ Dương (贺阳) (ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc nay) và phong tướcLương bá (梁伯). Cháu chắt ông nhận tên tước vị Lương Bá làm tên họ, ví dụ như Lương Bá Tiên,...
Thuyết họ Lương từ họ Bạt Liệt Lan đổi thành
Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế Nguyên Hoành (孝文帝元宏, 471-499) ra nhiều sắc lệnh cải cách xã hội, đẩy mạnh quá trình Hán hóa trong đó có việc tự đổi họ Thác Bạt (拓拔氏) ra họ Nguyên (元氏). Những người họ Thác Bạt xa thì đổi làm họ Trưởng Tôn, họ Ất Phiên đổi thành Thúc Tôn. Các họ kép (hai chữ) đều đổi thành họ đơn (1 chữ), trong đó 8 họ sang nhất là: Mục, Lục, Hạ, Lưu, Lâu, Vũ, Hệ, Uất và đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan (拔列兰) thành họ đơn là Lương (梁).
Bên Trung Hoa có một số triều đại Lương, nhưng tên triều đại không phải là họ của hoàng gia. Do vậy vua các triều nhà Lương (凉朝, 梁朝) tại Trung Hoa không phải người họ Lương mà là họ Tiêu.
Trong suốt chiều dài lịch sử, xã hội đã có không ít biến động, nhiều người di cư, thay tên đổi họ nên nguồn gốc khởi thủy của họ Lương ở Việt Nam còn nhiều tranh cãi. Hiện có một số ý kiến [1].
Vào đầu Công nguyên thì người phương Nam nói chung chưa có họ. Khi người Hán hoàn thành việc chiếm Âu Lạc, thực hiện cai trị thì trong quản lý người có việc đặt tên họ theo kiểu Hán và viết được bằng chữ Hán. Sử sách không ghi chép lại về quy định chọn họ tên này. Tự chọn ra họ là tình trạng chung của nhiều họ, cũng như cả một số dân thiểu số tại Việt Nam sau này. Việc tự đặt họ có thể là khá phổ biến, trong đó có người chọn họ Lương. Tại xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, Thái Bình đã có hai chị em Lương Thị Kiền và Lương Thị Tấu là hai vị nữ tướng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng[2], và có thể là người họ Lương tại Việt Nam sớm nhất ghi nhận được.
Ý kiến khởi phát từ làng Hội Trào
Có ý kiến này cho rằng từ lâu đời đã có dòng họ Lương cư ngụ tại miền Trung Việt Nam, là làng Hội Triều (Hội Trào), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, gần bãi biển Sầm Sơn. Nơi đây, hiện nay vẫn còn đền thờ ông Lương Đắc Bằng, một thành viên của dòng họ.
Vào khoảng cuối thế kỷ XVII, một số người trong họ di cư ra Hà Nội (Bắc Việt Nam), thành lập một chi hội mới và thành lập một làng mới: làng Nam Phổ (phố Hàng Bè, Hà Nội). Trên mộ bia của ông Lương Ngọc Thụ ở Ngã tư Sở (Hà Nội) có ghi chữ Hán "Thanh-Hà Đệ Lục Đại" (đời thứ sáu Thanh Hóa - Hà Nội) - và chính ông cũng đã tự đặt bút hiệu là Triều Nam (Hội Triều, Nam Phổ) để ghi rõ sự liên hệ giữa 2 chi họ.
Một phiên bản khác về nguồn gốc họ Lương giải thích rằng có 2 anh em là người Chiết Giang (Trung Quốc) di cư sang Việt Nam vào thế kỷ XIV, một đến làng Hội Trào như đã nêu trên, và một đến làng Cao Hương (Vụ Bản, Nam Định) lập ra họ Lương ở Cao Hương, họ của ông Lương Thế Vinh.
Tuy nhiên tướng nhà ĐinhLương Văn Hoằng đã có từ 500 năm trước, nên họ Lương Hội Trào và họ Lương Cao Hương đều không thể là thủy tổ chung.
Tại Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình
Một dòng họ Lương tại xã Hồng Việt, Đông Hưng tỉnh Thái Bình có lưu truyền tích về cụ tổ lập ra họ Lương là ở Bắc Quảng Bình, và truyền lại câu "Nam bang Lương tính duy ngã tử tôn", nghĩa là "họ Lương ở nước Nam đều là con cháu ta cả" [3]. Mộ tổ đặt ở đông nam Hoành Sơn (Đèo Ngang), nay không còn dấu tích. Con cháu sau này phát tán khắp nơi, chi nhánh đến Cao Hương tới đời ông Lương Thế Vinh cũng đã nhiều đời. Từ Vụ Bản lại có các nhánh đi các miền khác của đất nước. Nhánh đến xã Hồng Việt thì cỡ sau ông Lương Thế Vinh chừng 3-6 đời, và nay đã có hơn chục đời, nhưng không có tư liệu để ghép phả hệ với họ Lương ở Cao Hương.
Song tại mấy xã ở phía tây huyện Đông Hưng này đã có tới 4 dòng họ Lương, và sự kết duyên dẫn đến có nhà thì cả vợ chồng đều có họ Lương. Tức là việc truy tìm tổ của họ chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi.
Lời truyền "Nam bang..." được nhiều dòng họ Lương nhắc đến, nhưng không thấy nói về tổ, người xướng lên "duy ngã tử tôn" và mộ của tổ.
Các dân tộc thiểu số
Với các dân tộc thiểu số, một vài nơi họ Lương được gọi là họ Lường nhưng xem các bài cúng bằng chữ Nôm thấy vẫn ghi là 梁, tức Lương.[1] Một số người Hoa cũng ghi là họ Lường trong tiếng Việt, do cách phiên âm trực tiếp từ tiếng Quảng Đông sang chứ không dựa vào âm Hán Việt. Họ Lương hay Lường ở các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,... được cho là di cư từ Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước.
Trong khi đó một số chi nhánh họ Lương ở Nam Bộ không thuộc dạng này bởi đó là những di dân có nguồn gốc từ Phúc Kiến, Triều Châu sang hồi thế kỷ XVII sau sự sụp đổ của nhà Minh. Đó là những người Minh Hương (明鄉人), tự nhận và nhà nước công nhận họ là Hoa kiều.
Nguyễn Khôi trong cuốn Các Dân tộc ở Việt Nam, cách dùng Họ và đặt Tên[4] cho rằng: "Các họ phổ biến của người Thái là: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà, cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Hoàng, Khằm, Leo, Lều, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc, Lự, Lường, Mang, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, Sa, Xin. Trong đó 12 họ gốc là Lò, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡo, Mè, Lù, Lềm, Ngần, Nông".
Ông cũng cho rằng "Họ Lường còn gọi là họ Lương" và chép một truyền thoại về dòng họ là: "Sau nạn hồng thủy, chỉ còn sống sót một cặp vợ chồng. Người vợ có một thỏi đồng liền đem ra nấu và đúc thành dụng cụ. Quá trình đúc đồng được chia làm mấy giai đoạn như: lúc đầu làm đồng nguyên, sau nấu gọi là lô, muốn tăng sức nóng thì phải quạt, rồi đảo quấy đều, sau đó thành nước loãng, đem luyện lại, tô luyện thành công cụ rắn chắc. Vì vậy khi sinh con, họ đặt cho con đầu lòng mang họ Tông (đồng), con thứ hai là Ló nay gọi là Lò (lô), con thứ ba họ Ví (quạt), con thứ tư họ Quá (quàng), con thứ năm họ Đèo (đồng thành nước), con thứ sáu họ Liếng (đã luyện) nay gọi chệch là Lường viết bằng Hán tự là Lương, con thứ bảy họ Cả (tôi luyện rắn thành công cụ), nay gọi là Cà".
Từ thời vua Lê Đại Hành (thứ 6), trong tập "Bắc Địa Tấu Từ" có ghi như sau: các tỉnh phía Bắc Việt Nam, từ Quảng Nam trở ra có rất nhiều tộc họ sinh sống, riêng tộc Lương chỉ thấy ở 5 tỉnh:
Tỉnh Sơn Tây có: Thủy tổ tộc Lương: Lương Trọng Lịch
Tỉnh Hà Tĩnh có: Thủy tổ tộc Lương: Lương Công Anh
Tỉnh Quảng Bình (làng Lệ Sơn, nay là xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa): Thủy tổ tộc Lương: Lương Bá Phiếm
Tỉnh Thừa Thiên Huế (làng Phước Tích): Thủy tổ tộc Lương: Lương Vĩnh Đạo
Từ đời Tiền Lê, tộc Lương phát triển đến nhiều tỉnh khác nhau. Ở xã Hoà Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có dòng họ Lương với hàng trăm con cháu, thấy các cụ bảo họ Lương nhà ta xuất thân từ Sơn Tây về đây lập nghiệp
Ba cha con cụ Lương Kỳ Tiên, quê ở Thụy Vân Việt Trì, Phú Thọ là các tướng thời vua Hùng thứ 18, chiến đấu chống quân Tần, được cho là những người họ Lương tại Việt Nam sớm nhất được ghi nhận.
Lương Thị Kiền Lương Thị Tấu
Thế kỷ I
Hai chị em, là hai vị nữ tướng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người ở vùng nay là xã Hồng Việt, Đông Hưng, Thái Bình.
Tiến sĩ, Thượng thư, Thiếu Bảo, tước Lương Khê Hầu, làm quan triều Mạc, đi sứ Nhà Minh 1580-1582. Quê quán: Thôn Lương Xá, xã Phú Lương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc NInh
Danh tướng thời vua Cảnh Hưng - Lê Hiển Tông, sắc phong công trạng 2 lần năm Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1784): Sắc 1: Phong làm Phấn lực tướng quân, hiệu lệnh Sư Tráng sĩ Bá Hộ Truật. + Sắc 2: Phong làm Tráng liệt Tướng quân hiệu lệnh Tư Uy Kiến Tráng sĩ Thiết Nhị Ứng Phó Thiên hộ. Hiện có Nhà thờ Danh tương Lương Hiển - là di tích văn hóa được tỉnh Hà Tĩnh công nhận tại Phố Châu, huyện Hương Sơn.
Tướng quân phiệt gốc Trung Quốc, chiếm cứ vùng Đông Triều, khoảng năm 1909 về hàng người Pháp, và được coi là phò trợ người Pháp đánh dẹp khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám.
Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng, tham gia khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, tháng 12 năm 1930 bị xử chém tại trước cổng nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội, cùng với sáu người là Đoàn Trần Nghiệp tức Ký Con, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Quang Triều, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trọng Bằng, Phạm Văn Khuê.[7]