Tại Trung Quốc, họ Cái được xếp vào vị trí thứ 405 trong Bách gia tính.[1][2]
Họ Cái nguyên từ họ Khương, thời Xuân Thu Công tộc đại phu nước Tề là Dương Hoan, được thụ phong tại Cái Ấp, nay là Tây bắc huyện Ngân Thủy, tỉnh Sơn Đông. Nên hậu duệ Con Cháu đời sau lấy nơi được thụ phong làm họ.
Từ cuối triều Đông Hán đến Nam Bắc triều, phía bắc Trung Quốc, xuất hiện 2 chi Họ Cái: Họ Cái (盖) (họ đơn) người Hồ dân thiểu số tại Lư Thủy (庐水), và Cái Lâu (盖楼) (họ kép) sau đổi lại họ Cái.
Câu đối Từ Đường Họ Cái (câu đối viết cho nhà hương quả - nơi thờ tổ tiên của họ Cái):[3]
Gián Nghị Đại Phu triều Đường là Cái Văn Đạt[4][5] bác học kinh thư, tinh thông sử sách. Đường Thái Tông phong chức Tung Hiền Quán học sĩ, là một trong "Thập bát học sĩ" đương thời.
Câu đối này do Điền Hán (tác giả quốc ca Trung Quốc), đề tặng kịch tác gia Cái Khiếu Thiên, đã sáng tác các tuồng Võ Tòng, Tam xoá khẩu, Thập tự pha v..v..
Nước Cai[9] (Cai_(state)[10], Cai (država)) còn được gọi là Nước Thái (tiếng Trung: 蔡國; Bính âm: Càiguó; Wade-Giles: Ts'ai Kuo) là một tiểu quốc tại Trung Quốc trong thời kỳ nhà Chu (1122 TCN–256 TCN), nổi lên và trở nên đông mạnh, có ảnh hưởng lớn[11] trong thời kỳ Xuân Thu (770 TCN-476 TCN). Trong thời đoạn này, Nước CAI (Cái Quốc hay Cái Mã Quốc (蓋馬國)) đã có mối liên hệ lịch sử[7] với Thìn Quốc (Hàn Quốc và Triều Tiên ngày nay).
Một số thành viên họ Cái đã di cư và hiện đang sinh sống, lập nghiệp ở các quốc gia láng giềng như Singapore, Đài Loan, Campuchia, Hoa Kỳ.
Một số nhân vật nổi bật
Trung Quốc
Cái Diên người Yếu Dương, Ngư Dương, tướng lĩnh (Hổ nha đại tướng quân,[12]) khai quốc công thần nhà Đông Hán, một trong Vân Đài nhị thập bát tướng[13], được sử sách ghi chép tại Quyển 18 Ngô Cái Trần Tang liệt truyện 8.[14]
Cái Ngô (蓋吳): nhân vật lịch sử, người Hán Nô, thời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, đã bắt đầu một cuộc nổi dậy chống lại Bắc Ngụy tại Hạnh Thành (杏城, nay thuộc Diên An, Thiểm Tây).
Cái Huân: được sử sách Trung Quốc ghi chép tại Quyển 58 Ngu Truyền Cái Tang liệt truyện 48 của Hậu Hán thư.
Cái Văn Đạt: được sử sách Trung Quốc ghi chép tại Liệt truyện 139 thượng – Nho học truyện quyển thượng của Cựu Đường thư, và Liệt truyện 123 Nho học thượng của Tân Đường thư.
Việt Nam
Cái Thị Trinh (蓋氏貞), phong hiệu Thất giai Quý nhân, thứ phi của vua Minh Mạng, người Hải Lăng, Quảng Trị, là con gái của ông Cái Văn Hợp. Bà sinh được một con trai là Ba Xuyên Quận công Miên Túc và hai con gái là Vĩnh An Công chúa Hòa Thục và Phương Duy Công chúa Vĩnh Gia.
Cái Thị Thu (năm sinh và mất không rõ), phong hiệu Mỹ nhân, thụy là Nhu Ý, thứ phi của vua Gia Long, sinh được một hoàng nữ là An Điềm Công chúa Ngọc Vân.
Cái Phùng (蓋馮) là danh thần đời Lê Thánh Tông, quê làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nay là thị trấn Ân Thi huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm Quý Mùi 1463, niên hiệu Quang Thuận 4 đời vua Lê Thánh Tông, ông 23 tuổi, đỗ tiến sĩ[18], nổi tiếng thơ văn. Tính cương trực quả cảm, được Lê Thánh Tông, triều thần và sĩ phu trọng vọng. Sang đời Lê Hiến Tông, ông càng được tin dùng. Làm đến Tả thị lang bộ Lại, quyền Thượng thư bộ Binh.[18]
Cái Văn Hiếu (Khâm sai thuộc Nội Cai cơ Phó quản Đồ gia Hiếu Thuận hầu thần), là một trong bốn vị quan được vua Gia Long giao giám sát việc chế tạo Cửu vị thần công.